Giáo án Vật lý 11 (cơ bản)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Trình bày được khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung định luật Cu-lông, ý nghĩa của hằng số điện môi.

 - Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật được coi là chất điểm.

 - Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn.

2. Kĩ năng

 - Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích giữa các điện tích điểm.

 - Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện.

 - Làm vật nhiễm điện do cọ xát.

 

doc 148 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1444Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 11 (cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p p-n
 Lớp chuyển tiếp p-n là chổ tiếp xúc của miền mang tính dẫn p và miền mang tính dẫn n được tạo ra trên 1 tinh thể bán dẫn.
1. Lớp nghèo
 Ở lớp chuyển tiếp p-n không có hoặc có rất ít các hạt tải điện, gọi là lớp nghèo. Ở lớp nghèo, về phía bán dẫn n có các ion đôno tích điện dương và về phía bán dẫn p có các ion axepto tích điện âm. Điện trở của lớp nghèo rất lớn.
2. Dòng điện chạy qua lớp nghèo
 Dòng diện chạy qua lớp nghèo chủ yếu từ p sang n. Ta gọi dòng điện qua lớp nghèo từ p sang n là chiều thuận, chiều từ n sang p là chiều ngược.
3. Hiện tượng phun hạt tải điện
 Khi dòng điện đi qua lớp chuyển tiếp p-n theo chiều thuận, các hạt tải điện đi vào lớp nghèo có thể đi tiếp sang miền đối diện. Đó là sự phun hạt tải điện.
C. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
1. Củng cố kiến thức (3’)
- Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức trọng tâm của bài.
2. Bài tập về nhà – Tìm hiểu (1’)
Yêu cầu học sinh về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY .
Bài 17:	 DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN (T2)
A. HOẠT ĐỘNG BAN ĐẦU
1. Ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
 Chất bán dẫn là gì? Nêu các tính chất của chất bán dẫn?
3. Tạo tình huống cĩ vấn đề (1’)
 Trong các vi mạch điện tử ta thường gặp hai linh kiện bán dẫn là điơt và tran-zi-to. Bài học hơm nay ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hai linh kiện này.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (15 phút) : Tìm hiểu điôt bán dẫn và mạch chỉnh lưu dùng điôt bán dẫn.
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
 Giới thiệu điôt bán dẫn.
 Yêu cầu học sinh nêu công dụng của điôt bán dẫn.
 Vẽ mạch chỉnh lưu 17.7. Giới thiệu hoạt động của mạch đó.
 Ghi nhận linh kiện.
 Nêu công dụng của điôt bán dẫn.
 Xem hình 17.7. Ghi nhận hoạt động chỉnh lưu của mạch.
IV. Điôt bán dẫn và mạch chỉnh lưu dùng điôt bán dẫn
 Điôt bán dẫn thực chất là một lớp chuyển tiếp p-n. Nó chỉ cho dòng điện đi qua theo chiều từ p sang n. Ta nói điôt bán dẫn có tính chỉnh lưu. Nó được dùng để lắp mạch chỉnh lưu, biến điện xoay chiều thành điện một chiều.
Hoạt động 2 (20 phút) : Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí hoạt động của tranzito lưỡng cực n-p-n.
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
Vẽ hình 17.8.
 Giới thiệu các cực và điện thế đặt vào các cực.
 Trình bày phương án và đưa ra các tình huống để đi đến khái niệm về hiệu ứng tranzito.
 Yêu cầu học sinh phân tích sự phân cực của các lớp.
 Kết luận về điện trở RCB khi đó.
 Yêu cầu học sinh phân tích sự phân cực của các lớp.
 Kết luận về điện trở RCB khi đó.
 Giới thiệu hiệu ứng tranzito.
 Giới thiệu khả năng khuếch đại tín hiệu điện nhờ hiệu ứng tranzito.
 Giới thiệu tranzito.
 Vẽ kí hiệu tranzito n-p-n.
 Giới thiệu các cực của tranzito.
 Hướng dẫn học sinh thực hiện C3.
 Giới thiệu ứng dụng của tranzito.
- Vẽ hình.
 Ghi nhận các cực và điện thế đặt vào các cực.
 Theo dõi, phân tích để hiểu được khái niệm.
 Phân tích sự phân cực của các lớp.
 Ghi nhận về điện trở RCB trong trường hợp này.
 Phân tích sự phân cực của các lớp.
 Ghi nhận về điện trở RCB trong trường hợp này.
 Ghi nhận khái niệm.
 Ghi nhận khái niệm.
 Ghi nhận khái niệm.
 Vẽ hình.
 Nhận biết các cực của tranzito.
 Thực hiện C3.
 Ghi nhận các ứng dụng của tranzito.
V. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của tranzito lưỡng cực n-p-n
1. Hiệu ứng tranzito
 Xét một tinh thể bán dẫn trên đó có tạo ra một miền p, và hai miền n1 và n2. Mật độ electron trong miền n2 rất lớn so với mật độ lỗ trống trong miền p. Trên các miền này có hàn các điện cực C, B, E. Điện thế ở các cực E, B, C giữ ở các giá trị VE = 0, VB vừa đủ để lớp chuyển tiếp p-n2 phân cực thuận, VC có giá trị tương đối lớn (cở 10V).
-Gỉa sử miền p rất dày, n1 cách xa n2
 Lớp chuyển tiếp n1-p phân cực ngược, điện trở RCB giữa C và B rất lớn.
 Lớp chuyển tiếp p-n2 phân cực thuận nhưng vì miền p rất dày nên các electron từ n2 không tới được lớp chuyển tiếp p-n1, do đó không ảnh hưởng tới RCB.
+ Gỉa sử miền p rất mỏng, n1 rất gần n2
 Đại bộ phận dòng electron từ n2 phun sang p có thể tới lớp chuyển tiếp n1-p, rồi tiếp tục chạy sang n1 đến cực C làm cho điện trở RCB giảm đáng kể.
 Hiện tượng dòng điện chạy từ B sang E làm thay đổi điện trở RCB gọi là hiệu ứng tranzito.
 Vì đại bộ phận electron từ n2 phun vào p không chạy về B mà chạy tới cực C, nên ta có IB << IE và IC » IE. Dòng IB nhỏ sinh ra dòng IC lớn, chứng tỏ có sự khuếch đại dòng điện.
2. Tranzito lưỡng cực n-p-n
 Tinh thể bán dẫn được pha tạp để tạo ra một miền p rất mỏng kẹp giữa hai miền n1 và n2 gọi là tranzito lưỡng cực n-p-n.
 Tranzito có ba cực:
+ Cực góp hay là côlectơ (C).
+ Cực đáy hay cực gốc, hoặc bazơ (B).
+ Cực phát hay Emitơ (E).
 Ứng dụng phổ biến của tranzito là để lắp mạch khuếch đại và khóa điện tử.
C. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
1. Củng cố kiến thức (3’)
- Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong bài.
- Yêu cầu học sinh về nhàthực hiện các câu hỏi làm các bài tập trang 6, 7 sgk.
2. Bài tập về nhà – Tìm hiểu (1’)
Yêu cầu học sinh về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY .
Ngày soạn: 12/12/09 Ngày dạy: 14/12/09	
Tiết: 34
Bài :	BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
+ Nắm được bản chất dòng điện trong chất khí, sự dẫn điện khong tự lực và tự lực, các hiện tượng phóng điện trong chất khí.
+ Nắm được bản chất dòng điện trong chân không, sự dẫn điện một chiều của điôt chân không, bản chất và các tính chất của tia catôt.
+ Nắm được bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn, hai loại bán dẫn n và p, công dụng của điôt bán dẫn và tranzio.
2. Kỹ năng 
 Giải được các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập liên quan đến dòng điện trong chất khí, trong chân không và trong chất bán dẫn.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh thái độ nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Xem, giải các bài tập sgk và sách bài tập.
- Chuẩn bị thêm nột số câu hỏi trắc nghiệm và bài tập khác. 
2. Học sinh
- Giải các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập thầy cô đã ra về nhà.
- Chuẩn bị sẵn các vấn đề mà mình còn vướng mắc cần phải hỏi thầy cô.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG BAN ĐẦU
1. Ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (10’)
 Lập bảng so sánh dòng điện trong các môi trường về: hạt tải điện, nguyên nhân tạo ra hạt tải điện, bản chất dòng điện.
