Giáo án Vật lý 7 - Chương 3: Điện học - Bài 24: Cường độ dòng điện - Nguyễn Thị Hồng Thúy - Trường THCS Tân Hiệp

1 / MỤC TIÊU

Hoạt động 1: Tìm hiều cường độ dòng điện và đơn vị đo cường độ dòng điện:

 1.1 / Kiến thức:

Học sinh biết:

+ Nêu được Ampe kế là dụng cụ phát hiện và cho biết dòng điện mạnh hay yếu.

+ Nêu được đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe, kí hiệu là A.

Học sinh hiểu:

Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.

 1.2 / Kĩ năng:

Học sinh thực hiện được: Lắp mạch điện đơn giản.

Học sinh thực hiện thành thạo: Thí nghiệm đơn giản và báo cáo thí nghiệm.

 1.3 / Thái độ:

Thói quen: Tự giác, tích cực.

Tính cách: Tự tin, mạnh dạn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu Ampe kế và đo cường độ dòng điện:

 2.1 / Kiến thức:

Học sinh biết: Nêu được Ampe kế là dụng cụ để đo cường độ dòng điện.

Học sinh hiểu: Phân biệt được Ampe kế với các dụng cụ đo khác.

 2.2 / Kĩ năng

Học sinh thực hiện được: Lắp mạch điện đơn giản, sử dụng Ampe kế có GHĐ phù hợp để đo cường độ dòng điện.

