Giáo án Vật lí lớp 7 - Bài 12: Độ to của âm

Bài 12: ĐỘ TO CỦA ÂM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ.

 - Nêu được thí dụ về độ to của âm.

2. Kĩ năng: - qua thí nghiệm rút ra được kết luận: Khái niệm biên độ dao động. Độ to nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ dao động.

3. Thái độ: - Có ý thức nghiêm túc trong học tập vận dụng kiến thức vào thực tế.

II. CHUẨN BỊ:

1.GV: - 1 cây đàn ghita.

2. HS: - 1 trống + dùi, 1giá thí nghiệm, 1con lắc bấc, 1 thép lá (0,7.15.300)mm.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Tần số là gì? đơn vị? Âm cao (thấp) phụ thuộc như thế nào vào tần số?

Câu 2: Chữa bài tập 11.4?

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 7 - Bài 12: Độ to của âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28-11-2017 
Ngày dạy: 30-11-2017
Lớp: 7A 
Tiết CT: 13 	
Bài 12: ĐỘ TO CỦA ÂM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. 
 - Nêu được thí dụ về độ to của âm.
2. Kĩ năng: - qua thí nghiệm rút ra được kết luận: Khái niệm biên độ dao động. Độ to nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ dao động.
3. Thái độ: - Có ý thức nghiêm túc trong học tập vận dụng kiến thức vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
1.GV: - 1 cây đàn ghita.
2. HS: - 1 trống + dùi, 1giá thí nghiệm, 1con lắc bấc, 1 thép lá (0,7.15.300)mm.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Tần số là gì? đơn vị? Âm cao (thấp) phụ thuộc như thế nào vào tần số?
Câu 2: Chữa bài tập 11.4?
3. Tiến trình dạy học:
HĐ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ND ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
- Gọi 1 hs nam và 1 hs nữ hát trước lớp sau đó y/c cả lớp nhận xét bạn nào hát cao, bạn nào hát thấp, bạn nào hát to bạn nào hát nhỏ. Giới thiệu tại sao có ậm phát ra cao, có âm phát ra thấp? Do thanh đới ở cổ họng của mỗi người dao động với một tần số nhất định. Vậy khi nào thì âm phát ra to, nhỏ. Bài học hôm này sẽ giúp cho chúng ta trả lời câu hỏi vừa nêu-> Độ to của âm
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV
Hoạt động 2: Tìm hiểu về biên độ dao động và mối liên hệ giữa biên độ dao động, dao động mạnh hay yếu và độ to, nhỏ của âm phát ra:
- Cho hs đọc phần thu thập thông tin từ thí nghiệm 1, 2 để hs nắm được các dụng cụ, cách làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi sau mỗi phần của từng thí nghiệm?
- Phát dụng cụ cho các nhóm, y/c các nhóm làm thí nghiệm trong 6 phút, Thảo luận và trả lời câu hỏi tương ứng các nhóm thảo luận và ghi kết quả lên bảng báo cáo?
- Thông báo độ lệch lớn nhất khi vật dao động gọi là biên độ dao động 
- Cho hs trả lời C2?
- Cho các nhóm làm thí nghiệm 2 sau đó hoàn thành C3?
- Từ câu hỏi C2, C3. y/c các hs rút ra kết luận chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong phần kết luận?
- Đọc phần thu thập thông tin, nắm vững nội dung y/c của thông tin.
- Nhận dụng cụ và tiến hành làm thí nghiệm ghi kết quả theo câu C1.
- Báo cáo kết quả thảo luận. 
- HS chú ý lắng nghe.
- C2: Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều (ít) thì biên độ dao động càng lớn (nhỏ) -> âm phát ra càng to (nhỏ). 
- Hoạt động nhóm tiến hành làm thí nghiệm, thảo luận trả lời câu hỏi C3: ... nhiều (ít) ....lớn (nhỏ) .....to (nhỏ).
- Kết luận: Dao động càng nhanh ( chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ ) âm phát ra càng cao (thấp)
I. Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động: 
1. Thí nghiệm 1: 
C1: ....Mạnh.......to.
 ...Yếu......nhỏ.
C2: Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều (ít) thì biên độ dao động càng lớn
( nhỏ ) -> âm phát ra càng to (nhỏ) 
2. Thí nghiệm 2: C3: Quả cầu bấc lệch càng nhiều (ít) chứng tỏ biên độ dao động càng lớn (nhỏ) -> tiếng trống càng to (nhỏ). 
3. Kết luận: Âm phát ra càng (to) khi (biên độ) dao động của nguồn âm càng lớn.
Hoạt động 3: Tìm hiểu độ to của một số âm:
- Cho HS đọc SGK:
+ Đơn vị đo độ to của âm là gì?
+ Kí hiệu?
+ Để đo đọ to của âm người ta sử dụng dụng cụ gì?
- GV giới thiệu độ to của một số âm trong bảng 2.
- Tiếng sét to gấp mấy lần tiếng ồn?
- Độ to của âm là bao nhiêu thì làm đau tai?
- HS đọc SGK. 
- Đềxiben (dB)
- HS trả lời câu hỏi của GV.
- HS ch ý lắng nghe.
- HS trả lời cá nhân.
- Nêu được độ to của âm ≥ 
130 dB làm đau nhức tai.
II. Độ to của âm: 
- Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben kí hiệu là (dB).
Hoạt động 4: Vận dụng: 
- Cho hs tự làm C4, C5, C6 giáo viên điều khiển thảo luận?
- GV vẽ hình 12.3 lên bảng hs thảo luận trả lời C6?
C4: Khi gảy mạnh dây đàn tiếng đàn sẽ to vì khi gảy mạnh dây đàn lệch nhiều. Tức là biên độ dao động của dây đàn lớn nên âm phát ra to.
C5: Biên độ dao động của điểm M ở hình 12.3a lớn hơn.
C6: Biên độ dao động của màng loa lớn khi máy thu thanh phát ra âm to. Biên độ dao động của màng loa nhỏ khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ.
III. Vận dụng:
- C4: Khi gảy mạnh dây đàn tiếng đàn sẽ to vì khi gảy mạnh dây đàn lệch nhiều. Tức là biên độ dao động của dây đàn lớn nên âm phát ra to.
- C5: Biên độ dao động của điểm M ở hình 12.3a lớn hơn.
- C6: Biên độ dao động của màng loa lớn khi máy thu thanh phát ra âm to. Biên độ dao động của màng loa nhỏ khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ.
4. Củng cố bài học: 
- Cho HS trao đổi thảo luận khoảng cách nào là biên độ dao động của dây đàn? 
- Tại sao người ta nói “mở đài to đến nổi thủng cả màng loa’ câu nói đó đúng hay sai? Giải thích.
5. Hướng dẫn tự học:
a. Bài vừa học
- Về nhà đọc phần có thể em chưa biết.
- Làm bài tập 12.1 -> 12.2 SBT.
- Học ghi nhớ SGK
b. Bài sắp học:
Chuẩn bị bài mới bài 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 13 Ly 7.doc