Giáo án Tuần 29 - Lớp Bốn

ĐẠO ĐỨC

Tiết 29 TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (Tiết 2)

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông ( có liên quan đến HS)

- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật giao thông.

- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông trong cuộc sống hằng ngày.

- HS trên chuẩn biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng luật giao thông.

* GDKNS: - Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật.

- Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm Luật Giao thông.

II. Đồ dùng dạy học:

 - SGK Đạo đức 4.

 - Một số biển báo giao thông.

 - Đồ dùng hóa trang để chơi đóng vai.

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 47 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 29 - Lớp Bốn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 * Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài.
+ Treo tranh minh hoạ và mở bảng các câu hỏi gợi ý về yêu cầu tiết kể chuyện đã ghi sẵn, yêu cầu HS quan sát và đọc thầm về yêu cầu tiết kể chuyện.
* GV kể câu chuyện “Đôi cánh của ngựa trắng” 
+ Giọng kể chậm rải, nhẹ nhàng ở đoạn đầu, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của ngựa trắng, sự chiều chuộng của ngựa mẹ đối với Ngựa con. Sức mạnh của Đại bàng núi 
(trắng nõn nà, bồng bềnh, yêu chú ta nhất, cạnh mẹ, suốt ngày, đáng yêu vững vàng, loang loáng, mê quá, ước ao...) chuyển giọng nhanh hơn, căng thẳng ở đoạn Sói Xám định vồ Ngựa Trắng; hào hứng ở đoạn cuối - Ngựa Trắng đã biết phóng như bay.
- GV kể lần 1.
- GV kể lần 2, vừa kể vừa nhìn vào từng tranh minh hoạ phóng to trên bảng đọc phần lời ở dưới mỗi bức tranh, kết hợp giải nghĩa một số từ khó .
* GV kể lần 3.
c. Hướng dẫn hs kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- Yêu cầu 3 học sinh tiếp nối đọc yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK.
* Kể trong nhóm:
- HS thực hành kể trong nhóm.
- Yêu cầu HS kể theo nhóm 4 người (mỗi em kể một đoạn ) theo tranh.
+ Yêu cầu một vài HS kể toàn bộ câu chuyện.
+ Mỗi nhóm hoặc cá nhân kể xong đều trả lời các câu hỏi trong yêu cầu.
+ Một HS hỏi 1 HS trả lời.
- GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn.
Gợi ý:
+ Em cần giới thiệu tên truyện, nội dung của truyện ở mỗi bức tranh.
+ Kể những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa của câu chuyện.
+ Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc, kết truyện theo lối mở rộng.
+ Nói với các bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện.
 * Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện.
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
- Khen HS kể tốt. 
4. Củng cố:
* GDHS thấy được những nét ngây thơ và đáng yêu của Ngựa Trắng, từ đó có ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã.
5. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. 
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các tổ viên.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng.
+ Quan sát tranh, đọc thầm yêu cầu.
- Lắng nghe.
- 3 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Quan sát tranh và đọc phần chữ ghi ở dưới mỗi bức truyện:
+ Tranh 1. Hai mẹ con Ngựa Trắng quấn quýt bên nhau.
+ Tranh 2. Ngựa Trắng ước ao có đôi cánh như Đại Bàng Núi. Đại Bàng bảo nó: muốn có cánh phải đi tìm, đừng suốt ngày quanh quấn bên mẹ.
+ Tranh 3. Ngựa Trắng xin mẹ được đi xa với Đại Bàng.
+ Tranh 4. Sói Xám ngáng đường Ngựa Trắng.
+ Tranh 5. Đại Bàng Núi từ trên cao lao xuống, bổ mạnh vào trán Sói, cứu Ngựa Trắng thoát nạn.
+ Tranh 6. Đại Bàng sải cánh. Ngựa Trắng thấy bốn chân mình thật sự bay như Đại Bàng. 
- 3 HS đọc thành tiếng.
- 2 - 3 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện theo 6 bức tranh. 
+ Hỏi: Vì sao Ngựa Trắng lại xin mẹ đi chơi xa cùng với Đại Bàng Núi?
