Giáo án Vật lý 7 - Chương 3: Điện học - Bài 24: Cường độ dòng điện

A.MỤC TIÊU.

1) Kiến thức.

- Kể tên các tác dụng từ, hóa, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này.

- Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện.

2) Kĩ năng.

- Nhận biết và phân biệt các tác dụng của dụng cụ điện về tác dụng từ, hoá học, sinh lí.

- Lắp được mạch điện đơn giản về tác dụng từ

3) Thái độ.

- Nghiêm túc trong hoạt động nhóm, an toàn khi sử dụng điện.

B. CHUẨN BỊ

1) Giáo viên:

- Một vài nam châm vĩnh cửu

- Một vài mẩu dây nhỏ bằng sắt, thép, đồng, nhôm.

- Một chuông điện dùng với hiệu điện thế 6V

- Một acquy loại 12V

- Một công tắc

- Một bóng đèn loại 6V

- Một bình đựng dung dịch đồng sunfat với nắp nhựa có gắn sẵn hai điện cực bằng than chì

 

docx 13 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1900Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chương 3: Điện học - Bài 24: Cường độ dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 23: TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HOÁ HỌC
VÀ TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA DÒNG ĐIỆN
 Tiết PPCT: 26
Ngày
Lớp
7a1
7a2
A.MỤC TIÊU.
1) Kiến thức.
- Kể tên các tác dụng từ, hóa, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này.
- Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện.
2) Kĩ năng.
- Nhận biết và phân biệt các tác dụng của dụng cụ điện về tác dụng từ, hoá học, sinh lí.
- Lắp được mạch điện đơn giản về tác dụng từ
3) Thái độ.
- Nghiêm túc trong hoạt động nhóm, an toàn khi sử dụng điện.
B. CHUẨN BỊ
1) Giáo viên: 
- Một vài nam châm vĩnh cửu
- Một vài mẩu dây nhỏ bằng sắt, thép, đồng, nhôm.
- Một chuông điện dùng với hiệu điện thế 6V
- Một acquy loại 12V
- Một công tắc
- Một bóng đèn loại 6V
- Một bình đựng dung dịch đồng sunfat với nắp nhựa có gắn sẵn hai điện cực bằng than chì
- 6 đoạn dây nối, mỗi đoạn dài khoảng 40cm
-Tranh vẽ to sơ đồ chuông điện
2) Học sinh:
- 1 cuộn dây đã cuốn sẵn dùng làm nam châm điện. Nếu không có thì cần chuẩn bị 1 lõi sắt non dài 10cm và 10m dây đồng có võ cách điện
- 2 pin loại 1,5V trong đế lắp pin
- 1 công tắc
- 5 đoạn dây nối, mỗi đoạn khoảng 30cm
- 1 kim nam châm ( kim la bàn )
- Một vài đinh sắt ( thép) nhỏ hoặc một vài mẩu dây nhỏ bằng sắt hay thép
- Một vài mẩu dây đồng hay dây nhôm.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1) Ổn định , kiểm tra kiến thức cũ: (5’)
Câu 1: 7a2 
- Nêu tác dụng của dòng điện mà em biết.
- Chữa bài 22.1, 22.3.
Câu 2 : 7a1
-Nêu nội dung bài 22 và chữa bài 22.2a
Đáp án:
- Tác dụng của dòng điện mà em biết là tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng
- Bài 22.1: -Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích trong hoạt động của nồi cơm điện, ấm điện.
-Tác dụng nhiệt của dòng điện là không có ích trong hoạt động của quạt điện, máy thu hình, máy thu thanh.
Bài 22.3: D. Đèn báo của tivi.
-Nội dung bài học 22: Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tời nhiệt độ cao thì nó phát sáng.
+Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điốt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.
-Bài 22.2a:Khi còn nước trong ấm , nhiệt độ của ấm cao nhất là 1000C ( nhiệt độ của nước đang sôi).
2) Giảng kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HĐ 1: Tổ chức tình huống .(3’)
Cho HS quan sát lại ảnh chụp cần cẩu dùng nam châm điện ở trang đầu chương 3
-Nam châm điện là gì? Nó hoạt động dựa trên tác dụng gì của dòng điện. Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu thêm một số tác dụng của dòng điện
HĐ2: Tìm hiểu nam châm điện.(12’)
- Hãy cho biết nam châm có tính chất gì ?
