Giáo án Vật lý 7 - Chương 3: Điện học - Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện - Nguyễn Thị Ngọc Hà - Trường THCS Đạ Long

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hóa học, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này.

 - Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện.

2. Kĩ năng: - Kĩ năng mắc mạch điện đơn giản.

3. Thái độ: - Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.

II. Chuẩn bị:

1. GV: - Bộ thí nghiệm gồm: 5 dây nối, 1 công tắc, 1 đoạn dây sắt mỏng, 3 mảnh giấy nhỏ, dây chì cở nhỏ.

2. HS: - 4 bộ dụng cụ tương tự như của giáo viên.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra 15’

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2027Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chương 3: Điện học - Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện - Nguyễn Thị Ngọc Hà - Trường THCS Đạ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 24	 Ngày soạn: 02-02-2015
 Tiết : 24 Ngày dạy : 04-02-2015
Bài 22: 
TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hóa học, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này.
 - Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện.
2. Kĩ năng: - Kĩ năng mắc mạch điện đơn giản. 
3. Thái độ: - Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Bộ thí nghiệm gồm: 5 dây nối, 1 công tắc, 1 đoạn dây sắt mỏng, 3 mảnh giấy nhỏ, dây chì cở nhỏ.
2. HS: - 4 bộ dụng cụ tương tự như của giáo viên.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra 15’
ĐỀ:
Câu 1: Dòng điện là gì? Nêu quy ước của dòng điện?
Câu 2: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện và xác định chiều dòng điện chạy trong mạch của mạch điện gồm: 1 nguồn điện 1 pin, 1 bóng đèn, 1 công tắc đóng và dây dẫn?
ĐÁP ÁN:
Câu 1: Nêu quy ước của dòng điện: Chiều từ cực dương qua dây dẫn và
 các dụng cụ điện sang cực âm của nguồn điện 
Câu 2: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện và xác định chiều dòng điện
 chạy trong mạch của mạch điện gồm: 1 nguồn điện 1 pin, 
1 bóng đèn, 1 công tắc đóng và dây dẫn:
3. Tiến trình:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bi mới:
- Khi có dòng điện trong mạch ta có nhìn thấy các hạt mang điện, các êlectron chuyển động không? Căn cứ vào đâu để biết dòng điện có trong mạch? Đèn sáng, quạt điện quay, bếp điện nóng lên  Đó là những tác dụng của dòng điện. Vậy để xem dòng điện có những tác dụng nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện:
- Cho hs đọc câu C1 sau đó tự trả lời câu C1 vào vở? 
- Cho hs đọc câu C2 và trả lời câu hỏi, quan sát hình 22.1 và nêu các dụng cụ có trong mạch điện?
- Cho nhóm trưởng lên nhận dụng cụ thí nghiệm và các nhóm tiến hành thí nghiệm = > đồng thời trả lời câu hỏi?
- Khi có dòng điện chạy qua dây sắt hoặc dây đồng có làm cho chúng nóng lên không? 
- Do có ý kiến khác nhau vậy ta làm thí nghiệm để kiểm tra xem ý kiến nào là đúng?
- Cho hs nghiên cứu và bố trí thí nghiệm hình 22.2? tiến hành làm thí nghiệm và trả lời C3?
- Qua 2 thí nghiệm em hãy rút ra kết luận?
- Thông báo khi vật nóng tới 5000C thì chúng phát ra ánh sáng nhìn thấy được.
- Với thông tin đã trhu thập hãy trả lời câu hỏi C4?
- C1: Dụng cụ đốt nóng bằng điện gồm: Bóng đèn dây tóc, bếp điên, nồi cơm điện, lò điện, lò sưởi, máy sấy.
C2: Gồm: Nguồn điện, bóng đèn pin, khoá k, dây nối. 
 a. Bóng đèn nóng lên có thể xác nhận bằng cảm giác của tay hoặc bằng nhiệt kế. 
 b. Dây tóc bóng đèn nóng mạnh và phát sáng. 
 c. Dây tóc bóng đèn thường làm bằng vonfram để không bị nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của vonfram là 33700C. 
- Có (vì quan sát thấy những dây dẫn bị nóng lên làm chảy lớp nhựa bộc bên ngoài). 
- Không (vì em sờ dây điện ở nhà không thấy nóng) 
- Hoạt động nhóm làm TN, thảo luân, trả lời câu hỏi 
C3: a. Mảnh giấy bị cháy, rơi xuống.
