Giáo án Vật lí 6 - Bài 15: Đòn bẩy

Bài 15: ĐÒN BẨY

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực.

- Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng đòn bẩy phù hợp trong những trường hợp thực tế và chỉ rõ lợi ích của nó.

3. Thái độ:

- Rèn kĩ năng đo đạt, cẩn thận, sáng tạo.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 825Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 6 - Bài 15: Đòn bẩy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12-12-2015
Ngày dạy: 14-12-2015
Lớp: 6A
Tiết CT: 16 	Bài 15: ĐÒN BẨY
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu được tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. 
- Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
2. Kĩ năng: 
- Sử dụng đòn bẩy phù hợp trong những trường hợp thực tế và chỉ rõ lợi ích của nó.
3. Thái độ: 
- Rèn kĩ năng đo đạt, cẩn thận, sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV:
 - Lực kế, vật nặng, giá đỡ, đòn bẩy.
2. HS: 
So sánh OO1, OO2
Trọng lượng của vật
Cường độ lực kéo
So sánh OO1, OO2
Trọng lượng của vật
OO1< OO2
P=.............N
F=...............N
OO1< OO2
P=.............N
OO1= OO2
P=.............N
F=...............N
OO1= OO2
P=.............N
OO1> OO2
P=.............N
F=...............N
OO1> OO2
P=.............N
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu lợi ích của việc sử dụng mp nghiêng?
- HS chữa bài tập 14.1 và 14.2?
3. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Đặt vấn đề:
- Cho HS nhắc lại tình huống ống bêttông. Ngoài cách dùng mặt phẳng nghiêng chúng ta còn cách nào khác để đưa ống bêttông lên mà ít tốn lực hơn hay không?
- HS đề xuất phương án giải quyết.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy:
- Treo hình vẽ 15.2 &15.3.
- Cho hs tự đọc phần I và cho biết: Các vật được gọi là đòn bẩy đều phải có 3 yếu tố đó là những yếu tố nào?
- Có thể dùng đòn bẩy mà thiếu 1 trong 3 yếu tố đó được không ?-Dựa vào câu trả lời của hs Gv sữa chữa những nhận thức còn sai sót.
- Từ hình vẽ 15.1 phân tích và cho hs ghi vở 
- Gọi 2 em lên bảng trả lời câu hỏi C1 trên tranh vẽ 15.2 &15.3?
- Gợi ý cho hs nhận xét về một số đặc điểm của các đòn bẩy ở hình vẽ?
- Cho hs lấy thêm dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy, đồng thời chỉ rõ 3 yếu tố của đòn bẩy đó.
- Làm việc cá nhân đọc mục I và trả lời câu hỏi: Đòn bẩy phải đầy đủ 3 yếu tố: (1)Điểm tựa, (2) lực cản (do vật tác dụng), (3)lực bẩy (do người tác dụng) 
Ba yếu tố của đòn bẩy:
+ Điểm tựa O
+Điểm tác dụng của lực F1 là O1
+Điểm tác dụng của lực F2 là O2
- Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi và tham gia thảo luận.
C1: H.15.1:(1)-O1;(2)-O; (3)-O2
- H.15.2: (4)-O1; (5)-O; (6)-O2
- Mỗi hs lấy 1 ví dụ về dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy và ghi vở.
- HS tự lấy ví dụ.
I. Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy:
C1: 
+ O :Điểm tựa 
+ O1: Điểm dặt lực cản (trọng lượng của vật)
+ O2: Điểm đặt lực kéo
Hoạt động 3: Tìm hiểu đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? 
- Đòn bẩy giúp cho con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
- Cho hs đọc mục 1, quan sát hình 15.4, sau đó cho biết điểm O, O1, O2 là gì ?
- ĐVĐ: Khi thay đổi khoảng cách OO1 và k/c OO2 (hay thay đổi vị trí của các điểm O,O1,O2 ) thì độ lớn lực bẩy F2 thay đổi so với trọng lượng F1 của vật như tế nào?
