1/Mục tiêu:
1.1.Kiến thức: Ôn lại kiến thức, củng cố lại kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi gương cầu lõm. Cách vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, xác định vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi.
1.2.Kĩ năng: Luyện tập thêm về cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng.
1.3.Thái độ: Yêu thích môn học
2- NỘI DUNG HỌC TẬP
Sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi gương cầu lõm.
3.Chuẩn bị:
3.1. Giáoviên :bảng phụ vẽ ô chữ H9.3/SGK
3.2.Học sinh :Trả lời trước phần tự kiểm tra.
Tuần : .9 – tiết PPCT : 9. Ngày dạy: . . . . . TỔNG KẾT CHƯƠNG I: QUANG HỌC 1/Mục tiêu: 1.1.Kiến thức: Ôn lại kiến thức, củng cố lại kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi gương cầu lõm. Cách vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, xác định vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi. 1.2.Kĩ năng: Luyện tập thêm về cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng. 1.3.Thái độ: Yêu thích môn học 2- NỘI DUNG HỌC TẬP Sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi gương cầu lõm. 3.Chuẩn bị: 3.1. Giáoviên :bảng phụ vẽ ô chữ H9.3/SGK 3.2.Học sinh :Trả lời trước phần tự kiểm tra. 4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 7A1:.. 7A2: . 7A3: . 4.2)Kiểm tra miệng: 1/. Ảnh tạo bởi gương cầu lõm là ảnh như thế nào?(3đ) 2/. Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia p/xạ ntn?(3đ) 3/. Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới phân kỳ thích hợp thành một chùm tia p/xạ ntn?(4đ) 1/. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật. 2/. Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm. 3/. Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới phân kỳ thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. 4.3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Lý thuyết Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cơ bản +Gọi HS trả lời phần tự kiểm tra. +HS khác bổ sung. GV hướng dẫn thảo luận, uốn nắn những chỗ HS trả lời sai. Câu 8: Cho HS viết thảo luận nhóm chọn câu đúng. Hoạt động 2: Vận dụng Mục tiêu: Luyện tập thêm về cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng. GV: Cho HS làm việc cá nhân. - Gọi HS đọc câu C1/26 SGK - GV hướng dẫn cách vẽ. + Cho 1 HS lên bảng vẽ câu a, GV yêu cầu HS ở lớp vẽ vào vở. Hs:a/ Vẽ S’1 đối xứng S1 qua gương. Vẽ S’2 đối xứng S2 qua gương. ( Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng ) b/ Lấy 2 tia tới đến 2 mép gương , tìm tia phản xạ tương ứng. - Gọi HS lên vẽ 2 tia tới xuất phát từ S1 . - Gọi HS khác lên vẽ 2 tia tới xuất phát từ S2. c/ Đặt mắt trong vùng gạch chéo nhìn thấy ảnh của S1 và S2 . - GV nhận xét hoàn chỉnh. Gv: Gọi HS đọc câu C2 SGK. Nếu người đứng ở gần 3 gương: lồi, lõm, phẳng có đường kính bằng nhau mà tạo ra ảnh ảo. Hãy so sánh độ lớ của các ảnh đó ? Hs: cá nhân trả lời GV vẽ hình 9.3 lên bảng cho HS trả lời câu C3. ? Muốn nhìn thấy bạn nguyên tắc phải như thế nào? ( ánh sáng từ bạn phải đến mắt mình ) => GV yêu cầu vẽ tia sáng có vẽ mũi tên chỉ đường truyền của ánh sáng. Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi ô chữ Mục tiêu: Ôn lại kiến thức, củng cố lại kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi gương cầu lõm. GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình 9.3 SGK lên bảng. GV cho đại diện từng tổ lên điền từ tương ứng. I/ Lý thuyết: Tự kiểm tra C B Trong suốt, đồng tính, đường thẳng. a/ Tia tới b/ Góc tới ảnh ảo có độ lớn bằng vật cách gương 1 khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. Giống: ảnh ảo Khác: ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh ảo tạo bởi gương phẳng. Khi 1 vật ở gần sát gương ảnh này lớn hơn vật. Vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy trong gương phẳng cùng kích thước. II/ Vận dụng: Câu C1: . Câu C2: - Giống : đều là ảnh ảo. - Khác: ảnh ảo nhìn thấy trong gương cầu lồi nhỏ hơn trong gương phẳng, ảnh trong gương phẳng lại nhỏ hơn ảnh trong gương cầu lõm. Câu C3: Những cặp nhìn thấy nhau : An +Thanh; An +Hải Thanh +Hải; Hải + Hà. III/-Trò chơi ô chữ: V Ậ T S Á N G N G U Ồ N S Á N G Ả N H Ả O N G Ô I S A O P H Á P T U Y Ế N B Ó N G T Ố I G Ư Ơ N G P H Ẳ N G Từ hàng dọc là : ánh sáng 4.4. Tổng kết - Phát biểu định luật về sự truyền thẳng ánh sáng? - Định luật phản xạ ánh sáng ? - Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. - Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. - Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới 4.5. Hướng dẫn học tập : * Đối với bài học ở tiết này : Xem lại các bài tập đã sữa *Đối với bài học ở tiết tiếp theo : Tiết sau kiểm tra 1 tiết, học thuộc ghi nhớ các bài trong chương I và xem lại các bài tập trong svbt và sbt 5. PHỤ LỤC :
Tài liệu đính kèm: