Giáo án Vật lí lớp 7 - Bài học 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

I.Mục tiêu.

 - Nêu được những tính chất của một ảnh tạo bởi gương phẳng: đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương.

 - Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng: được những tính chất của một ảnh tạo bởi gương phẳng.

 - Vẽ được ảnh của vật qua gương phẳng và ngược lại.

 - Nghiêm túc, cẩn thận trong khi tiến hành thí nghiệm; có ý thức hợp tác và tinh thần làm việc tập thể.

II.Chuẩn bị.

 a.Giáo viên:

 - Máy chiếu.

 - Chuẩn bị cho mỗi nhóm: ( 3 nhóm).

 + 1 gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng.

 + 1 tấm kính màu trong suốt.

 + 1 bảng phụ.( bút dạ).

 

docx 9 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 975Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 7 - Bài học 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
I.Mục tiêu.
 - Nêu được những tính chất của một ảnh tạo bởi gương phẳng: đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương.
 - Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng: được những tính chất của một ảnh tạo bởi gương phẳng.
 - Vẽ được ảnh của vật qua gương phẳng và ngược lại.
 - Nghiêm túc, cẩn thận trong khi tiến hành thí nghiệm; có ý thức hợp tác và tinh thần làm việc tập thể.
II.Chuẩn bị.
 a.Giáo viên:
 - Máy chiếu.
 - Chuẩn bị cho mỗi nhóm: ( 3 nhóm).
 + 1 gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng.
 + 1 tấm kính màu trong suốt.
 + 1 bảng phụ.( bút dạ).
 b.Học sinh: 
 - Mỗi nhóm : + 2 cục pin.
 + 1 tấm bìa ( cắt từ hộp bánh).
 	 + 2 hình tam giác bằng nhau cắt từ vỏ hộp bánh.
Thông tin trợ giúp:
 -Trong trang trí nội thất, đối với những không gian phòng chật hẹp thì người ta thường trang trí thêm gương phẳng để tạo cảm giác căn phòng rộng rãi hơn.
III.Tiến trình tổ chức hoạt động học.
TT
Hoạt động
Nội dung
Ghi chú
Kiếm tra bài cũ.
1
Chuyển giao nhiệm vụ
-GV Yêu cầu HS: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? 
2
Thực hiện nhiệm vụ
-HS thực hiện ôn bài cũ trước khi đến lớp.
3
Báo cáo kết quả
- GV gọi :-1 HS lên bảng trả bài.
 -1 HS nhận xét.
4
GV đánh giá nhận xét
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
Tình huống xuất phát (tổ chức tình huống để HS phát hiện ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng )
1
Chuyển giao nhiệm vụ
-GV: Yêu cầu HS quan sát hình trên máy chiếu:
-Và cho biết, ta nhìn thấy gì trong gương?
2
Thực hiện nhiệm vụ
-HS hoạt động cá nhân.
-Tìm câu trả lời.
3
Báo cáo thảo luận
-GV gọi đại diện một vài HS đưa ra câu trả lời.
4
GV đánh giá nhận xét
-GV đưa ra nhận xét và đặt vấn đề vào bài: Ở hình trên, ta nhìn thấy ảnh của con mèo ở trên gương phẳng . Vậy ảnh tạo bởi gương phẳng có những tính chất gì?
Hình thành kiến thức.
1.Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề( đề xuất phương án TN để rút ra tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng)
a. Ảnh tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không?
1
Chuyển giao nhiệm vụ
 -GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và yêu cầu các nhóm tiến hành TN theo các bước sau và trả lời câu hỏi: “ ảnh của vật có hứng được trên màn chắn không ?”.
 -Các bước tiến hành TN:
B1: lắp gương phẳng vào giá đỡ.
B2: đặt 1 cục pin trước gương và quan sát.
B3: dùng tấm bìa đặt sau gương sau đó quan sát mặt phẳng nằm sau gương của tấm bìa .
2
Thực hiện nhiệm vụ
-HS làm việc nhóm( thời gian 5 phút): nhóm nhận dụng cụ và tiến hành TN.
- Thảo luận đưa ra câu trả lời.
3
Báo cáo thảo luận
-GV: yêu cầu 1 nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
 -2 nhóm còn lại nhận xét.
4
GV chốt kiến thức
-GV: nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ cuả các nhóm.
-GV: nhận xét kết quả thí nghiệm và đưa ra kết luận: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn được gọi là ảnh ảo.
b. Nghiên cứu độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng.
1
Chuyển giao nhiệm vụ
- GV:Yêu cầu HS dự đoán về phương án để kiểm tra độ lớn của ảnh với vật.
2
Thực hiện nhiệm vụ
-HS hoạt động cá nhân đưa ra dự đoán.
3
Báo cáo
-GV: yêu cầu một vài HS đưa ra dự đoán.
4
GV đánh giá nhận xét
-GV nhận xét dự đoán của HS và đưa ra phương án kiểm tra độ lớn của vật và ảnh: Thay gương phẳng bằng tấm kính màu trong suốt ta có thể kiểm tra độ lớn của vật và ảnh.
1
Chuyển giao nhiệm vụ
 -GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và yêu cầu các nhóm tiến hành TN theo các bước sau và trả lời câu hỏi: “ so sánh độ lớn của cục pin và ảnh của cục pin đó ?”.
