Giáo án Vật lý 7 - Chương 2: Âm học - Bài 13: Môi trường truyền âm - Hoàng Đình Tuấn - Trường THPT Tà Long

A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm.

 Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong các chất rắn , lỏng, khí.

 2. Kĩ năng : Biết làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền được qua các môi trường nào

 3. Thái độ : Nghiêm túc trong học tập.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

 Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm

 C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 1. Giáo viên: Một bộ TN như của nhóm. Bộ TN hình 13.4

 2. Học sinh : Mỗi nhóm HS:

+ 2 trống, 2 quả banh, dùi

+ 1 bình to đựng đầy nước

+ 1 nguồn phát âm trong bình nhỏ

 + Nguồn điện, phiếu học tập

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1486Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chương 2: Âm học - Bài 13: Môi trường truyền âm - Hoàng Đình Tuấn - Trường THPT Tà Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT14 
 Ngày soạn: / /
	 BÀI 13 : MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM 
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm.
 Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong các chất rắn , lỏng, khí.
 2. Kĩ năng : Biết làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền được qua các môi trường nào 
 3. Thái độ : Nghiêm túc trong học tập. 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm
 C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 1. Giáo viên: Một bộ TN như của nhóm. Bộ TN hình 13.4
 2. Học sinh : Mỗi nhóm HS:
+ 2 trống, 2 quả banh, dùi
+ 1 bình to đựng đầy nước
+ 1 nguồn phát âm trong bình nhỏ
 + Nguồn điện, phiếu học tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức:
 + Ổn định lớp:
 + Kiểm tra sĩ số: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
 HS1: Biên độ dao động là gì? Mối quan hệ giữa âm to, âm nhỏ và biên độ dao động? 
 HS2: Trình bày 1TN khẳng định mối quan hệ giữa âm to, âm nhỏ và biên độ dao động?
III. Nội dung bài mới:
 1. Đặt vấn đề: Ngày xưa, để phát hiện tiếng vó ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Vậy âm đã truyền từ nguồn phát âm đến tai người nghe như thế nào , qua những môi trường nào? 
 2. Triển khai bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về môi trường truyền âm
GV: Đề xuất một phương án TN tiến hành nghiên cứu sự truyền âm trong chất khí
HS: Đề xuất phương án (nếu có)
GV: Nếu HS không tự đề xuất được phương án thì yêu cầu HS đọc SGK và cho biết để tiến hành nghiên cứu sự truyền âm trong chất khí thì:
 + Cần những dụng cụ gì
 + Cách bố trí và tiến hành TN
HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV
GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, bố trí tiến hành TN hình 13.1, trả lời C1, C2
HS: Các nhóm
 + Nhận dụng cụ, phân công trong nhóm
+ Bố trí và tiến hành TN
 + Quan sát hiện tượng và trả lời C1, C2
GV: Hướng dẫn các nhóm làm TN và rút ra nhận xét từ kết quả TN
HS: Các nhóm cử đại diện trình bày 
GV: Hướng dẫn các nhóm cùng trao đổi thống nhất kết quả
HS:Trao đổi toàn lớp thống nhất kết quả
 C1: Hiện tượng xảy ra với quả cầu bấc: rung động và lệch ra khỏi vị trí ban đầu.
 Hiện tượng đó chứng tỏ âm đã được không khí truyền từ mặt trống thứ 1 đến mặt trống thứ 2.
 C2: Quả cầu bấc thứ 2 lệch khỏi vị trí ban đầu ít hơn so với quả cầu thứ 1. 
 Điều đó chứng tỏ độ to của âm càng giảm khi càng ở xa nguồn âm 
GV: TN này chứng tỏ âm truyền được trong môi trường nào?
HS: Chất khí
GV: Phân nhóm làm TN
 Hướng dẫn HS làm TN nghiên cứu sự truyền âm trong chất rắn (Gọi 4 HS lên bảng thực hiện mẫu, GV làm nhóm trưởng)
- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm:
 + Một bạn đứng ở một đầu bàn làm nhiệm vụ gõ (bạn A)
+ Một bạn (nhóm trưởng) đứng ở khoảng giữa bàn làm nhiệm vụ trọng tài (nhóm trưởng)xác nhận tiếng gõ của bạn 1 (bạn B)
+ Một bạn đứng ở cuối bàn, áp tai xuống bàn làm nhiệm vụ đếm tiếng gõ của bạn A (bạn C) 
+ Một bạn đứng ở cuối bàn, nhắm mắt, quay lưng vào bàn, đếm tiếng gõ của bạn A (bạn D)
 + Một bạn làm thư kí ghi lại các kết quả thí nghiệm