- Vì nó ước mơ có một đôi cánh để bay đi xa như Đại Bàng.
+ Chuyến đi đã mang lại cho Ngựa Trắng điều gì ?
- Chuyến đi đã mang lại cho Ngựa Trắng nhiều hiểu biết, làm cho ngựa trắng bạo dạn hơn; làm cho bốn vó của Ngựa Trắng trở thành những cái cánh.
+ Lắng nghe.
- 2- 4 HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện và nói lên nội dung câu chuyện.
- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu
- HS cả lớp 
Rút kinh nghiệm tiết dạy 
**********************************************
TẬP ĐỌC
Tiết 58	 Trăng ơitừ đâu đến ?
I. Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ.
- HS trên chuẩn biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ND: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong SGK, HS trên chuẩn thuộc 3, 4 khổ thơ trong bài tại lớp)
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to nếu có điều kiện).
Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc 3 trong bài “Đường đi Sa Pa” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- 1 HS nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét từng HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi.
+ Bức tranh vẽ cảnh gì? 
+ Bài thơ Trăng ơi từ đâu đến? là những phát hiện về trăng rất riêng, rất độc đáo của nhà thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa. Các em hãy đọc bài thơ để biết về sự độc đáo đó.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Hoạt động 1: Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Yêu cầu 6 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài (3 lượt HS đọc).
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó trong bài như: lửng lơ, diệu kì, chớp mi ... 
- Lưu ý Hs ngắt hơi đúng ở các cụm từ 
- Gọi 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
* Đọc diễn cảm cả bài - giọng tha thiết; đọc câu: Trăng ơi ... từ đâu đến? với giọng hỏi đầy vẻ ngạc nhiên, ngưỡng mộ; đọc chậm rãi, tha thiết, trải dài và khổ thơ cuối, nhấn giọng những từ gợi tả: từ đâu đến? hồng như, tròn như, bay, soi, soi vàng, sáng hơn. 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc 2 đoạn đầu trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Trong hai khổ thơ đầu mặt trăng được so sánh với những gì ?
+ Vì sao tác giả lại nghĩ là trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh ?
+ Em hiểu “chớp mi” có nghĩa là gì ?
+ Đoạn 1 và 2 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu 1 HS đọc tiếp 4 đoạn tiếp theo của bài trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Trong mỗi khổ thơ này gắn với một đối tượng cụ thể đó là những gì ? Những ai ?
* GV: Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ là vầng trắng dưới con mắt nhìn của trẻ thơ.
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm ( HS trên chuẩn):
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ của bài thơ 
+ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo đúng nội dung của bài, yêu cầu HS ở lớp theo dõi để tìm ra cách đọc.
- Giới thiệu các câu thơ cần luyện đọc diễn cảm.
Trăng ơi ...// từ đâu đến ?
Hay từ cánh đồng xa 
Trăng hồng như quả chín 
Lửng lơ lên trước nhà.
Trăng ơi ...// từ đâu đến ?
Hay biển xanh diệu kì 
Trăng tròn như mắt cá 
Chẳng bao giờ chớp mi.
Trăng ơi ...// từ đâu đến ?
Hay từ một sân chơi 
Trăng bay như quả bóng 
Bạn nào đá lên trời.
- Yêu cầu HS đọc từng khổ.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng từng khổ rồi cả bài thơ.
- Nhận xét từng HS.
4. Củng cố:
+ Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước như thế nào? 
- Ghi ý chính của bài.
- Hỏi: Hình ảnh thơ nào là phát hiện độc đáo của tác giả khiến em thích nhất?
* Bài thơ là một phát hiện độc đáo của nhà thơ về vầng trăng - vầng trăng dưới mắt nhìn trẻ thơ.
5. Nhận xét – dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và tìm một tin trên báo nhi đồng hoặc Thiếu niên Tiền phong, chuẩn bị tiêt học sau.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Quan sát. 