- Khi các nam châm đặt gần nhau , các cực của nam châm tương tác với nhau như thế nào ? GV đồng thời làm thí nghiệm đưa cực của nam châm lại gần 1 kim nam châm để HS nhận thấy được một trong 2 cực bị hút còn cực kia bị đẩy .
- Cho HS mắc mạch điện như hình 23.1 theo nhóm để khảo sát tính chất của nam châm điện. Hướng dẫn câu hỏi C1:
+ Khi ngắt hoặc đóng công tắc: đưa lần lượt đinh sắt, dây đồng, dây nhôm lại gần đầu cuộn dây có hiện tượng gì xảy ra ?
+ Khi công tắc đóng đưa 1 trong 2 cực của nam châm lại gần , có hiện tượng gì xảy ra ?
+ Nếu đổi đầu cuộn dây, hiện tượng xảy ra như thế nào ? 
-Yêu cầu HS hoàn thành kết luận tr. 63.
HĐ 3: Tìm hiểu hoạt động của chuông điện .(3’)
-Đọc thêm nếu còn thời gian
Đóng công tắc cho chuông điện hoạt động , nêu câu hỏi : Chuông điện có cấu tạo và hoạt động như thế nào? GV giải thích các bộ phận của chuông điện qua tranh vẽ. GV thông báo tác dụng cơ học của dòng điện
HĐ4: Tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện.(10’)
Giới thiệu dụng cụ TN chú ý thỏi than nối trực tiếp với cực âm, lúc đầu hai thỏi than đều có màu đen.
Sau khi cho HS quan sát TN yêu cầu HS lần lượt trả lời câu C5 và C6
C5: Quan sát đèn khi đóng công tắc và cho biết chất đồng sunfat( CuSO4) là chất dẫn điện hay chất cách điện
C6: Thỏi than nối với cực âm lúc đầu có màu đen. Sau vài phút TN nó được phủ một lớp màu gì?
- Thông báo: Lớp màu đỏ nhạt đó là kim loại đồng, hiện tượng này chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học.
- Yêu cầu HS hoàn thành kết luận tr. 64 Sgk . Gọi HS đọc kết luận (nhớ dùng khăn lau khô hết lớp đồng bám vào thỏi than cho sạch).
- Yêu cầu HS về nhà đọc phần “ Có thể em chưa biết” để biết thêm một số ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện trong thực tế.
HĐ5: Tìm hiểu tác dụng sinh lý của dòng điện. (4’)
- Hãy đọc phần III Sgk . Điện giật là gì ? 
- Dòng điện qua cơ thể người có lợi hay có hại ? 
- Nếu dòng điện của mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người có hại gì ? 
- Lưu ý: Không được tự ý chạm vào mạng điện gia đình và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
HĐ6: Vận dụng.(4’)
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân lần lượt trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng
C7:Vật nào dưới đây có tác dụng từ?
C8: Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?
-HS khác nhận xét câu trả lời của bạn
-HS quan sát tranh và suy nghĩ câu hỏi GV đặt ra
-Nam châm hút sắt, thép
- Mắc mạch điện hình 23.1 theo nhóm, khảo sát tính chất của nam châm điện theo trình tự câu hỏi trong SGK.
- Thí nghiệm cho thấy:
+ Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây lõi sắt ® Cuộn dây có tác dụng giống như nam châm. 
+ Nam châm này cũng có hai cực .
C1:
a.Khi công tắc đóng, cuộn dây hút đinh sắt nhỏ. Khi công tắc ngắt , đinh sắt nhỏ rơi ra.
b. Một cực của kim nam châm bị hút hoặc bị đẩy.
-Nếu đổi đầu cuộn dây, cực của nam châm lúc trước bị hút thì nay bị đẩy và ngược lại
- Hoàn thành kết luận tr. 63 và ghi kết luận vào vở.
KL: 1. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện.
2. Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép.
-Phần này HS đọc để biệt thêm về chuông điện
Nhóm HS tự nghiên cứu, thảo luận về hoạt động của chuông điện 
- Làm việc cá nhân.
-Theo dõi GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm . Nhận xét màu sắc ban đầu của thỏi than chì ( màu đen).
C5: Dung dịch muối đồng sunfat là chất dẫn điện vì đèn trong mạch sáng
C6: Được phủ một lớp màu đỏ nhạt
- Hoàn thành kết luận tr.64 Sgk , ghi vào vở.
Kết luận: Dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm phủ một lớp đồng.