 3. Tạo tình huống cĩ vấn đề (1’)
 Để giúp các em hệ thống được các kiến thức về dịng điện trong các mơi trường, hơm nay ta tiến hành tiết bài tập củng cố chương III.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (15 phút) : Giải các câu hỏi trắc nghiệm.
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
 Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn phương án đĩ.
 Giải thích lựa chọn.
 Giải thích lựa chọn.
 Giải thích lựa chọn.
 Giải thích lựa chọn.
 Giải thích lựa chọn.
 Giải thích lựa chọn.
Câu 6 trang 93 : D
Câu 7 trang 93 : B
Câu 8 trang 99 : A
Câu 9 trang 99 : B
Câu 6 trang 106 : D
Câu 7 trang 106 : D
Hoạt động 2 (15 phút) : Giải các bài tập tự luận.
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
 Yêu cầu HS viết biểu thức tính cường độ dòng điện bảo hòa từ đó suy ra số hạt tải điện phát ra từ catôt trong 1 giây.
 Yêu cầu học sinh tính số electron phát ra từ một đơn vị diện tích của catôt trong 1 giây.
 Yêu cầu học sinh tính năng lượng mà electron nhận được khi đi từ catôt sang anôt.
 Yêu cầu học sinh tính vận tốc của electron mà súng phát ra.
 Viết biểu thức tính cường độ dòng điện bảo hòa từ đó suy ra số hạt tải điện phát ra từ catôt trong 1 giây.
 Tính số electron phát ra từ một đơn vị diện tích của catôt trong 1 giây
 Tính năng lượng mà electron nhận được khi đi từ catôt sang anôt.
 Tính vận tốc của electron mà súng phát ra.
Bài 10 trang 99 
 Số electron phát ra từ catôt trong 1 giây:
 Ta có: Ibh = |qe|.N 
N = = 0,625.1017(hạt)
 Số electron phát ra từ một đơn vị diện tích của catôt trong 1 giây:
n = = 6,25.1021(hạt)
Bài 11 trang 99
 Năng lượng mà electron nhận được khi đi từ catôt sang anôt:
 e = eU = 1,6.10-19.2500 = 4.10-16(J)
 Năng lượng ấy chuyển thành động năng của electron nên: e = mv2
 => v = = 3.107(m/s)
C. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
1. Củng cố kiến thức (2’)
- Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong bài.
- Yêu cầu học sinh về nhàthực hiện các câu hỏi làm các bài tập sgk.
2. Bài tập về nhà – Tìm hiểu (1’)
- Yêu cầu học sinh về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY .
Ngày soạn: 14/12/09 Ngày dạy: 22/12/09	
Tiết: 35
Bài :	KIỂM TRA HỌC KÌ I
	 Đề:
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
 TRƯỜNG THPT SỐ 2 TUY PHƯỚC
Đề Kiểm Tra Học Kì I Môn Vật Lí 11 ( Cơ Bản. năm 2008-2009)
Thời gian làm bài 45’
I. LÝ THUYẾT ( 4Đ)
	1. Nêu đặc điểm của đường sức điện. (2đ)
	2. Phát biểu các định luật Faraday . 
	 Áp dụng: Cho dòng điện 2A chạy qua bình điện phân chứa dung dịch CuSO4 với hai cực là Cu.
 Tính lượng Cu bám ở cực âm trong 30 phút. ( cho Cu có hoá trị 2, và khối lượng mol là 64 g/mol). (2đ)
II. BÀI TẬP: (6Đ)
1. Cho điện tích q1=2.10-10C đặt trong không khí.
 a) Tính cường độ điện trường tại N cách nó 20cm.
 b) Tại N đặt điện tích q2= 2q1. Tính lực tác dụng lên điện tích q2.
 c) Tìm điểm nằm trên đường thẳng qua q1, q2 mà ở đó có cường độ điện trường bằng không.
R3
R2
R1
2. Cho mạch điện như hình vẽ.
 E=12V, r=0,5, R1=1,5, R2=3, R3=1.
 a) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch .
E r
 b) Tính nhiệt lượng tỏa ra trên từng điện trở trong 1h.