- Bức tranh chụp cảnh một đêm trăng với hình ảnh của một vườn chuối và xa hơn là mặt trăng tròn đang chui ra từ các đám mây.
+ Lắng nghe.
- 1 HS đọc bài.
- HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự:
+ Đoạn 1: Trăng ơi từ đâu đến?... đến lên trước nhà. 
+ Đoạn 2: Trăng ơi từ đâu đến? ... đến chẳng bao giờ chớp mi .
+ Đoạn 3: Trăng ơi từ đâu đến? ... đến bạn nào đá lên trời.
+ Đoạn 4: Trăng ơi từ đâu đến? ... đến Hú gọi trâu đến giờ.
+Đoạn 5 : Trăng ơi từ đâu đến? ... đến Và soi vàng góc sân
+ Đoạn 6: Trăng ơi từ đâu đến? ... đến Sáng hơn đất nước em.
+ Lắng nghe GV hướng dẫn để nắm cách ngắt nghỉ các cụm từ và nhấn giọng.
- 2 HS đọc cả bài.
+ Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi
+ Mặt trăng được so sánh: (Trăng hồng như quả chín, Trăng tròn như mắt cá). 
+ Vì tác giả nhìn thấy mặt trăng hồng như quả chín treo lơ lửng trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.
+ Mắt nhìn không chớp.
+ Hai đoạn đầu miêu tả về hình dáng, màu sắc của mặt trăng.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi
- Đó là các đối tượng như sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân - những đồ chơi, đồ vật gần gũi với trẻ em, những con người thân thiết là mẹ, là chú bộ đội trên đường hành quân bảo vệ quê hương ...
+ Lắng nghe.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 
- Cả lớp theo dõi tìm cách đọc (như đã hướng dẫn)
- HS luyện đọc trong nhóm 2 HS.
+ Lắng nghe.
- Thi đọc từng khổ theo hình thức tiếp nối
- 2 đến 3 HS đọc đọc thuộc lòng và đọc diễn cảm cả bài thơ.
- Tác giả rất yêu trăng, yêu mến tự hào về quê hương đất nước, cho rằng không có trăng nơi nào sáng hơn đất nước em.
- 2 HS nhắc lại: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước.
- HS phát biểu theo ý hiểu:
- Trăng hồng như quả chín 
 Lửng lơ lên trước nhà. 
- Trăng tròn như mắt cá 
 Chẳng bao giờ chớp mi 
- Trăng bay như quả bóng 
 Bạn nào đá lên trời ,...
+ HS cả lớp.
Rút kinh nghiệm tiết dạy 
TOÁN
Tiết 143	Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
Bài 3,4 dành cho HS trên chuẩn
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bộ đồ dạy - học toán lớp 4.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi:
 - Muốn tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó ta làm như thế nào ?
- Nhận xét từng học sinh.
3. Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
- Tiết trước các em đã học cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Hôm nay chúng ta sẽ củng cố về giải các bài toán có dạng với m > 1 và n > 1. 
b) Thực hành:
* Bài 1:
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài.
- Tìm hiệu của hai số.
- Vẽ sơ đồ.
- Tìm hiệu số phần bằng nhau 
- Tìm số bé 
- Tìm số lớn.
+ Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.
- Nhận xét bài làm học sinh.
- Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì?
* Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài.
- Tìm hiệu của hai số.
- Vẽ sơ đồ.
- Tìm hiệu số phần bằng nhau 
- Tìm số bóng đèn màu. 
- Tìm số bóng đèn trắng.
+ Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.
- Nhận xét .
* Bài 3: (HS trên chuẩn) 
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài.
- Tìm hiệu của số HS lớp 4A và 4B 
- Tìm số cây mỗi học sinh trồng.
- Tìm số cây mỗi lớp trồng.
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng.
Bài 4: (HS trên chuẩn)
Gọi HS đọc bài. Yêu cầu làm BT.
 4. Củng cố: 
- Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì? 
5. Nhận xét – dặn dò
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
- 2 HS trả lời.
- Học sinh nhận xét bài bạn.
+ Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Lắng nghe.
- Suy nghĩ tự làm vào vở.
- 1 HS làm bài trên bảng.
Tóm tắt
 ?
- Số bé : 85
 Số lớn : 
 ?
 Giải