- Trọng tài yêu cầu các bạn vào vị trí làm việc
 + Bạn A gõ nhẹ vào mặt bàn một số lần (tuỳ ý)
 + Bạn C và bạn D thực hiện đúng yêu cầu và đếm tiếng gõ của bạn A
- Các bạn A,B,C,D báo cáo kết quả. Thư kí ghi kết quả vào bảng kết quả bcth
- Làm thí nghiệm như trên 3 lần
HS: Các nhóm theo dõi hướng dẫn của GV
GV: Yêu cầu các nhóm tổ chức chơi
HS: Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn
GV: Theo dõi, hướng dẫn các nhóm thực hiện
HS: Thư kí các nhóm cử đại diện trình bày
GV: TN này chứng tỏ âm truyền được trong môi trường nào?
HS: Chất rắn
GV: Đề xuất một phương án TN tiến hành nghiên cứu sự truyền âm trong chất lỏng
HS: Đề xuất phương án (nếu có)
GV: Nếu HS không tự đề xuất được phương án thì yêu cầu HS đọc SGK và cho biết để tiến hành nghiên cứu sự truyền âm trong chất lỏng thì:
 + Cần những dụng cụ gì
 + Cách bố trí và tiến hành TN
HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV
GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, bố trí tiến hành TN hình 13.3, trả lời C4
HS: Các nhóm
 + Nhận dụng cụ, phân công trong nhóm
+ Bố trí và tiến hành TN
 + Quan sát hiện tượng và trả lời C4
GV: Hướng dẫn các nhóm làm TN và rút ra nhận xét từ kết quả TN
HS: Các nhóm cử đại diện trình bày 
GV: Hướng dẫn các nhóm cùng trao đổi thống nhất kết quả
HS:Trao đổi toàn lớp thống nhất kết quả
 C4: Âm truyền đến tai qua những môi trường khí, rắn, lỏng
GV: Giới thiệu dụng cụ và cách tiến hành 
 Yêu cầu HS nghe tiếng tiếng chuông phát ra trong ba trường hợp:
+ Trong bình đầy không kkí
+ Hút dẫn không khí
+ Hút hết không khí
HS: Theo dõi hướng dẫn
GV: Làm TN
HS: Theo dõi hiện tượng xãy ra
GV: Mô tả hiện tượng các em vừa theo dõi
HS: Ban đầu chuông kêu to, sau đó nhỏ dần và cuối cùng tắt hẵn
GV: Môi trường không có không khí gọi là môi trường chân không. Vậy qua TN này chứng tỏ âm có truyền được trong chân không hay không?
HS: Không
GV: Khắc sâu kiến thức về môi trường chân không (con ngư\ời không thể sống đợc trong môi trường này)
GV: Qua 4 TN, các em hãy rút ra kết luận bằng cách làm C5 vào vở
HS: Làm C5
GV: Hướng dẫn cả lớp trao đổi thống nhất
I. Môi trường truyền âm
 1. Thí nghiệm
 a) Sự truyền âm trong chất khí
 * Thí nghiệm
 * Nhận xét: 
 - Âm truyền được trong môi trường chất khí
 - Độ to của âm càng giảm khi càng ở xa nguồn âm 
 b) Sự truyền âm trong chất rắn
 * Thí nghiệm
 * Nhận xét: Âm truyền được trong môi trường chất rắn
 b) Sự truyền âm trong chất lỏng
 * Thí nghiệm
 * Nhận xét: Âm truyền được trong môi trường chất khí, rắn, lỏng
 d) Âm có thể truyền được trong chân không hay không?
 * Thí nghiệm
 * Nhận xét: Âm không truyền được trong môi trường chân không
 2. Kết luận
 - Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua môi trường chân không.
 - Ở các vị trí càng xa (hoặc gần) nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ (hoặc to)
HOẠT ĐỘNG 2: Nghiên cứu về vận tốc truyền âm
GV: Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời C6
HS: Đọc SGK và trả lời C6
GV: Hướng dẫn cả lớp trao đổi thống nhất
HS: Vận tốc truyền âm qua nước nhỏ hơn qua thép và lớn hơn qua không khí.
GV: Khái quát kiến thức về vận tốc truyền âm 
II. Vận dụng
Nói chung, vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng , trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
HOẠT ĐỘNG 3: 	 Vận dụng
HS: Trả lời C7, C8, C9, C10
GV: Hướng dẫn
HS: Trình bày câu trả lời
 Nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời
GV: Chốt câu trả lời đúng
II. Vận dụng
 C7: Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường không khí
 C8: Khi bơi ở dưới nước có thể nghe thấy tiếng sùng sục của bong bóng nước
 C9: Vì mặt đất truyền âm nhanh hơn không khí nên ta nghe được tiếng vó ngựa từ xa khi ghé tai sát mặt đất.
 C10: Không thể nói chuyện bình thường được vì chân không thể truyền được âm.
 IV. Củng cố: HS đọc ghi nhớ, đọc có thể em chưa biết
 V. Dặn dò : Học bài cũ, làm bài tập SBT
 Nghiên cứu bài mới: PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG 
 (Em đã từng nghe được tiếng vang ở đâu)

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 13. Môi trường truyền âm - Hoàng Đình Tuấn - Trường THPT Tà Long.doc