 b. Dòng điện làm cho dây sắt nóng lên nên làm cho giấy bị cháy đứt.
Kết luận: 
- Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn nóng lên.
- Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.
C4: Khi đó cầu chì nóng lên tới nhiệt độ nóng chảy và bị đứt. Mạch điện hở tránh được hư hại và tổn that có thể xảy ra
I-Tác dụng nhiệt: 
- C1: Dụng cụ đốt nóng bằng điện gồm: Bóng đèn dây tóc, bếp điện, nồi cơm điện, lò điện, lò sưởi, máy sấy.
C2: Gồm: Nguồn điện, bóng đèn pin, khoá k, dây nối. 
 a. Bóng đèn nóng lên có thể xác nhận bằng cảm giác của tay hoặc bằng nhiệt kế. 
 b. Dây tóc bóng đèn nóng mạnh và phát sáng. 
 c. Dây tóc bóng đèn thường làm bằng vonfram để không bị nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của vonfram là 33700C. 
- Có (vì quan sát thấy những dây dẫn bị nóng lên làm chảy lớp nhựa bộc bên ngoài). 
- Không (vì em sờ dây điện ở nhà không thấy nóng) 
- Hoạt động nhóm làm TN, thảo luân, trả lời câu hỏi 
C3: a. Mảnh giấy bị cháy, rơi xuống.
 b. Dòng điện làm cho dây sắt nóng lên nên làm cho giấy bị cháy đứt.
Kết luận: 
- Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn nóng lên.
- Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.
C4: Khi đó cầu chì nóng lên tới nhiệt độ nóng chảy và bị đứt. Mạch điện hở tránh được hư hại và tổn thất có thể xảy ra.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện: 
- Một trong những tác dụng quan trọng của dòng điện là tác dụng phát sáng. Nhiều loại đèn điện hoạt động dựa trên nguyên tắc này, chúng ta sẽ nghiên cứu bóng đèn bút thử điện và điốt phát quang. 
- Cho hs quan sát hình 22.3 và bóng đèn bút thử dđiện thật => từ đó y/c hs thảo luận câu hỏi C5, C6 -> thống nhất nội dung trả lời?
- Cho hs xem hình 22.4 và đèn điốt phát quang thật?
- Phát cho hs mỗi nhóm 1 bóng và cặp pin từ đó các nhóm tiến hành làm thí nghiệm như SGK để thực hiện câu 2b?
- Từ câu trả lời trên y/c hs rút ra kết luận?
- Thông báo đèn LED thường dùng: trong tivi, radio, điện thoạiđặc điểm của đèn LED bền rẻ tiền.
- Quan sát hình SGK và bóng đèn thật => trả lời câu hỏi:
C5: Hai đầu dây trong bóng đèn bút thử điện tách rời nhau 
C6: Đèn của bút thử điện sáng do không khí ở giữa 2 đầu dây bên trong bút thử điện phát sáng 
Kết luận: dòng điện chạy qua chất khí trong bóng bút thử điện làm cho chất khí này phát sáng.
- HS quan sát.
- Tiến hành làm theo hướng dẫn của GV.
II-Tác dụng phát sáng:
1. Bóng đèn bút thử điện: 
- Quan sát hình SGK và bóng đèn thật => trả lời câu hỏi:
C5: Hai đầu dây trong bóng đèn bút thử điện tách rời nhau 
C6: Đèn của bút thử điện sáng do không khí ở giữa 2 đầu dây bên trong bút thử điện phát sáng 
Kết luận: dòng điện chạy qua chất khí trong bóng bút thử điện làm cho chất khí này phát sáng.
2. Đèn điốt phát quang (đèn LED): 
C7: Đèn điốt phát sáng khi bản kim loại nhỏ bên trong của đèn được nối với cực dương của pin va 2bản kim loại to được nối với cực âm của pin 
Kết luận: Đèn điốt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua 1 chiều nhất định và khi đó bóng đèn phát sáng.
Hoạt động 4: Vận dụng: 
- Cho hs làm việc cá nhân trả lời C7, C8, C9? 
C8: Không có trường hợp nào. 
C9: HS tự làm.
III. Vận dụng:
C8: Không có trường hợp nào. 
C9: Nối bản kim loại nhỏ của đèn LED với cực A của nguồn điện và đóng công tắc k. Nếu đèn LED sáng thì cực A là cực dương của nguồn điện, nếu đèn không sáng thì cực A là cực âm còn cực B là cực dương của nguồn điện. 
IV. Củng cố: - Gọi 1 đến 2 hs đọc phần ghi nhớ SGK? 
V. Hướng dẫn về nhà: - Làm bài tập 22.1 ->22.2 SBT, học thuộc nội dung bài học. 
 - Y/c hs đọc phần có thể em chưa biết, chuẩn bị bài mới bài 23 SGK.
VI. Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................................
..................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 22. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện - Nguyễn Thị Ngọc Hà - Trường THCS Đạ Lon.doc