Giáo án Vật lí lớp 6 - Kiểm tra học kì I

KIỂM TRA HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU:

1. Kỹ năng:

- Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra.

- Giúp các em học sinh làm quen với các dạng bài tập trắc nghiệm.

- Rèn luyện kỹ năng cẩn thận, so sánh, suy luận.

- Biết cách trình bày bài kiểm tra.

2. Thái độ: Rèn ý thức tự giác trong học tập, chủ động và tự giác làm bài.

II .Hình thức kiểm tra:

1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 1 đến tiết thứ 17 theo PPCT

2. Phương án hình thức đề kiểm tra

 Kết hợp TNKQ và Tự luận (60% TNKQ, 40% TL).

III. Thiết lập ma trận đề kiểm tra:

Dựa vào Khung PPCT để lập bảng trọng số, số câu và điểm số của đề kiểm tra.

Đề kiểm tra học kỳ - Lớp 6 – Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận

(Trọng số h = 0.7x 17/15=0.8; Tổng số câu trắc nghiệm N = 20; Tổng số tiết: 17)

 

doc 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 675Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 6 - Kiểm tra học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 5/12/2017	 Tuần:18 
 Ngày kiểm:	 Tiết: 18 	
 KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU: 
1. Kỹ năng:
- Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra.
- Giúp các em học sinh làm quen với các dạng bài tập trắc nghiệm.
- Rèn luyện kỹ năng cẩn thận, so sánh, suy luận.
- Biết cách trình bày bài kiểm tra.
2. Thái độ: Rèn ý thức tự giác trong học tập, chủ động và tự giác làm bài.
II .Hình thức kiểm tra:
1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 1 đến tiết thứ 17 theo PPCT 
2. Phương án hình thức đề kiểm tra 
 Kết hợp TNKQ và Tự luận (60% TNKQ, 40% TL).
III. Thiết lập ma trận đề kiểm tra:
Dựa vào Khung PPCT để lập bảng trọng số, số câu và điểm số của đề kiểm tra.
Đề kiểm tra học kỳ - Lớp 6 – Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận 
(Trọng số h = 0.7x 17/15=0.8; Tổng số câu trắc nghiệm N = 20; Tổng số tiết: 17)
a) Khung ma trận đề kiểm tra
Nội dung
Tổng số tiết (m)
TS
tiết lý thuyết (n)
Số tiết quy đổi
Số câu
Điểm số
BH (a)
VD (b)
BH
(X)
VD
(Y)
BH
VD
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
Chủ đề 1: Độ dài, thể tích, khối lượng, lực
11
10
8
3
(6TN)
(1TL)
(1TL)
4.5
1.5
Chủ đề 2: Khối lượng riêng-Trọng lượng riêng
3
2
1.6
1.4
 (2TN)
(1TL)
1.0
1.0
Chủ đề 3: Máy cơ đơn giản
3
3
2.4
0.6
(3TN)
(1TN)
1.5
0.5
Tổng
A=17
15
12
5
12
(11TN)
(1TL)
4
(1TN)
(2TL)
7.0
3.0
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Chủ đề 1:( 1 tiết)
Độ dài, thể tích, khối lượng, lực 
- Biết được đơn vị đo độ dài và GHĐ của thước 
- Biết Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật
- Biết dược khái niệm về lực.
- Biết được khái niệm Trong lực, phương và chiều của Trọng lực, công thức liên hệ giữa Trọng lượng và khối lượng
Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình bình tràn, và đổi được đơn vị thể tích
Biết cách tính thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ
Số câu 
4(TN)
2(TN)1(TL)
1(1TL)
Số câu (điểm) 
Tỉ lệ %
7(4.5 điểm)- (47%)
1(1.5 điểm)- (6.6%)
Chủ đề 2: (2 tiết)
Khối lượng riêng-Trọng lượng riêng 
- Biết được đơn vị khối lượng riêng
- Biết được công thức tính trọng lượng riêng theo trọng lượng và thể tích
Biết vận dụng công thức tính khối lượng riêng để tính khối lượng riêng của một vật
Số câu
2
1( TL)
Số câu (điểm) 
Tỉ lệ ( %)
2(1.0 điểm)- ( 13%)
1 (1.0 điểm)- (6.6%)
Chủ đề 3: ( 1 tiết)
Máy cơ đơn giản 
- Biết dùng lực để đưa vật lên theo phương thẳng đứng
- Biết được các loại máy cơ đơn giản
Biết vận dụng mặt phẳng nghiêng để dùng lực
Số câu
(3TN)
1(TN)
Số câu (điểm)
Tỉ lệ (%)
3( 1.5 điểm)- (20%)
1(0.5điểm)- ( 6.6%)
Tổng số câu
Số câu
(9TN)
 ( 2TN) ( 1TL)
 (1TN) (2TL)
Số câu (điểm)
Tỉ lệ (%)
9(4.5điểm)–
( 60%)
3 ( 2.5 điểm)-
( 20% )
3(3 điểm)-
(20%)
Tổng số câu
12
3
TS câu (điểm)
Tỉ lệ %
12 ( 8 điểm)- (80%)
3(3điểm)- (20%)
b) Đề kiểm tra
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
 MÔN VẬT LÍ
LỚP 6: (Năm học: 2017-2018)
(Thời gian làm bài: 45 phút)
I. Phần trắc nghiệm: ( 6 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất ( mỗi câu đúng 0.5 điểm)
Câu 1:Giới hạn đo của thước là:
A. Giá trị lớn nhất ghi trên thước;	B. Giá trị giữa các vạch chia trên thước.
C. Độ dài mà thước đo được;	D. Giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Câu 2: Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước Việt Nam là
A. mét (m). 	B. đề xi mét (dm).
C. kí lô mét (km).	D. mi li mét (mm).
Câu 3: Khi sử dụng bình tràn đựng đầy nước và bình chứa để đo vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật rắn không thấm nước là
A. phần nước còn lại trong bình tràn.	B. nước ban đầu có trong bình tràn.
C. tổng thể tích của bình tràn và bình chứa.	D. thể tích nước từ bình tràn sang bình chứa.
Câu 4: 50 đề xi mét khối ( 50 dm3 ) bằng bao nhiêu mét khối ( m3).
A. 5 (m3).	B. 0,5 (m3). 	C. 0,05 (m3). 	D. 0,005 (m3).
Câu 5: Con số 250 (g) được ghi trên hộp mứt tết chỉ
A. thể tích của hộp mứt.	B. khối lượng của mứt trong hộp.
C. sức nặng của hộp mứt.	D. số lượng mứt trong hộp.
Câu 6:Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau:
	A. Lực căng.	B. Lực hút.	C. Lực kéo.	D. Lực đẩy.
Câu 7: Đơn vị đo khối lượng riêng là: 
A. niu tơn trên mét khối (N/ m3).	B. niu tơn trên mét vuông (N/ m2)
C. kí lô gam trên mét khối (kg/ m3).	D. kí lô gam trên mét vuông (kg/ m2).
Câu 8:Công thức nào dưới đây tính trọng lượng riêng của một chất theo trọng lượng và thể tích?
A. d = V x D. B. d = P/V. C. d = V/P. D. d = V x P.
Câu 9:Để kéo thùng nước có khối lượng 20 (kg) từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực nào trong các lực sau đây?
A. F= 0.2 (N). B. F= 2 (N). C. F=20 (N). D. F= 200 (N)	
Câu 10:Kéo cắt sắt là ứng dụng của máy cơ đơn giản nào?
A. Mặt phẳng nghiêng. 	 B. Đòn bẩy. C. Ròng rọc. D. Pa lăng.
Câu 11: Cầu thang là ứng dụng của máy cơ đơn giản nào?
A. Mặt phẳng nghiêng. 	 B. Đòn bẩy. C. Ròng rọc. D. Pa lăng.
Câu 12: Một người có lực kéo 500 (N), để đưa vật nặng 2000 (N) từ mặt đất lên xe ô tô. Nếu sử dụng một tấm ván thì người này nên dùng lực nào lợi hơn trong các lực sau đây?
A. F= 2000 (N). B. F 500 (N). D. F= 500 (N) 
II. Phần tự luận: ( 4 điểm)
Câu 13: Dùng bình chia độ có chứa một lượng nước có thể tích 65 (cm3), thả viên bi sắt vào bình thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 125 (cm3). tính thể tích viên. 
( 1.5đ)
Câu 14: Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Cho biết công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật. (1.5đ)
Câu 15: Một vật có khối lượng là 650 (kg), và thể tích của vật đó 25 (dm3) . Tính khối lượng riêng của vật đó và cho biết chất đó là chất gì? ( 1.0 đ)
c) Đáp án: (trắc nghiệm) Mỗi câu nếu chọn đúng được ( 0,5 đ )
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
A
D
C
B
D
C
B
D
B
Câu
11
12
Đáp án
A
B
Hướng dẫn giải: (Tự luận)
Câu
Hướng dẫn giải
Điểm
13
Tóm tắt: Giải 
V1= 65 (cm3) Thể tích của viên bi là 
V2= 125 (cm3) V= V2- V1= 125-65= 60 (cm3) 
V= ? (cm3) ( 0.5 đ) Vậy thể tích của viên bi là 60 (cm3)
0.25
0. 5
0.25
14
- Trọng lực là hút của Trái Đất
- Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất
- Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật. P= 10m Trong đó: P là trọng lượng ( N)
 m là khối lượng ( kg)
0.25
0.25
1.0
15
Tóm tắt: Giải 
m= 650 (kg) Khối lượng riêng của chất đó là 
V= 250 (dm3) = 0.25 (m3) Ta có: D= m/v= 650/0.25= 2600 (kg/ m3) 
 Đáp số: 2600 (kg/ m3)
D= ? (kg/ m3) (0.25 đ) Chất đó là đá
0.25
0.25
0.25
Đại Ân 2, ngày 5 tháng 12 năm 2017
 GVBM
 Dư Ngọc Lập

Tài liệu đính kèm:

  • docDe kiem tra hoc ki I soan theo ma tran moi NH 20172018_12219011.doc