 -Các bước tiến hành TN:
B1: Thay gương phẳng ở TN hình 5.2 bằng một tấm kính màu trong suốt.
B2: Đặt 1 tờ giấy trắng có 1 đường kẻ( kí hiệu là đường thẳng MN) xuống dưới tấm kính màu trong suốt ,sau đó đặt tấm kính màu trong suốt trùng với đường thẳng MN.
B3: Đặt cục pin thứ nhất ở mặt trước của tấm kính màu trong suốt, đặt cục pin thứ 2 trùng với ảnh của cục pin thứ nhất. 
2
Thực hiện nhiệm vụ
-HS làm việc nhóm( thời gian 5 phút): nhóm nhận dụng cụ và tiến hành TN.
- Thảo luận đưa ra câu trả lời.
3
Báo cáo thảo luận
-GV: yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
4
GV chốt kiến thức
-GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm.
-GV nhận xét kết quả thí nghiệm và đưa ra kết luận: Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
 c.So sánh khoảng cách từ vật đến gương và từ ảnh đến gương.
1
Chuyển giao nhiệm vụ
-GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và yêu cầu các nhóm tiến hành TN theo các bước sau:
 +Tương tự như TN hình 5.3 :
B1: Thay cục pin bằng tấm bìa hình tam giác.
B2: Đánh dấu điểm A ở một đỉnh của tam giác, đánh dấu điểm A’ là ảnh của đỉnh A. Nối A với A’ .
B3: Dùng thước đo khoảng cách từ A đến tấm kính và từ tấm kính đến A’ .
- và trả lời câu hỏi sau vào bảng phụ: 
Câu 1: So sánh khoảng cách từ A đến tấm kính và khoảng cách từ tấm kính đến A’?
Câu 2: đường kẻ MN có vuông góc với AA’?
2
Thực hiện nhiệm vụ
-HS làm việc nhóm: nhóm nhận dụng cụ và tiến hành TN ( Nhóm trưởng phân công thư ký ghi kết quả thảo luận vào bảng phụ... thời gian 6 phút)
3
Báo cáo thảo luận
-GV: Các nhóm dán bảng phụ lên bảng.
4
GV chốt kiến thức
-GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm.
-GV nhận xét kết quả thí nghiệm và đưa ra kết luận: Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
2. Giải thích sự tạo thành ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
1
Chuyển giao nhiệm vụ
-GV: Dựa vào tính chất của ảnh cuả một vật tạo bởi gương phẳng và vận dụng định luật phản xạ ánh sáng ta có thể vẽ được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
Cho 1 điểm sáng S đặt trước gương phẳng và 2 tia tới SI, SK, xác định ảnh S’ của S.
Hướng dẫn cách vẽ:
B1: Từ điểm tới I và K, kẻ tia phát tuyến vuông góc với gương, từ S ta kẻ đường vuông góc với gương.
B2: Vẽ tia phản xạ IR, KR’ sao cho góc phản xạ bằng góc tới.
B3: koo dài IR và KR ta được ảnh S’.
GV yêu cầu các : Vẽ ảnh S’ theo hướng dẫn và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Đặt mắt ở vị trí nào thì ta có thể nhìn thấy ảnh S’?
Câu 2:Tại sao S’ không hứng được trên màn?
2
Thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động nhóm vẽ ảnh S’ của S và tìm câu trả lời cho câu hỏi của GV. ( 3 phút).
3
Báo cáo thảo luận
-GV : yêu cầu đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ ảnh S’.
- Trong thời gian 1 nhóm lên bảng vẽ ảnh S’. GV yêu cầu 1 nhóm trả lời câu 1 và 1 nhóm trả lời câu2. Một vài nhóm nhận xét.
4
GV chốt kiến thức
-GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm.
-GV đưa ra nhận xét và kết luận: Ta nhìn thấy ảnh ảo S’  vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S’.
Vận dụng (HS dùng kiến thức để giải thích các hiện tượng trong thực tế cuộc sống).
1
Chuyển giao nhiệm vụ
-GV thông báo: Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.
-GV: yêu cầu HS:Vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của một mũi tên đặt trước gương phẳng.
2
Thực hiện nhiệm vụ 
-HS hoạt động cá nhân vẽ ảnh của mũi tên đặt trước gương phẳng.
3
Báo cáo thảo luận
-2 HS lên bảng vẽ ảnh của mũi tên.
4
GV đánh giá nhận xét bài làm của HS.
-GV nhận xét kết quả và cách vẽ của HS.
Tìm tòi mở rộng ( hoạt động ở nhà)
1
Chuyển giao nhiệm vụ
-GV giới thiệu: -Thực tế, trong trang trí nội thất, đối với những không gian phòng chật hẹp thì người ta thường trang trí thêm gương phẳng để tạo cảm giác căn phòng rộng rãi hơn.
-Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng, hãy vẽ ảnh của 1 mũi tên đặt trước 1 gương phẳng và cho biết ảnh của mũi tên đó có những tính chất gì?
2
Thực hiện nhiệm vụ
-HS tìm hiểu trong SGT, trên internet hoặc qua người thân, bạn bè,...
3
Báo cáo thảo luận
-GV yêu cầu cá nhân mỗi HS trình bày trên khổ giấy A4 .
4
GV đánh giá bài làm của HS.
-GV đưa ra tiêu chuẩn chấm bài. Các HS thực hiện chấm chéo bài của nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 5 Anh cua mot vat tao boi guong phang_12172781.docx