Giáo án Vật lý 7 - Chương 1: Quang học - Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng - Nguyễn Anh Danh - Trường THCS Hòa Thạnh

1. MỤC TIÊU:

 1.1–Kiến thức : Giúp HS

 - Nhận biết được bóng tối, bóng nữa tối.

 - Hiểu được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.

 1.2–Kĩ năng:

 - Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế.

 1.3 –Thái độ: Giáo dục học sinh vận dụng kiến thức vào cuộc sống.GDMT, GDHN

2. TRỌNG TÂM:

 - Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.

3. CHUẨN BỊ:

 3.1- Giáo viên: Cả lớp: -Hình vẽ 3.3, 3.4 sgk.

 3.2- Học sinh: Hoàn thành phần tự học.

4. TIẾN TRÌNH:

 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện.

 - Ổn định lớp.

 - Kiểm diện học sinh : Lớp 7A1: 7A2

doc 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1432Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chương 1: Quang học - Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng - Nguyễn Anh Danh - Trường THCS Hòa Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài3-Tiết PPCT:3 Ngày soạn: 27/ 8 /2012 
ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
Tuần CM: 3
1. MỤC TIÊU:
 1.1–Kiến thức : Giúp HS
 - Nhận biết được bóng tối, bóng nữa tối.
 - Hiểu được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. 
 1.2–Kĩ năng:
 - Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế.
 1.3 –Thái độ: Giáo dục học sinh vận dụng kiến thức vào cuộc sống.GDMT, GDHN
2. TRỌNG TÂM:
 - Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. 
3. CHUẨN BỊ:
 3.1- Giáo viên: Cả lớp: -Hình vẽ 3.3, 3.4 sgk.
 3.2- Học sinh: Hoàn thành phần tự học.
4. TIẾN TRÌNH:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện.
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm diện học sinh : Lớp 7A1: 7A2 : 
 4.2 .Kiểm tra miệng: Gọi 2 HS
 * GV: 1/ Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? (4 đ)
 2/ Bài tập 2.4, 2.6 Trang 3 sbt. (6đ)
 * HS1: 
 1/ Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo đườngthẳng.(4 đ)
 2/- BT2.4 –Dùng hai miến bìa có đục lỗ nhỏ, đặt ở các vị trí sao cho các lỗ nhỏ trên
 bìa trùng với các vị trí B và C. Kiểm tra Đặt mắt ở M và nhìn qua lỗ C ta không 
 thấy đèn D.Như vậy hải nói đúng còn bình nói sai. .(4 đ)
 - Bt 2.6- Chọn D .(2 đ)
 * GV: 3/ Thế nào là tia sáng? chùm sáng song,chùm sáng hội tụ,chùm sáng phân 
 kì? (8đ)
 4/ Quan sát bóng đen trên tường vào buổi tối ở nhà mình và giải thích vì
 sao có bóng đen đó. (2đ)
 * HS2: (mỗi ý đúng 2 điểm)
 3/ Tia sáng là đường thẳng biểu diễn đường truyền của ánh sáng có mũi tên chỉ 
 hướng. (2đ)
 . Chùm sáng song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền 
 của chúng. (2đ)
 . Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. (2đ)
 .Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng. (2đ)
 4/ Tùy HS trả lời. (2đ)
 4.3 Bài mới:
 Hoạt động của Gv và HS 
 Nội dung bài học
Hoạt động1:Vào bài.
GV: Tại sao thời xưa con người đã biết nhìn vị
 trí bóng nắng để biết giờ trong ngày còn
 gọi là “đồng hồ mặt trời”.
Hoạt động 2:Quan sát hình thành khái niệm
 bóng tối,bóng nữa tối.
GV: yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
GV: bố trí thí nghiệm như hình 3.1 sgk, HS
 quan sát bóng tối theo từng bước.
 à Bật đèn, đặt tấm bìa ở giữa đèn và màn
 Chắn.
 à Di chuyển đèn ra xa để nhìn thấy
 bóng rõ nét .	
 à Di chuyển đèn lại gần quan sát bóng
 trên màn.
HS: quan sát hiện tượng thảo luận theo nhóm. 
GV: Nhắc nhở HSø vận dụng định luật truyền
 thẳng của ánh sáng để giải thích trả lời
 câu C1.
Đại diện nhóm HS trình bày.
GV nhận xét hoàn chỉnh.
Yêu cầu HS vẽ đường tia sáng từ đèn đến 
 màn qua vật chắn?
HS tìm từ thích hợp điền vào câu nhận xét .