 Hiệu số phần bằng nhau là : 
 8 - 3 = 5 ( phần )
 Số bé là : 85 : 5 x 3 = 51 
 Số lớn là : 85 + 51 = 136
 Đáp số: Số bé : 51 
 Số lớn: 136
- Củng cố tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Lắng nghe GV hướng dẫn.
Tóm tắt
? bóng
Đèn màu: 
Đèn trắng 250 bóng
 ? bóng
- HS ở lớp làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài:
Giải 
 Hiệu số phần bằng nhau là: 
 5 - 3 = 2 ( phần )
 Số bóng đèn màu là:
 250 : 2 x 7 = 625 ( bóng) 
 Số bóng đèn trắng là: 
 625 - 250 = 375 ( bóng ) 
 Đáp số: Bóng đèn màu: 625 bóng
 Bóng đèn trắng: 375 bóng 
+ Nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS ở lớp làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài:
 Giải :
 Số học sinh lớp 4A nhiều hơn lớp 4B là : 
 35 - 33 = 2 ( học sinh )
 Số cây mỗi học sinh trồng là : 
 10 : 2 = 5 ( cây )
 Số cây lớp 4A trồng :
 5 x 35 = 175 (cây )
 Số cây lớp 4B trồng :
 175 - 10 = 165 (cây)
Đáp số : 4A : 175 cây
 4B : 165 cây 
- Nêu đề toán và giải.
- Số bé: 90
- Số lớn: 162
- Học sinh nhắc lại nội dung bài. 
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
Rút kinh nghiệm tiết dạy 
**********************************************
LỊCH SỬ
Tiết 57	 QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH NĂM 1789
I. Mục tiêu:
- Dựa vào lược đồ, tường thật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đóng Đa.
+ Quân Thanh xâm lược nước ta, chúng chiếm Thăng Long; Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, hiệu là Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh.
+ Ở Ngọc Hồi, Đống Đa, (Sáng mùng 5 Tết quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi, cuộc chiến diễn ra quyết liệt, ta chiếm dược đồn Ngọc Hồi. cũng sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống, phải thắc cổ tự tử) quân ta thắng lớn; quân Thanh ở Thăng Long hoản loạn, bỏ chạy về nước.
+ Nêu công lao của Nguyễn Huệ - Quang Trung: đánh bại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phóng to lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789). - PHT của HS.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
 Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì ?
- Trình bày kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
- GV nhận xét 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu và giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn các hoạt động
 GV trình bày nguyên nhân việc Nguyễn Huệ (Quang Trung) tiến ra Bắc đánh quân Thanh.
* Hoạt động nhóm:
- GV phát PHT có ghi các mốc thời gian:
+ Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (1788) 
+ Đêm mồng 3 tết năm Kỉ Dậu ( 1789) 
+ Mờ sáng ngày mồng 5 
- GV cho HS dựa vào SGK để điền các sự kiện chính vào chỗ chấm cho phù hợp với các mốc thời gian trong PHT.
- Cho HS dựa vào SGK (Kênh chữ và kênh hình) để thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh.
- GV nhận xét.
* Hoạt động cả lớp:
- GV hướng dẫn để HS thấy được quyết tâm đánh giặc và tài nghệ quân sự của Quang Trung trong cuộc đại phá quân Thanh (hành quân bộ từ Nam ra Bắc, tiến quân trong dịp tết; các trận đánh ở Ngọc Hồi, Đống Đa ).
- GV gợi ý: 
+ Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc?
+ Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là thời điểm nào? Thời điểm đó có lợi gì cho quân ta, có hại gì cho quân địch?
+ Trước khi cho quân tiến vào Thăng Long nhà vua đã làm gì để động viên tinh thần binh sĩ ?
+ Tại trận Ngọc Hồi nhà vua đã cho quân tiến vào đồn giặc bằng cách nào? Làm như vậy có lợi gì cho quân ta ?
- GV chốt lại: Ngày nay, cứ đến mồng 5 tết, ở Gò Đống Đa (HN) nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh.
- GV cho HS kể vài mẩu truyện về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh.
- GV nhận xét và kết luận.
4. Củng cố:
 - GV cho vài HS đọc khung bài học.
 - Dựa vào lược đồ hãy tường thuật lại trận Ngọc Hồi, Đống Đa. 