Học sinh thực hiện thành thạo: Thí nghiệm đơn giản và báo cáo thí nghiệm.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chương 3: Điện học - Bài 24: Cường độ dòng điện - Nguyễn Thị Hồng Thúy - Trường THCS Tân Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29 tiết PPCT 28
Ngày dạy: 21/ 03/2014
Bài 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
1 / MỤC TIÊU
Hoạt động 1: Tìm hiều cường độ dòng điện và đơn vị đo cường độ dòng điện:
 1.1 / Kiến thức:
Học sinh biết:
+ Nêu được Ampe kế là dụng cụ phát hiện và cho biết dòng điện mạnh hay yếu.
+ Nêu được đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe, kí hiệu là A.
Học sinh hiểu: 
Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.
 1.2 / Kĩ năng:
Học sinh thực hiện được: Lắp mạch điện đơn giản.
Học sinh thực hiện thành thạo: Thí nghiệm đơn giản và báo cáo thí nghiệm.
 1.3 / Thái độ: 
Thói quen: Tự giác, tích cực.
Tính cách: Tự tin, mạnh dạn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Ampe kế và đo cường độ dòng điện:
 2.1 / Kiến thức:
Học sinh biết: Nêu được Ampe kế là dụng cụ để đo cường độ dòng điện.
Học sinh hiểu: Phân biệt được Ampe kế với các dụng cụ đo khác.
 2.2 / Kĩ năng
Học sinh thực hiện được: Lắp mạch điện đơn giản, sử dụng Ampe kế có GHĐ phù hợp để đo cường độ dòng điện. 
Học sinh thực hiện thành thạo: Thí nghiệm đơn giản và báo cáo thí nghiệm.
 2.3 / Thái độ 
Thói quen: Tự giác, tích cực.
Tính cách: Tự tin, mạnh dạn.
2 / NỘI DUNG HỌC TẬP
 - Cường độ dòng điện và đơn vị đo của cường độ dòng điện.
 - Ampe kế và mắc Ampe kế để đo cường độ dòng điện
3/ CHUẨN BỊ
 3.1 / Giáo viên:
- Ampe kế có GHĐ từ 1A trở lên và có ĐCNN là 0,05 A.
- Bộ chỉnh lưu hạ thế, 1 biến trở.
- Dây nối, bóng đèn 6V.
- Công tắc.
 3.2 / Học sinh: 	
- Đọc và nghiên cứu bài mới.
4 / TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 / Ổn định tổ chức và kiểm diện:( 1 phút) 
- Lớp 7A1: ..
- Lớp 7A2:..
- Lớp 7A3: .
 4.2 .Kiểm tra miệng: Không có
 4.3. Tiến trình bài học : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG HỌC TẬP
Vào bài( 5 phút)
GV: Nêu các tác dụng của dòng điện?
HS: Trả lời.
GV: Mắc sẵn mạch điện như hình 24.1.
 Bóng đèn hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện? 
HS: Dựa trên tác dụng phát sáng của dòng điện. 
GV di chuyển con chạy của biến trở, gọi học sinh nhận xét độ sáng của bóng đèn.
HS1: Bóng sáng mạnh. 
HS2: Bóng lúc sáng yếu lúc sáng mạnh.
GV: Khi đèn sáng mạnh là lúc cường độ dòng điện qua đèn lớn hơn. Như vậy dựa vào ta dựa vào tác dụng của dòng điện mạnh hay yếu có thể xác định cường độ dòng điện. Cường độ dòng điện là đại lượng vật lí, nó có kí hiệu và đại lượng riêng, có dụng cụ đo riêng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. 
Hoạt động 1: Tìm hiều cường độ dòng điện và đơn vị đo cường độ dòng điện( 10 phút) 
.
GV: Nêu dung cụ TN và cách tiến hành.
 Thông báo: Biến trở là dụng cụ để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch. 
Cách tiến hành: mắc mạch theo sơ đồ. 
HS: Quan sát và lắng nghe.
GV: Tiến hành lại TN, dich chuyển biến trở, yêu cầu HS quan sát Ampe kế khi đèn sáng mạnh, sáng yếu.( Chưa yêu cầu HS đọc chỉ số Ampe kế.
HS: Trà lời:
HS: Nhận xét.
GV kết luận
GV: Nêu kí hiệu và đơn vị đo cường độ dòng điện?
HS: Hoạt động cá nhân trả lời.
GV: Ampe kế có mấy loại, cách sữ dụng như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần tiếp theo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Ampe kế và đo cường độ dòng điện.( 20 phút)
 GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu Ampe kế.
+ Đưa ra 2 đồng hồ giống hệt nhau. Giới thiệu Ampe kế. Điểm nào trên mặt đồng hồ giúp ta phân biệt được Ampe kế với các dụng cụ khác.
+ Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm GHĐ và ĐCNN .
HS: +Trên mặt Ampe kế có ghi lí hiệu: A, mA.
 + ĐCNN: khoảng cách liên tiếp giữa 2 vạch chia. GHĐ: là khoảng cách lớn nhất mà dụng cụ có thể đo được.
HS hoạt động theo nhóm trả lời câu hỏi C1.
GV: gọi 1 nhóm lên trả lời, nhóm khác nhận xét.
GV kết luận: 
GV: Nêu kí hiệu của Ampe kế?
HS: Hoạt động cá nhân trả lời .
GV: Vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.1?
HS: Hoạt độngcá nhân vẽ mạch điện.
GV: Gọi 1 HS vẽ trên bảng.
 HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét.	
GV: Treo bảng số liệu 2, Hãy cho biết Ampe kế của nhóm có thể đo cường độ dòng điện của dụng cụ nào?
HS: Dựa vào bảng số liệu và GHĐ của Ampe kế để trả lời câu hỏi.
GV lưu ý HS: 
GV: Phát dụng cụ TN cho các nhóm. GV kiểm tra Ampe kế điều chỉnh đúng vạch số 0.
HS: Nêu các dụng cụ TN hình 24.3
 Cách tiến hành TN.
GV: Nhận xét.
HS: Hoạt động theo nhóm đo cường độ dòng điện nguồn 1 pin và 2 pin.
GV: Hướng dẫn, theo dõi và nhắc nhở HS làm TN
Lưu ý: Chốt “+” mắc với cực “+” của nguồn, không được mắc trực tiếp chốt “+”, chốt “- “ của Ampe kế không mắc trực tiếp với hai cực của nguồn.
Khi sữ dụng Ampe kế đo cường độ dòng điện Ampe kế như thế nào? 
Đặt mắt thế nào để đọc kết quả chính xác?
HS: Báo cáo TN, hoàn thành mục 5, 6 va kết luận.
HS hoạt động cá nhân làm C4, C5
I.Tìm hiều cường độ dòng điện và đơn vị đo cường độ dòng điện 
1. Quan sát thí nghiệm.
Ampe kế là dụng cụ đo cường độ dòng điện, cho biết dòng điện mạnh hay yếu.
KL: Với một bóng đèn nhất định, khi đèn sáng càng mạnh thì chỉ số Ampe kế càng lớn.
2. Cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện có kí hiệu: I
Đơn vị đo: Ampe 
Kí hiệu: A
1mA = 0,001; 1A= 1000mA.
II. Ampe kế và sữ dụng Ampe kế để đo cường độ dòng điện
Ampe kế
C1: a)
Ampe kế
GHĐ
ĐCNN
Hình 24.2a
100 mA
10 mA
Hình 24.2b
6 A
0,5 mA
b) Ampe kế hình 24.2a và 24.2b dung kim chỉ thị. Ampe kế hình 24.2c hiện số
 c) Ở các chốt của Ampe kế có ghi dấu “+” chốt dương. Dấu “ –“ chốt âm.
2. Đo cường độ dòng điện
A
Kí hiệu:
A
Sơ đồ:	 
_
+
Lưu ý: Chọn Ampe kế có GHĐ phù hợp để đo cường độ dòng điện của dụng cụ, Ampe kế có ĐCNN càng nhỏ thì độ chính xác càng cao.
C2
Dòng điện đi qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng sáng.( Cường độ dòng điện càng nhỏ thì đèn sang càng yếu.)
C4: 2a, 3b, 4c. 
C5: a
5/ TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP( 9 phút)
 5.1/ Tổng kết 
Đổi các đơn vị cho các giá trị sau đây:
a) 0,175 A= ..mA.	c) 1250mA =  A.
b) 0,38A = ... mA.	d) 280 mA= . A.
5.2 / Hướng dẫn học tập
 Đối với bài học ở tiết này:
- Học thuộc ghi nhớ sgk.
- Làm bài tập: 24.1- 24.4 SBT.
- Đọc phần có thể em chưa biết trang 68 SGK.
 Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Đọc bài 25: HIỆU ĐIỆN THẾ. Trả lời câu hỏi:
	+ Kí hiệu của hiệu điện thế, đơn vị của hiệu điện thế.
 + Dụng cụ đo hiệu điện thế.
+ Cách đo hiệu điện thế.
6 /PHỤ LỤC: Không có.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 24. Cường độ dòng điện - Nguyễn Thị Hồng Thúy - Trường THCS Tân Hiệp.doc