GV: Vùng bóng tối là vùng không gian ơ û phía 
 sau vật chắn sáng và không nhận được ánh 
 sáng từ nguồn sáng truyền tới.
Gọi vài HS nhắc lại.
GV thay đèn pin bằng một đèn cầy hoặc (bóng
 đèn điện to)tạo ra nguồn sáng rộng.
GV: treo hình vẽ 3.2 sgk.
HS: quan sát vùng tối, vùng sáng trên màn
 chắn ,xem có gì khác với khi dùng bóng 
 đèn pin .Giải thích sự khác nhau đó.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu C2.
 + Giữa thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 bố trí 
 thí nghiệm có gì khác nhau?
 +Giải thích vì sao có vùng sáng hoàn 
 toàn và vùng tối hoàn toàn.
 +Giải thích vì sao có vùng sáng mờ mờ.
Đại diện nhóm HS trình bày.
 +Vùng tối :hoàn toàn không nhận được
 ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới .
 +Vùng sáng mờ :nhận được một ít ánh 
 sáng (từ một phần của nguồn sáng tới).
 +Vùng sáng:nhận được ánh sáng từ tất cả 
 các phần của nguồn sáng tới.
GV nhận xét ,hoàn chỉnh.
Yêu cầu cá nhân hoàn thành nhận xét.
GV: Vùng bóng nữa tối là vùng không gian ơ û
 phía sau vật chắn sáng chỉ nhận được một
 phần ánh sáng của nguồn sáng truyền tới.
Gọi vài HS nhắc lại.
GV :Bóng tối khác bóng nữa tối như thế nào?
GDMT: Trong sinh hoạt và học tập, cần phải đảm bảo đủ ánh sáng không có bóng tối
để bảo vệ mắt.Ngoài ra ở các thành phố lớn, do có nhiều nguồn sáng khiến cho môi trường bị ô nhiễm ánh sáng gây tác hại: lãng phí năng lượng, gây ảnh hưởng đến việc quan sát bầu trời ban đêm, tâm lí conngười, hệ sinh thái, gây mất an toàn giao thông.
 Để giảm thiểu tác hại trên ta cần phải làmgì?
HS:+Sử dụng nguồn sáng vừa đủ vối yêu cầu.
 +Tắt đèn khi không cần thiết.
 +Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp.
 +Lắp đặt loại đèn phát ra ánh sáng phù
 hợp với sự cảm nhận của mắt.
Hoạt động 3:Hình thành khái niệm nhật thực
 nguyệt thực.
Yêu cầu HS nhắc lại quỷ đạo chuyển động của
 Trái đất,Mặt trăng và mặt trời mà các em 
 đã học ở môn địa lí.
HS: Trái đất quay quanh mặt trời, mặt trăng 
 quay quang trái đất.
GV:Chúng ta đã biết Mặt Trăng chuyển động 
 xung quanh Trái Đất, Trái Đất chuyển 
 động xung quanh Mặt Trời. Mặt Trời phát
 ra ánh sáng chiếu sáng cả trái đất và mặt 
 trăng, tạo ra sau trái đất và sau mặt trăng
 những bóng tối.
 -Ban ngày có lúc mặt trăng ở trong 
 khoảng từ mặt trời đến trái đất và bóng
 tối của mặt trăng in trên mặt đất (hình 
 3.3).Lúc đó nếu ta đứng tại chổ có bóng
 đen trên mặt đất ,ta có nhìn thấy mặt 
 trăng không? Tại sao?
HS: Đứng ở chỗ bóng đen của mặt trăng trên 
 trái đất, ta không nhìn thấy mặt trời vì lúc
 đó mặt trăng đã che hết mặt trời, không 
 cho ánh sáng mặt trời đến trái đất.
GV nhận xét, hoàn chỉnh.
GV: Ở Việt nam nhật thực toàn phần xảy ra
 ngày 24/10/1999
HS trả lời câu C3 sgk.
GV:Nguyệt thực xảy ra vào ban ngày hay ban
 Đêm? Mặt trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời nên ban đêm ta nhìn thấy mặt trăng.
GV gợi ý để HS biết được vị trí của mặt trăng
 để xảy ra nguyệt thực. (hình 3.4sgk)
 + Mặt trăng có nhận được ánh sáng của 
 mặt trời hay không?
 +Hãy chỉ ra trên hình chỗ nào trên trái đất
 đang là ban đêm? ( Phía sau trái đất 
 không nhận được ánh sáng mặt trời( như
 điểm A))
 +Hãy chỉ ra trên hình bóng tối của trái đất.
 + Khi mặt trăng ở vị trí nào thì không
 nhận được ánh sáng mặt trời. 
 (Vị trí 1 nằm trong bóng tối của trái đất ).
 -Vậy khi nào xảy ra nguyệt thực?
Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trả lời câu C4sgk.
GV nêu thêm:Khi mặt trăng ở vị trí 2 tuy ở A
 ta nhìn thấy trăng sáng, nhưng chỉ nhìn 
 thấy một phần của mặt trăng.(vì ở các vị 
 trí đó mặt trăng vẫn được mặt trời chiếu
 sáng như ở các vị trí khác,nhưng vì ta đứng