 Tính hiệu suất nguồn
--HẾT--
Ngày dạy: 23/12/09
Tiết 35
 KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
Đánh giá một cách chính xác khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh, qua đĩ cĩ biện pháp điều chỉnh thích hợp phương pháp dạy học để đem lại hiệu quả tốt hơn.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Chuẩn bị đề và đáp án theo chuẩn.
2. Học sinh
- Ơn tập kiến thức chuẩn bị thi học kì.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Kết quả kiểm tra
Lớp
0 – 1,9
2 – 3.4
3.5 – 4.9
5.0 –6.4
6.5 –7.9
8.0 - 10
Trên TB
Dưới TB
11A9
11A10
11A14
11A15
11A16
IV. RÚT KINH NGHIỆM .
Ngày soạn: 29/12/09 Ngày dạy: 31/12/09	
Tiết 36 
Bài: THỰC HÀNH: KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CHỈNH LƯU CỦA 
ĐIÔT BÁN DẪN VÀ ĐẶC TÍNH KHUẾCH ĐẠI CỦA TRANZITO (T1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	+ Biết được cấu tạo của điôt bán dẫn và giải thích được tác dụng chỉnh lưu dòng điện của nó.
	+ Biết cách khảo sát đặc tính chỉnh lưu dòng điện của điôt bán dẫn. Từ đó đánh giá được tác dụng chỉnh lưu của điôt bán dẫn.
	+ Biết được cấu tạo của tranzito và giải thích được tác dụng khuếch đại dòng điện của nó.
	+ Biết cách khảo sát tính khuếch đại dòng của tranzito. Từ đó đánh giá được tác dụng khuếch đại dòng của tranzito.
2. Kĩ năng
	+ Biết cách lựa chọn, sử dụng các dụng cụ điện, các linh kiện điện thích hợp và mắc chúng thành một mạch điện để tiến hành khảo sát đặc tính chỉnh lưu dòng điện của điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại dòng của tranzito.
	+ Biết cách đo và ghi kết quả đo để lập bảng số liệu hoặc vẽ đồ thị biểu diễn đặc tính chỉnh lưu dòng điện của điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại dòng của tranzito.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
	+ Phổ biến cho học sinh những nội dung cần phải chuẩn bị trước buổi thực hành.
	+ Kiểm tra các dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho bài thực hành. Làm thử trước các nội dung thực hành.
2. Học sinh 
 	+ Đọc kĩ nội dung bài thực hành.
	+ Chuẩn bị báo cáo thí nghiệm theo mẫu cho sẵn ở cuối bài thực hành.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG BAN ĐẦU
1. Ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Nêu cấu tạo và cơng dụng của điốt bán dẫn.
3. Tạo tình huống cĩ vấn đề (1’)
 Để giúp các em hiểu rõ hơn về cấc linh kiện bán dẫn. Tiết hơm nay ta sẽ tìm hiểu về cơng dụng của điốt trong việc chỉnh lưu dịng điện.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CHỈNH LƯU CỦA ĐIÔT BÁN DẪN
Hoạt động 1 (10 phút) : Tìm hiểu cơ sở lí thuyết.
	+ Giáo viên gọi học sinh nêu tính chất đặc biệt của lớp tiếp xúc n-p của chất bán dẫn và nêu nhận xét.
	+ Một học sinh khác nhận xét mối quan hệ giữa U và I khi sử dụng điôt thuận vá điôt ngược và dự đoán đồ thị U(I) trong hai trường hợp.
Hoạt động 2 (10 phút) : Giới thiệu dụng cụ đo.
	+ Giới thiệu cách sử dụng đồng hồ đa năng hiện số.
	+ Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm trên hình vẽ 18.3; 18.4 sgk. 
Hoạt động 3 (15 phút) : Tiến hành thí nghiệm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
 Hướng dẫn cách mắc mạch điện như hình 18.3 sgk (chú ý cách đặt thang đo của ampe kế và vôn kế).
 Theo giỏi, hướng dẫn, kiểm tra việc lắp ráp của hs.
 Yêu cầu học sinh cho mạch hoạt động, đọc và ghi số liệu vào bảng số liệu 18.1 đã chuẩn bị.
 Hướng dẫn cách mắc mạch điện như hình 18.4 sgk (chú ý cách đặt thang đo của ampe kế và vôn kế).