 - Em biết thêm gì về công lao của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong việc đại phá quân Thanh?
 * Đỉnh cao của sự nghiệp anh hùng của vua Quang Trung chính là ở những chiến thắng vang dội như Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống ĐaCũng từ đây sau khi đánh thắng nhà Thanh, Quang Trung đã thực hiện nhiều chính sách xã hội tiến bộ để phục hưng đất nước.
5. Nhận xét – dặn dò
- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài tiết sau: “Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung”.
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp.
- HS hỏi đáp nhau.
- Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nhận PHT.
- HS dựa vào SGK để thảo luận và điền vào chỗ chấm.
- HS thuật lại diễn biến trận Quang Trung ..
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời theo gợi ý của GV.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS thi nhau kể.
- 3 HS đọc.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS cả lớp.
Rút kinh nghiệm tiết dạy 
KĨ THUẬT 
Tiết 29 	 LẮP XE NÔI (2 tiết )
I. Mục tiêu
 - Chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp xe nôi.
 - Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được. 
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Mẫu xe nôi đã lắp sẵn. 
 - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Hoạt động dạy- học: 	Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
3. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Lắp xe nôi và nêu mục tiêu bài học. 
b) Hướng dẫn cách làm:
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu cái xe nôi lắp sẵn và hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận.Hỏi:
+ Để lắp được xe nôi, cần bao nhiêu bộ phận?
- GV nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế: dùng để cho các em nhỏ nằm hoặc ngồi để người lớn đẩy đi chơi.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
a/ GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK
- GV cùng HS chọn từng loại chi tiết trong SGK cho đúng, đủ.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
b/ Lắp từng bộ phận:
- Lắp tay kéo H.2 SGK. GV cho HS quan sát và hỏi:
+ Để lắp được xe kéo, em cần chọn chi tiết nào, số lượng bao nhiêu?
- GV tiến hành lắp tay kéo xe theo SGK.
- Lắp giá đỡ trục bánh xe H.3 SGK. Hỏi:
+ Theo em phải lắp mấy giá đỡ trục bánh xe?
- Lắp thanh đỡ giá bánh xe H.4 SGK. Hỏi: 
+ Hai thanh chữ U dài được lắp vào hàng lỗ thứ mấy của tấm lớn?
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh
- Lắp thành xe với mui xe H.5 SGK. Hỏi:
+ Để lắp mui xe dùng mấy bộ ốc vít?
- GV lắp theo các bước trong SGK.
- Lắp trục bánh xe H.6 SGK. Hỏi: 
+ Dựa vào H.6 em hãy nêu thứ tự lắp từng chi tiết ?
- GV gọi vài HS lên lắp trục bánh xe.
c) Lắp ráp xe nôi theo qui trình trong SGK 
- GV ráp xe nôi theo qui trình trong SGK.
- Gọi 1-2 HS lên lắp.
d/ GV hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
4. Củng cố:
5. Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. 
- HS chuẩn bị dụng cụ học tiết sau.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
HS đ ba
- HS quan sát vật mẫu.
- 5 bộ phận: tay kéo, thanh đỡ, giá bánh xe, giá đỡ bánh xe, 
- 2 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài.
- HS trả lời.
- HS lên lắp.
- 2 HS lên lắp.
- Cả lớp.
Rút kinh nghiệm tiết dạy 
********************************************** 
Thứ năm, ngày 30 tháng 3 năm 2017
ĐỊA LÍ
Tiết 58
Thành phố Huế
Bài dạy: Thành Phố Huế 
I.Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có thể: 
 - Xác định vị trí thành phố Huế trên bản đồ tỉnh Thừa Thiên Huế. Nêu được tên dòng sông chảy qua thành phố Huế. 
 - Giải thích được vì sao Huế được gọi là cố đô và vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch. 
- Tự hào về thành phố Huế (được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới)