 nghiêng nên không nhìn thấy toàn bộ
 phần được chiếu sáng mà chỉ nhìn thấy 
 một phần.
 -Hiện tượng nguyệt thực thường xãy ra
 vào đêm rằm âm lịch.
GDHN: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng nghiên cứu trong lĩnh vực nào?
HS: Trong lĩnh vực về thiên văn học trong các viện nghiên cứu về vật lí và ứng dụng
 trong các ngành giao thông.
Hoạt động 4:Vận dụng.
HS đọc C5 sgk. 
GV thực hiện TN câu C5, HS quan sát rả lời.
HS đọc và 2 làm câu C6.
Yêu cầu HS vận dụng kiến thức về bóng tối
 (nguồn sáng hẹp) và bóng nữa tối(nguồn
 sáng rộng),để giải thích .
Liên hệ: -Tại sao ở các phòng học người ta
 thường dùng các bóng đèn dài.
 -Trong các phòng giải phẩu ở bệnh 
 viện, người ta dùng hệ thống gồm nhiều 
 đèn.
I- BÓNG TỐI-BÓNG NỮA TỐI
 1) Thí nghiệm 1. (Hình 3.1sgk)
C1: Phần màu đen hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
 Vì ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bị vật chắn sáng tạo thành vùng tối.
 * Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới gọi là bóng tối.
 1) Thí nghiệm2. (Hình 3.2 sgk)
C2: -Vùng bóng tối ở giữa màn chắn.
 -Vùng sáng ở ngoài cùng.
 -vùng xen giữa bóng tối và vùng sáng là vùng nữa tối.
* Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nữa tối.
II-NHẬT THỰC –NGUYỆT THỰC
 a- Nhật thực: Hình 3.3sgk.
 -Nếu Mặt Trăng nằm ở giữa Trái Đất và Mặt Trời sẽ xảy ra hiện tượng nhật thực: 
 + Ở vùng bóng tối của Mặt Trăng, trên Trái Đất quan sát được nhật thực toàn phần
 + Ở vùng bóng nữa tối trên Trái Đất , quan sát được nhật thực một phần.
 C3: Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của mặt trăng, bị mặt trăng che khuất không cho ánh sáng mặt trời chiếu tới. Vì thế ta không thấy mặt trời và trời tối lại.
 b-Nguyệt thực: (Hình 3.4sgk.)
 - Nếu Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng thì xảy ra hiện tượng nguyệt thực, khi đó Mặt Trăng nằm trong vùng bóng tối của Trái Đất.
C4: Mặt trăng ở vị trí 1 là nguyệt thực, vị trí 2, 3 là trăng sáng.
III- VẬN DỤNG.
C5:Khi miếng bìa lại gần màn chắn hơn, bóng tối và bóng nữa tối thu hẹp lại.
C6:Nguồn sáng nhỏ vật cản lớn à không có ánh sáng tới bàn.
 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
 Câu1: Giải thích và nêu ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng trong thực tế.
 Đáp: Để phân biệt cột đèn có thẳng hàng hay không, người ta đứng trước cột đèn 
 điện đầu tiên và ngắm.Nếu cột điện này che khuất các cột đèn ở phía sau thì
 chúng thẳng hàng.
 Câu 2: Thế nào là bóng tối, Thế nào là bóng nữa tối?
 Đáp:- Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ
 nguồn tới gọi là bóng tối
 - Trên màn chắn ở phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một
 phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối.
 Câu3: Khi nào thì ta quan sát được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực?
 Đáp: -Nhật thực toàn phần : Nếu đứng ở chỗ bóng tối thì không nhìn thấy mặt trời.
 -Nhật thực một phần : Nếu đứng ở chỗ bóng nữa tối thì sẽ nhìn thấy một phần
 mặt trời.
 -Nguyệt thực xãy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời
 chiếu sáng.
 4. 5. Hướng dẫn học sinh tự học:
 - Đối với bài học ở tiết học này:
 + Đọc thêm phần có thể em chưa biết.
 + Học bài và làm bài tập 3.1 3.4 SBT.
 Hướng dẫn bài 3.4 : -Vẽ hình theo tỉ lệ xích 1cm ứng với 1m.
 - Dùng thước đo chiều cao cột đèn.
 - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 + Xem trước nội dung bài 4sgk. Nêu ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.
5. RÚT KINH NGHIỆM :
 -Nội dung:	
 -Phương pháp: 	
 -Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng - Nguyễn Anh Danh - Trường THCS Hòa Thạnh.doc