Giáo án Vật lý 7 - Chương 2: Âm học - Bài 14: Phản xạ - Tiếng vang - Ngô Văn Hùng - Trường THCS Vĩnh Bình Bắc 2

I. MỤC TIÊU :

- Kiến thức :Nắm được hiện tượng ? phản xạ âm và tiếng vang.

- Kỹ năng : Nhận biết vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém (hấp thụ âm ).

- Thái độ : Kể tên một số ứng dụng phản xạ âm .

II. CHUẨN BỊ:

Học sinh :

Xem trước bài học trong SGK trang 40 .

 Giáo viên :

- Dự kiến phương pháp: P2 quan sát , nêu vấn đề , diển giải , trực quan , thí nghiệm .

- Biện pháp: giáo dục học sinh học tập nghiêm túc , ý thức vận dụng phản xạ âm – tiếng vang vào cuộc sống.

- Phương tiện:

+Tranh vẽ hình 14.1 , 14.2 , 14.3 14.4 sách giáo khoa trang 40 ,41 ,42 .

+Bộ thí nghiệm phản xạ âm , tiếng vang .

- Yêu cầu học sinh: Học bài ( bài 14 SGK trang 40) , nội dung phần ghi nhớ , làm bài tập sách bài tập .

- Tài liệu tham khảo:

+ GV: Nghiên cứu SGK, SGV, đọc thêm các tài liệu tham khảo .

+ HS: SGK .

