Giáo án Vật lý 7 - Chương 1: Quang học - Bài 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng

1. Kiến thức

- Hiểu được tại sao và khi nào con người có thể nhìn thấy một vật.

- Ghi nhớ được sự truyền ánh sáng, định luật truyền thẳng của ánh sáng.

- Biết được các đặc điểm của sự tạo ảnh bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm.

2. Kĩ năng

- Phân biệt được ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm.

- Vận dụng các khái niệm, định luật truyền thẳng của ánh sáng, tính chất ảnh của gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong thực tế.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1344Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chương 1: Quang học - Bài 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Vật lý 7
Ngày: 13/08/2013	Lớp: 7A1
	Sĩ số:
Chương I: QUANG HỌC
Mục tiêu của chương
1. Kiến thức
- Hiểu được tại sao và khi nào con người có thể nhìn thấy một vật.
- Ghi nhớ được sự truyền ánh sáng, định luật truyền thẳng của ánh sáng.
- Biết được các đặc điểm của sự tạo ảnh bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm.
2. Kĩ năng 
- Phân biệt được ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm.
- Vận dụng các khái niệm, định luật truyền thẳng của ánh sáng, tính chất ảnh của gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong thực tế.
Bài 1 - Tiết 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
I. Mục tiêu	
1. Kiến thức
- Học sinh biết được thế nào là vật sáng, nguồn sáng và tại sao ta nhìn thấy được các vật. 
- Nêu được ví dụ về nguồn sáng, vật sáng .
2. Kĩ năng
- Quan sát TN minh họa để rút ra được điều kiện nhận biết ánh sáng 
3. Thái độ
- Học sinh nghiêm túc, ổn định trong học tập 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Đèn pin
2. Học sinh: Nghiên cứu kĩ SGK
III. Tổ chức hoạt động dạy học
Dẫn: Ở chương trình lớp 6, các em đã được học những kiến thức cơ bản về cơ học, đã biết về chuyển động, vận tốc, đường đi, lực, công, cơ năng Sang chương trình lớp 7, chúng ta sẽ tìm hiểu về 3 bộ môn khác của vật lý học, đó là quang học, âm học và điện học. Chương đầu tiên là Quang học.
Sau khi học xong chương này, các em sẽ trả lời được các câu hỏi:
- Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
- Khi nào ta nhìn thấy một vật?	
- Ánh sáng truyền đi theo đường nào?
- Đặc điểm ảnh của vật qua gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi “Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?”
Đặt vấn đề: Yêu cầu 1 HS đứng dậy tham gia làm thí nghiệm. Đặt đèn pin nằm ngang trước mắt HS sao cho HS đó không nhìn thấy bóng đèn. Bấm công tắc bật đèn.
Hỏi: Em có nhìn thấy ánh sáng trực tiếp từ bóng đèn phát ra không?
Vậy lúc nào mắt nhìn thấy ánh sáng trực tiếp từ bóng đèn phát ra?
Lúc đèn hướng về phía mắt thì có ánh sáng từ đèn pin đi vào mắt ta. 
Yêu cầu HS đọc SGK phần “Quan sát và thí nghiệm” và trả lời.
C1: Trong các truờng hợp ta nhận biết ánh sáng có điều kiện gì giống nhau?
Ta nhận biết ánh sáng khi nào?
Yêu cầu HS hoàn thành kết luận.
HS tham gia thí nghiệm trả lời. 
Cả lớp quan sát 
Trả lời: Lúc đèn pin hướng về phía mắt.
Đọc, liên hệ thực tế và trả lời: Trường hợp 2 và 3.
Trả lời: Có ánh sáng truyền vào mắt ta. 
Trả lời: Khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. 
Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
I. Nhận biết ánh sáng
Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi “Khi nào ta nhìn thấy vật?”
Vẽ hình và giới thiệu thí nghiệm ở H1.2a, b SGK.
Khi đèn bật sáng thì ta nhìn thấy mảnh giấy không?
Khi không bật đèn ta nhìn thấy mảnh giấy đó không?
Như vậy ta nhìn thấy vật khi nào?
Yêu cầu HS hoàn thành kết luận.
Quan sát và lắng nghe.
Trả lời: Ta thấy.
Trả lời: Không thấy.
Trả lời: Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
II. Nhìn thấy một vật
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta. 
	Hoạt động 3: Tìm hiểu về nguồn sáng và vật sáng	
Giới thiệu thí nghiệm ở hình 1.3.
Trong thí nghiệm ở hình 1.2a,b và 1.3 thì vật nào tự phát ra ánh sáng, vật nào hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới?
Yêu cầu HS nêu ví dụ về các vật tự phát ra ánh sáng trong tự nhiên.
Nêu thêm ví dụ: một số loại nấm, chất hóa học có khả năng phát sáng, con đom đóm
Hướng dẫn HS điền vào những chỗ trống phần kết luận. 
Những nguồn sáng như mặt trời, dây tóc bóng đèn gọi là nguồn sáng nóng, do sự phát sáng của chúng kèm theo tỏa nhiệt. ngược lại, đom đóm là nguồn sáng lạnh.
Quan sát và lắng nghe.
Trả lời: Bóng đèn là vật tự phát ra ánh sáng, mảnh giấy là vật hắt lại ánh sáng.
Liên hệ thực tế và trả lời: Mặt trời.
Lắng nghe.
Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng khi có dòng điện chạy qua. Dây tóc là nguồn sáng.
Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng.
III. Nguồn sáng và vật sáng
Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.
Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Hoạt động 4: Vận dụng
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C4 SGK.
Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi C5.
0
Gợi ý:
- Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi nào?
- Ánh sáng từ đèn pin chiếu qua làn khói, gặp những hạt bụi li ti trong khói thì xảy ra hiện tượng gì?
- Vì những hạt bụi trong khói rất nhỏ, nên ta không nhìn thấy những hạt bụi riêng lẻ, mà thấy một vệt sáng dọc theo hướng đèn chiếu tới.
Yêu cầu HS trả lời trọn vẹn dựa theo gợi ý.
Chuẩn xác kiến thức.
Trả lời: Thanh đúng vì bóng đèn sáng nhưng không chiếu thẳng vào mắt ta, không có ánh sáng truyền vào mắt ta nên ta không thể nhìn thấy .
Suy nghĩ và trả lời theo gợi ý của GV.
- Khi có ánh sáng từ truyền vào mắt ta.
- Những hạt bụi được chiếu sáng, trở thành vật sáng.
IV. Vận dụng
C4: Thanh đúng
C5
Hoạt động 5: Củng cố
GV nhắc lại nội dung chính của bài học. Nhấn mạnh khái niệm nguồn sáng, vật sáng.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng (4).doc