Giáo án Vật lý 7 - Chương 2: Âm học - Bài 10: Nguồn âm

 A/ MỤC TIÊU

 I/ MỤC TIÊU

 1) Kiến thức: - Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm.

 - Nhận biết được 1 số nguồn âm thường gặp trong đời sống.

2,Kỹ năng: Quan sát, TN kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động.

 3) Thái độ: Yêu thích môn học

 II/ CHUẨN BỊ:

 1, Giáo viên: 1 sợi dây cao su mảnh, 1 trống, 1 dùi, âm thoa, hộp cộng hưởng, tờ giấy, lá chuối.

 2, Học sinh: 1 cốc nước, nghiên cứu bài ở nhà.

 B/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 I/ ỔN ĐỊNH:

 II/ KIỂM TRA:

 III/ BÀI MỚI:

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1987Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chương 2: Âm học - Bài 10: Nguồn âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 11 : Nguồn âm
 A/ Mục tiêu
 I/ Mục tiêu
	1) Kiến thức: - Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm.
	 - Nhận biết được 1 số nguồn âm thường gặp trong đời sống.
2,Kỹ năng: Quan sát, TN kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động.
	3) Thái độ: Yêu thích môn học
 II/ Chuẩn bị:
	1, Giáo viên: 1 sợi dây cao su mảnh, 1 trống, 1 dùi, âm thoa, hộp cộng hưởng, tờ giấy, lá chuối.
	2, Học sinh: 1 cốc nước, nghiên cứu bài ở nhà.
 B/ Các hoạt động dạy - học:
 I/ ổn định:
 II/ Kiểm tra:
 III/ Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
HĐ1: Tạo tình huống HT (5/)
- Y/c HS tìm hiểu mục tiêu của chương II.
Hỏi: Chương âm học nghiên cứu các hình tượng gì?
- Yêu cầu học sinh đọc n/d phần mở bài.
Hỏi: Mục đích nghiên cứu của bài học hiện nay là gì?
HĐ2: Nhận biết nguồn âm (10/)
Bây giờ tất cả chúng ta hãy cùng nhau giữ im lặng và lắng tai nghe được và tìm xem chúng được phát ra từ đâu?
-> Giáo viên thông báo về nguồn âm
Hỏi: Hãy kể tên một số nguồn âm mà em biết?
HĐ3: Tìm hiểu đặc điểm chung của nguồn âm (15/)
- Giáo viên đưa ra 1 dây cao su.
Hỏi: Dây cao su này có phải là 1 nguồn âm không?
Hỏi: Hãy tìm cách để chơ sợi dây cao su này phát ra âm?
- Giáo viên phát dây cao su cho các nhóm.
* Yêu cầu: Chúng ý quan sát trạng thái của dây cao su.
- Giáo viên: Dây cao su trong thí nghiệm này là một nguồn âm, nó vừa phát ra âm vừa rung động quanh vị trí cơ bản. Vậy các nguồn âm khác khi phát ra âm có đặc điểm gì? Nó có giống với sợi dây cao su không?
-> Nghiên cứu phần II
- GV: Cô có 2 vật: cái trống và cái âm thoa
+ Khi gõ vào mặt trống ta nghe được âm thanh.
Hỏi: Vật nào đã phát ra âm?
Hỏi: Theo em mặt trống có rung động không khi phát ra âm?
Hỏi: Hãy thảo luận, nêu phương án kiểm tra?
-> Giáo viên tóm tắt các phương án kiểm tra
* Kiểm tra sự rung động cuả mặt trống:
 +Gõ -> sờ tay vào mặt trống
 +Đặt mẫu xốp (giấy vụn) bên mặt 
 trống và gõ.
 +Đặt qủa cầu xốp vào sát tâm trống
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm kiểm tra
Hỏi: Mặt trống có rung động không?
- Giáo viên: Sợi dây cao su, mặt trống đều rung động và phát ra âm. Các nguồn âm khác có đặc điểm giống vậy hay không?
-> Giáo viên giới thiệu 1 âm thoa: Khi gõ nhẹ vào 1 nhánh âm thoa -> âm thoa phát ra âm - > hộp cộng hưởng sẽ giúp ta nghe rõ âm hơn.
Hỏi: Theo em âm thoa có rung động không?
Hỏi: Hãy thảo luận nêu phương án kiểm tra?
-> Giáo viên ghi tóm tắt:
 Cảm nhận bằng tay
 Đặt quả cầu sát vào 1 nhánh của âm thoa.
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm kiểm tra
- Giáo viên giới thiệu về khái niện dao động.
- Hỏi: Qua các TN trên ta có kết luận gì?
HĐ4: Vận dụng
Hỏi: Hãy tìm các làm cho tờ giấy, lá chuối phát ra âm?
- Giáo viên đưa ra một số lọ nhỏ.
Hỏi: Làm thế nào để huýt được sáo?
Hỏi: Bộ phận nào đã dao động và phát ra âm?
Hỏi: Hãy nêu phương án kiểm tra xem đúng khi đó cột không khí trong lọ dao động không?
-> Yêu cầu học sinh tiến hành kiểm tra.
Hỏi : Kể tên một số nhạc cụ có trong thực tế?
Hỏi: Bộ phận nào dao đông phát ra âm thanh (ở các nhạc cụ trên)?
- Giáo viên giới thiệu dàn ống nghiệm.
-> dùng thìa gõ nhẹ vào giàn ống nghiệm.
Hỏi: Theo em bộ phận nào dao động phát ra âm?
Hỏi: ống nào phát ra âm trầm nhất?
Hỏi: ống nào phát ra âm bổng nhất?
- Giáo viên phát ra hai ống nghiệm cho các nhóm học sinh 
-> yêu cầu thổi vào ống nghiệm và cho nhận xét.
Hỏi: Khi thổi, bộ phận nào dao động và phát ra âm? 
Hỏi: ống nào phát ra âm trầm nhất? Âm bổng nhất?
- Cá nhân tìm hiểu, m/tiêu của chương II
-> Trả lời câu hỏi
- Học sinh đọc SGK -> nêu mục đích của bài học: Âm thanh được tạo ra như thế nào?
I, Nhận biết nguồn âm:
Học sinh cả lớp giữ im lặng lắng tai nghe -> cho biết âm thanh nghe được phát ra từ đâu.
Liên hệ thực tế lấy ví dụ về 1 số nguồn âm... đàn, sáo, vổ tay...
Ghi vở:Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
II, Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
+ Không
Học sinh tìm cách: kéo căng sợi dây cao su ra ->gẫy và quan sát.
+ Học sinh: mặt trống đã phát ra âm
+ Mặt trống có rung động
- Học sinh thảo luận nêu phương án kiểm tra
Các nhóm nhận dụng cụ, làm TN k/tra, N1, N4: làm với xốp.
N2, N3: Kiểm tra với quả cầu xốp có dây treo.
-> Nêu kết luận: mặt trống rung động và phát ra âm
..
- Học sinh các nhóm làm thí nghiệm kiểm tra
-> Ghi vở.
Sự rung động(CĐ) qua lại vị trí cân bằng của sợi dây cao su,mặt trống gọi là dao động .
Học sinh hoàn thành câu kết luận.
Khi phát ra âm ,các vật đều dao động.
III, Vận dụng:
- Học sinh nêu cách làm:
+Tờ giấy: Búng vào giấy, vo lại....
+ Lá chuối: Làm kèn,vẩy nhẹ, búng vào lá...
- Học sinh: Thổi vào lọ - > không khí trong lọ dao động phát ra âm.
- Nêu phương án kiểm tra: cho mẫu xốp (giấy vụn) vào lọ, để tay sát miệng lọ...
-> Học sinht tiến hành kiểm tra
Học sinh kể tên các nhạc cụ: Đàn ghi ta, sáo...
-> Kể tên các bộ phận dao động phát ra âm ở các nhạc cụ trên.
Quan sát 1 đàn ống No
- Chú ý lắng nghe âm thanh phát ra -> nêu nhận xét
+ Nước và thành ống No dao động phát ra âm.
+ ống nhiều nước: Trầm nhất
+ ống ít nước: Bổng nhất.
b,Thổi vào ống nghiệm:
- Học sinh các nhóm nhận dụng cụ -> thổi vào 2 ồng No -> nêu nhận xét.
+Bộ phận phát ra âm:cột không khí trong ống.
+ống nhiều nước :Âm bổng nhất.
+ống ít nước:Âm trầm nhất
IV/củng cố: - Yêu cầu đọc mục “CT2 em chưa biết”
	Hỏi: Bộ phận nào trong cổ phát ra.
	Hỏi: Nêu phương án kiểm tra xem có đúng dây thanh quản trong cổdao động không?
V/ Hướng dẫn học bài:
	 - Học thuộc bài theo vở + SGK
	 - Bài tập về nhà: 10.2 -> 10.5 (SBT)
	 - Nghiên cứu bài “Độ cao của âm”
C/ rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Nguồn âm.doc