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chương 2: Âm học - Bài 14: Phản xạ - Tiếng vang - Ngô Văn Hùng - Trường THCS Vĩnh Bình Bắc 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 15 – TUẦN 15 	 	 	NGÀY SOẠN : 10/11/2009 
	 	 	NGÀY DẠY : 17/11/2009 	
Bài 14: PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức :Nắm được hiện tượng ? phản xạ âm và tiếng vang.
Kỹ năng : Nhận biết vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém (hấp thụ âm ).
Thái độ : Kể tên một số ứng dụng phản xạ âm .
II. CHUẨN BỊ:
Học sinh :
Xem trước bài học trong SGK trang 40 . 
 Giáo viên :
- Dự kiến phương pháp : P2 quan sát , nêu vấn đề , diển giải , trực quan , thí nghiệm . 
- Biện pháp : giáo dục học sinh học tập nghiêm túc , ý thức vận dụng phản xạ âm – tiếng vang vào cuộc sống. 
- Phương tiện : 
+Tranh vẽ hình 14.1 , 14.2 , 14.3 14.4 sách giáo khoa trang 40 ,41 ,42 .
+Bộ thí nghiệm phản xạ âm , tiếng vang . 
- Yêu cầu học sinh : Học bài ( bài 14 SGK trang 40) , nội dung phần ghi nhớ , làm bài tập sách bài tập . 
- Tài liệu tham khảo :	
+ GV : Nghiên cứu SGK, SGV, đọc thêm các tài liệu tham khảo .
+ HS : SGK . 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1.Ổn định lớp.(1P)
2.Kiểm tra bài cũ.(3P)
1)Âm truyền được qua mội trường nào? Không truyền được qua môi trường nào?
 2)Vận tốc truyền âm ở môi trường nào lớn nhất?.
3.Tiến hành bài mới :(35P)
Lời vào baì :(2p) : 
Trong cơn dông, khi có tia chớp thường kèm theo tiếng sấm. Sau đó còn nghe thấy tiếng ì ầm kéo dài gọi là sấm rền. Tại sao lại có tiếng sấm rền? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu hiện tượng đó
Hoạt động 1(12p) : Phản xạ âm,tiếng vang:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Y /c hs đọc kĩ mục I (sgk/40) để trả lời C1-C3.
Hd: C2,C3 phòng hẹp : không cho âm truyền đi so với phòng rộng như thế nào thời gian âm truyền đến tai và âm phản xạ truyền đến tai như thế nào ?
 Tiếng vang có khi nào ?
Hiện tượng âm truyền đi gặp vật chắn bị dọi ngược lại gọi là hiện tượng phản xạ âm.
Aâm bị dọi lại gọi là âm phản xạ (tiếng vang hay tiếng vọng )
Nhấn mạnh : Âm phản xạ đến tai người gần như cùng một lúc âm to hơn TH này phản xạ âm đóng vai trò khuếch đại âm.
Phòng rộng (ngoài trời) âm phản xạ đến tai ta chậm hơn âm trực tiếp nên ta phận biệt được 2 âm ( nghe 2 lần) 
Tiếng vang.
Vậy muốn có tiếng vang ta cần thực hiện ở đâu ?
Tiếng vang cách âm trực tiếp bao lâu ?
So sánh âm phản xạ và tiếng vang
Đọc và thảo luận trả lời các câu C1 – C3 
Đọc mục I ( sgk).
Thảo luận nhóm trả lời: c1
C2: âm phản xạ và âm truyền trực tiếp đến tai gần như đồng thời nên âm to hơn phòng rộng (ngoài trời).
C3 : âm phản xạ truyền đến tai ta chậm hơn âm trực tiếp.
Cá nhân trả lời.
Đều là âm phản xạ .
Khác : tiếng vang nghe cách âm trực tiếp 1/15s.
I. Âm phản xạ. Tiếng vang
C1:Tiếng vang ở vùng có núi. Vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến núi rồi dội trở lại đến tai ta.
C2: Ta thường nghe thấy âm thanh trong phòng kín to hơn khi ta nghe chính âm thanh đó ngoài trời. Vì ở ngoài trời ta chỉ nghe được âm phát ra, còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ từ tường cùng một lúc nên nghe to hơn.
C3: a. Cả 2 phòng 
 b. Khoản cách giữa người nói và bức tường để nghe được tiếng vang: 
 340 m/s . 1/30s = 11.3 m
Kết luận: 
Aâm dội lại khi gặp vật chắn gọi là âm phản xạ.
tiếng vang là âm phản xạ nghe cách âm trực tiếp 1/15 giây.
Hoạt động 2(12p) : Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Thông báo cho hs:
*Vật có bề mặt :
 cứng nhẵn phản xạ âm tốt
 Mềm, xốp, gồ gề phản xạ âm kém ( hấp thụ âm tốt)
Y/c hs phân biệt vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém C4.
Y/c hs mô tả thí nghiệm 14.2.
Mặt gương là vật phản xạ âm thế nào ? vì sao?
Y/c hs đưa thêm 1 số ví dụ về vật phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém.
Nhóm thực hiện, chọn và sắp xếp, đọc kết quả.
Nhóm còn lại nhận xét
Hs trả lời : mặt gương là vật phản xạ âm tốt ví bề mặt nó cứng nhẵn.
Thảo luận nhóm.
Tường sần sùi : để giảm âm phản xạ vì vật có bề mặt sần sùi thì phản xạ âm kém nên âm thu được hấp thụ làm cho tiếng người hát nghe rõ.
II/ Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.
-Những vật có bề mặt phẳng, nhẵn, cứng phản xạ âm tốt
- Những vật có bề mặt ghồ ghề, mềm, xốp phản xạ âm kém.
Hoạt động 2(9p) : Vận dụng
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Yêu cầu HS làm câu C5, C6, C7, C8 các bài tập trong sách bài tập và phần ghi nhớ.
Y/c hs đọc c5,c6 thảo luận và trả lời.
t= 1s, V=1500m/s
 Thời gian âm truyền đến đáy biển:
t= t/2=1/2s.
Độ sâu của đáy biển :
S = 1500m/s.1/2s = 750m.
Y/c hs thực hiện c8.
Qua bài này ta cần nhớ gì ?
* TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG :Khi thiết kế các rạp hát , cần có biện pháp để tạo ra độ vọng hợp lý để tăng cường âm , nhưng nếu tiếng vọng kéo dài sẽ làm âm nghe như thế nào ? Gây cảm giác như thế nào ? 
C6: dùng tay khum lại để sát vào tai để hứng âm phản xạ vào tay tai giúp ta nghe được âm to, rõ hơn.
Thực hiện c8.
Không rõ , 
Khó chịu 
III. Vận dụng
- Làm bài tập C5, C6, C7, C8
- Chép ghi nhớ
- Làm bài tập trong sách bài tập
4/ Củng cố – tổng kết (04p)
Cho học sinh đọc phần ghi nhớ
Nhận xét giờ học 
5/ Hướng dẫn học sinh về nhà (2p)
Chép ghi nhớ
Đọc “ có thể em chưa biết”
Làm bài tập : 14 .1 – 14 . 3 
Học bài, làm bài tập và xem trước bài 15.
IV – RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 14. Phản xạ - Tiếng vang - Ngô Văn Hùng - Trường THCS Vĩnh Bình Bắc 2.doc