 Theo giỏi, hướng dẫn, kiểm tra việc lắp ráp của hs.
 Yêu cầu học sinh cho mạch hoạt động, đọc và ghi số liệu vào bảng số liệu 18.1 đã chuẩn bị.
 Theo giỏi các động tác, phương pháp lắp ráp thí nghiệm của thấy cô.
 Lắp ráp thí nghiệm theo nhóm.
 Cho mạch hoạt động, đọc và ghi số liệu vào bảng số liệu 18.1 sgk đã chuẩn bị sẵn.
 Theo giỏi các động tác, phương pháp lắp ráp thí nghiệm của thấy cô.
 Lắp ráp thí nghiệm theo nhóm.
 Cho mạch hoạt động, đọc và ghi số liệu vào bảếuố liệu 18.1 sgk đã chuẩn bị sẵn.
1. Khảo sát dòng điện thuận chạy qua điôt
2. Khảo sát dòng điện ngược chạy qua điôt
C. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
1. Củng cố kiến thức (2’)
- Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong bài.
2. Bài tập về nhà – Tìm hiểu (1’)
- Chuẩn bị bài thực hành về trazito.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY .
Ngày soạn: 31/01/10 Ngày dạy: 02/01/10
Tiết 37 
Bài: THỰC HÀNH: KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CHỈNH LƯU CỦA 
ĐIÔT BÁN DẪN VÀ ĐẶC TÍNH KHUẾCH ĐẠI CỦA TRANZITO (T2)
A. HOẠT ĐỘNG BAN ĐẦU
1. Ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Nêu cấu tạo và cơng dụng của tranzito.
3. Tạo tình huống cĩ vấn đề (1’)
 Để giúp các em hiểu rõ hơn về cấc linh kiện bán dẫn. Tiết hơm nay ta sẽ tìm hiểu về cơng dụng của tranzito trong mạch khuếch đại.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
B. KHẢO SÁT TÍNH KHUẾCH ĐẠI CỦA TRANZITO
Hoạt động 1 (10 phút) : Tìm hiểu cơ sở lí thuyết.
	+ Giáo viên gọi học sinh nêu tính chất đặc biệt của lớp tiếp xúc n-p-N của chất bán dẫn và nêu nhận xét.
	+ Một học sinh khác nhận xét về cách phân cực cho tranzito (hình 18.7).
	+ Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm trên hình vẽ 18.8 sgk. 
Hoạt động 2 (20 phút) : Tiến hành thí nghiệm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
 Hướng dẫn cho học sinh cách mắc tranzito và các thiết bị khác theo sơ đồ hình 18.8 sgk.
 Lưu ý học sinh cách mắc nguồn, điện trở, biến trở.
 Theo dõi, kiểm tra cách mắc của các nhóm.
 Hướng dẫn học sinh thực hiện C5.
 Hướng dẫn học sinh tiến hành bốn bước thí nghiệm như sách giáo khoa.
 Yêu cầu học sinh đọc và ghi số liệu vào bảng.
 Mắc sơ đồ 18.8 theo sự hướng dẫn của thầy cô. Chú ý:
Vị trí của bộ nguồn 6V một chiều, mắc biến trở theo kiểu phân áp, mắc đúng các vị trí của các microampe kế A1, A2.
 Thực hiện C5
 Thực hiện các bước thí nghiệm theo sgk và hướng dẫn của thầy cô.
 Đọc và ghi các số liệu vào bảng số liệu 18.2.
I. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM.
II. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
III. CƠ SỞ LÍ THUYẾT.
IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM.
Hoạt động 3 (6 phút): Báo cáo thí nghiệm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
 Hướng dẫn mỗi học sinh làm một bảng báo cáo ghi đầy đủ các mục:
+ Họ, tên, lớp
+ Mục tiêu thí nghiệm
+ Cơ sở lí thuyết
+ Cách tiến hành
+ Kết quả
+ Nhận xét
 Làm bảng báo cáo đầy đủ các mục theo hướng dẫn của thầy cô.
 Phần kết quả ghi đầy đủ số kiệu và tính toán vào các bảng như ở các trang 113, 114.
 Nhận xét về: Độ chính xác, nguyên nhân, cách khác phục.
 Thực hiện phần nhận xét và kết luận.
C. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
1. Củng cố kiến thức (2’)
- Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong bài.
2. Bài tập về nhà – Tìm hiểu (1’)- Chuẩn bị chương từ trường.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY .
Ngày soạn: 03/01/10 Ngày dạy: 05/01/10
Tiết 38 
Bài 19: CHƯƠNG IV. TỪ TRƯỜNG
 TỪ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	+ Biết được từ trường là gì và nêu lên được những vật nào gây ra từ trường.
	+ Biết cách phát hiện sự tồn tại của từ trường trong những trường hợp thông thường.
	+ Nêu được cách xác định phương và chiều của từ trường tại một điểm.
	+ Phát biểu được định nghĩa và nêu được bốn tính chất cơ bản của đường sức từ.
2. Kỹ năng
	+ Biết cách xác định chiều các đường sức từ của: dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài, dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn.
	+ Biết cách xác định mặt Nam hay mạt Bắc của một dòng điện chạy trong mạch kín.
3. Thái độ + Lịng yêu thích tìm hiểu khoa học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 	Chuẩn bị các thí nghiệm chứng minh về: tương tác từ, từ phổ.
2. Học sinh: 	Ôn lại phần từ trường ở Vật lí lớp 9.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG BAN ĐẦU
1. Ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
Giới thiệu chương trình học kỳ II và những nội dung sẽ nghiên cứu trong chương Từ trường.
3. Tạo tình huống cĩ vấn đề (1’)
 Các em đã biết hai dạng trường lực: trọng trường gây ra tương tác giữa các vật cĩ khối lượng, điện trường gây ra tương tác giữa các vật tích điện. Hơm nay ta tiếp cận với một trường lực mới: từ trường gây ra tương tác giữa các vật cĩ từ tính.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (5 phút) : Tìm hiểu nam châm.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
 Giới thiệu nam châm.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C1.
 Cho học sinh nêu đặc điểm của nam châm (nói về các cực của nó)
 Giới thiệu lực từ, từ tính.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C2.
Ghi nhận khái niệm.
 Thực hiện C1.
 Nêu đặc điểm của nam châm.
 Ghi nhận khái niệm.
 Thực hiện C2.
I. Nam châm
+ Loại vật liệu có thể hút được sắt vụn gọi là nam châm.
+ Mỗi nam châm có hai cực: bắc và nam.
+ Các cực cùng tên của nam châm đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau. Lực tương tác giữa các nam châm gọi là lực từ và các nam châm có từ tính.
Hoạt động 2 (5 phút) : Tìm hiểu từ tính của dây dẫn có dòng điện.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
 Giới thiệu qua các thí nghiệm về sự tương tác giữa dòng điện với nam châm và dòng điện với dòng điện.
 Kết luận về từ tính của dòng điện.
II. Từ tính của dây dẫn có dòng điện
 Giữa nam châm với nam châm, giữa nam châm với dòng điện, giữa dòng điện với dòng điện có sự tương tác từ. 
 Dòng điện và nam châm có từ tính.
Hoạt động 3 (10 phút) : Tìm hiểu từ trường.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
 Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm điện trường. Tương tự như vậy nêu ra khái niệm từ trường.
 Giới thiệu nam châm nhỏ và sự định hướng của từ trường đối với nam châm thử.
 Giới thiệu qui ước hướng của từ trường.
 Nhắc lại khái niệm điện trường và nêu khái niệm từ trường.
 Ghi nhận sự định hướng của từ trường đối với nam châm nhỏ.
 Ghi nhận qui ước.
III. Từ trường 
1. Định nghĩa
 Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong nó.
2. Hướng của từ trường 
 Từ trường định hướng cho cho các nam châm nhỏ.
 Qui ước: Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam – Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.
Hoạt động 4 (10 phút) : Tìm hiểu đường sức từ.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
 Cho học sinh nhắc lại khái niệm đường sức điện trường.
 Giới thiệu khái niệm.
 Giới thiệu qui ước.
 Giới thiệu dạng đường sức từ của dòng điện thẳng dài.
 Giới thiệu qui tắc xác định chiều đưòng sức từ của dòng điện thẳng dài.Đưa ra ví dụ cụ

Tài liệu đính kèm:

  • docLy_11.doc