II. Chuẩn bị : 
- GV : 
 + Tranh, ảnh và các đoạn video cần thiết cho bài học. 
 + Bảng nhóm cho các nhóm HS. 
- HS : 
 + Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh về Huế.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ 
 - Những điều kiện để phát triển du lịch ở duyên hải miền Trung. 
 - Thứ tự các công việc trong sản xuất đường mía.
 - Gọi học sinh trả lời, GV có thể cho HS kiểm tra ngay kết quả đúng sai trên màn hình. 
- Nhận xét,
3. Dạy học bài mới:
 a.Giới thiệu bài: Cho học sinh xem đoạn băng rồi dẫn dắt vào bài học GV hỏi: Theo các em, chúng ta vừa được đến thăm thành phố nào qua đoạn phim trên? 
 - Giới thiệu: Các em ạ, hành trình du lịch của thầy trò chúng ta đã đến với mảnh đất miền Trung yêu dấu, hôm nay chúng ta tạm dừng chân tại thành phố Huế để xem ở mảnh đất này cò gì lôi cuốn, thú vị mà ai chưa đến thì muốn đến, và ai đi xa cũng nhớ về.
 b.Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ
 - Yêu cầu học sinh kết hợp quan sát bản đồ Việt Nam, bản đồ Thừa Thiên Huế chỉ thành phố Huế trên bản đồ và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
Câu 1: Thành phố Huế thuộc tỉnh nào? 
Câu 2: Thành phố nằm ở phía nào của dãy Trường Sơn?
 - GV chốt: Tựa lưng vào dãy Trường Sơn, Huế nằm cách biển không xa, trên vùng chuyển từ đồi thấp sang đồng bằng.
 - Cho HS tiếp tục quan sát lược đồ và nêu tên con sông chảy qua thành phố Huế.
 - Gọi HS lên chỉ hướng chảy của con sông đó.
 - Cho HS xem đoạn băng về sông Hương. 
 c.Thành phố với nhiều công trình kiến trúc cổ. 
 - Dựa vào lược đồ SGK, tranh ảnh sưu tầm được và những điều em biết kể tên các công trình kiến trúc cổ của thành phố Huế. 
- Nhận xét, giới thiệu thêm một số hình ảnh về công trình kiến trúc cổ khác. 
- GV chốt: Huế nổi tiếng với các kiến trúc cung đình, thành quách, đền miếu, lăng tẩmđược xây dựng từ rất lâu (khoảng 200 năm về trước) dưới thời các vua chúa triều Nguyễn.
 - Hỏi HS: Bạn nào biết cái tên “Cố đô Huế” do đâu mà có?
 - Với những nét đặc sắc đó, vào ngày 11.12.1993 quần thể di tích văn hóa Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
d. Huế_Thành phố du lịch.
 - Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ thành phố Huế và cho biết: Nếu đi thuyền trên sông Hương chúng ta có thể đến thăm những địa điểm du lịch nào của thành phố Huế?
 Mỗi nhóm chọn một cảnh đẹp trong số tranh, ảnh sưu tầm được để mô tả vẻ đẹp cũng như các hoạt động du lịch ở đó.
 - GV tổng kết, trên lược đồ có sử dụng các nút để liên kết đến hình ảnh của địa điểm đó.
 + Bổ sung thêm: Theo dòng Hương Giang khách du lịch còn có thể đến thăm một số nhà vườn ở Huế.
- Hỏi HS thêm một số loại hình hấp dẫn khách du lịch ở thành phố Huế:
 + Văn hóa: nhã nhạc, ca múa cung đình.(2003 được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới) 
+ Các làng nghề truyền thống + Ẩm thực. 
- Nêu một số đặc điểm của thành phố huế ? 
+ Đó chính là nội dung bài học, yêu cầu học sinh đọc lại.
- GV tổng kết. 
4. Củng cố, dặn dò: 
- Sử dụng phiếu thảo luận nhóm, đánh dấu x vào ô các em cho là đúng.
- Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch ?
- Chỉ lại vị trí của thành phố Huế ? Nhắc lại vị trí của thành phố này ?
- Gọi một số học sinh đọc lại mục “Ghi nhớ” 
- Nhận xét tiết học.
 - Dặn dò: 
+Chuẩn bị một số tranh ảnh về thành phố Đà Nẵng. 
- Đọc câu hỏi - 2 học sinh trả lời. 
- Xem đoạn băng, lắng nghe
- Thành phố Huế 
- Quan sát và chỉ trên bản đồ. 
-Thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
1. Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
 2. Thành phố nằm ở phía Đông của dãy Trường Sơn 
- 1 HS trả lời. 
- Xem băng. 
- HS kể tên các công trình kiến trúc cổ. - Một số công trình kiến trúc cổ: Chùa Thiên Mụ, Lăng Tự Đức, Điện Hò

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 29 Lop 4_12290848.doc