- Muốn kiểm tra dự đoán trên đúng hay sai thì ta tiến hành làm thí nghiệm 
- Cho các nhóm trưởng nhận dụng cụ thí nghiệm và tiến hành làm thí nghiệm theo hình 15.4 
- Cho các nhóm khi làm thí nghiệm đến dâu ghi kết quả vào bảng 15.1 ngay => hoàn thành C2 
- Cho các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm GV ghi bảng sau:
 - Từ bảng kết quả tn điều khiển hs thảo lụận để xác nhận dự đoán của nhóm nào là đúng?
- Rút ra kết luận: Dựa vào kết quả thí nghiệm y/c hs trả lời C3; Nhấn mạnh: OO2>OO1
- Làm việc cá nhân đọc mục 1, quan sát hình 15.4,trả lời câu hỏi của GV.
+ O: Điểm tựa. 
+ O1: Điểm dặt lực cản (trọng lượng của vật).
 + O2: Điểm đặt lực kéo.
- Làm việc theo nhóm dự đoán: Muốn lực nâng (F2) vật lên nhỏ hơn trọng lượng (F1) của vật thì khoảng cách:
+(1):OO1>OO2
+(2):OO1=OO2
+(3):OO1<OO2 (dự đoán đúng)
- Hoạt động nhóm tiến hành làm thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 15.1
- C2: Kết quả thí nghiệm 
- Làm việc cá nhân trả lời 
C3:Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật
II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
1. Đặt vấn đề:
2. Thí nghiệm:
3. Rút ra kết luận: 
C3: (1) nhỏ hơn; (2) lớn hơn 
* Khi OO2 > OO1 => F2 < F1
Hoạt động 4: Vận dụng:
- Cho trả lời C4?
 - Cho hs làm việc cá nhân trả lời C5?
- C4: Cối giã gạo bằng chân;
bàn dập ghim; bật nắp chai; cần câu; kìm; kéo.
- Làm việc cá nhân trả lời C5:
=>Điểm tựa: Chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền; Trục bánh xe cút kít; ốc giữ chặt hai nữa kéo; trục quay bập bênh.
=>Điểm tác dụng lực F1: Chỗ nước chảy vào mái chèo; chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm; Chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo; Chỗ một bạn ngồi 
=>Điểm tác dụng lực F2: Chỗ tay cầm mái chèo; Chỗ tay cầm xe cút kít; Chỗ tay cầm kéo; Chỗ bạn thứ hai ngồi.
- Làm việc cá nhân trả lời Câu hỏi: C5: Đặt điểm tựa gần bêttông hơn; buộc dây kéo ra xa điểm tựa hơn; buộc thêm gạch, khúc gỗ hoặc các vật nặng khác vào phía cuối đòn bẩy.
4. Vận dụng:
- C4: Cối giã gạo bằng chân;
bàn dập ghim; bật nắp chai; cần câu; kìm; kéo.
- Làm việc cá nhân trả lời C5:
=>Điểm tựa: Chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền; Trục bánh xe cút kít; ốc giữ chặt hai nữa kéo; trục quay bập bênh.
=>Điểm tác dụng lực F1: Chỗ nước chảy vào mái chèo; chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm; Chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo; Chỗ một bạn ngồi 
=>Điểm tác dụng lực F2: Chỗ tay cầm mái chèo; Chỗ tay cầm xe cút kít; Chỗ tay cầm kéo; Chỗ bạn thứ hai ngồi.
- Làm việc cá nhân trả lời Câu hỏi: C5: Đặt điểm tựa gần bêttông hơn; buộc dây kéo ra xa điểm tựa hơn; buộc thêm gạch, khúc gỗ hoặc các vật nặng khác vào phía cuối đòn bẩy.
4. Củng cố bài học: 
- Cho HS đọc ghi nhớ SGK?
- Kể các loại máy cơ đơn giản thường gặp?
- GV cho ví dụ và y/c HS xác định các loại máy cơ đơn giản?
5. Hướng dẫn về nhà:
a. Bài vừa học
- Lấy 3 ví dụ trong thực tế các dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy, chỉ rõ 3 yếu tố của nó. 
	- Trả lời lại câu hỏi tứ C1 đến C6. 
	- Làm bài tập 15.1 đến 15.5 SBT. 
	- Học ghi nhớ SGK 
b. Bài sắp học: ÔN TẬP HK I

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 16 Ly 6.doc