- HS đọc phần III Sgk trả lời các câu hỏi của GV .
- Có hại
- Nếu dòng điện của mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người có thể bị điện giật làm chết người .
C7: C.Một cuôn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.
C8:D. Hút các giấy vụn. 
-HS nhận xét 
Bài 23: TÁC DỤNG TỪ – TÁC DỤNG HOÁ HỌC – TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA DÒNG ĐIỆN.
I. Tác dụng từ:
1)Tính chất từ của nam châm :
-Namchâm chỉ hút được sắt, thép
-Mỗi nam châm có 2 cực. 
-Hai cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau. 
2)Nam châm điện:
Kết luận:
1. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện.
2. Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép.
Kết luận chung: Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm
3) Tìm hiểu chuông điện :
II. Tác dụng hoá học:
KL: Dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm phủ một lớp đồng.
Kết luận chung
-Dòng điện có tác dụng hoá học , chẳng hạn khi có dòng điện chạy qua dung dịch muối đòng thì tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.
III. Tác dụng sinh lý:
-Dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và các động vật.
IV. Vận dụng:
C7: C.Một cuôn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.
C8:D. Hút các giấy vụn. 
*Tích hợp môi trường
- Dòng điện gây ra xung quanh nó một từ trường. Các đường dây cao áp có thể gây ra những điện từ trường mạnh, những người dân sống gần đường dây điện cao thế có thể chịu ảnh hưởng của trường điện từ này. Dưới tác dụng của trường điện từ mạnh, các vật đặt trong đó có thể bị nhiễm điện do hưởng ứng, sự nhiễm điện do hưởng ứng đó có thể khiến cho tuần hoàn máu của người bị ảnh hưởng, căng thẳng, mệt mỏi.
- Để giảm thiểu tác hại này, cần xây dựng các lưới điện cao áp xa khu dân cư.
- Dòng điện gây ra các phản ứng điện phân. Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm, do những yếu tố tự nhiên, việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt,) và hoạt động sản xuất công nghiệp cũng tạo ra nhiều khí độc hại (CO2, CO, NO, NO2, SO2, H2S,). Các khí này hòa tan trong hơi nước tạo ra môi trường điện li. Môi trường điện li này sẽ khiến cho kim loại bị ăn mòn (ăn mòn hóa học).
- Để giảm thiểu tác hại này cần bao bọc kim loại bằng chất chống ăn mòn hóa học và giảm thiểu các khí độc hại trên.
- Dòng điện gây ra tác dụng sinh lý.
+ Dòng điện có cường độ 1mA đi qua cơ thể người gây ra cảm giác tê, co cơ bắp (điện giật). Dòng điện càng mạnh càng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người. Dòng điện mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, tim ngừng đập, ngạt thở, nếu dòng điện mạnh có thể gây tử vong.
+ Dòng điện có cường độ nhỏ được sử dụng để chữa bệnh (điện châm). Trong cách này, các điện cực được nối với các huyệt, các dòng điện làm các huyệt được kích thích hoạt động. Việt nam là nước có nền y học châm cứu tiên tiến trên thế giới.
- Biện pháp an toàn: Cần tránh bị điện giật bằng cách sử dụng các chất cách điện để cách li dòng điện với cơ thể và tuân thủ các quy tắc an toàn điện. 
 3) Cũng cố bài giảng(3’ )
- Nêu vài thiết bị sử dụng tác dụng từ, hoá học của dòng điện?
- Dòng điện gây tác dụng như thế nào đối với cơ thể người? Chúng ta cần làm gì 
 để hạn chế các tác hại đó của dòng điện.
- Nêu các tác dụng của dòng điện mà em đã được học?
 4) Hướng dẫn học tập ở nhà( 1’ )
- Học bài theo nội dung SGK và phần ghi nhớ của bài học.
- Làm các bài tập (SBTVL7). - Chuẩn bị bài mới.
D. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày tháng năm
 KÍ DUYỆT CỦA TTCM
BÀI 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
 Tiết PPCT: 27
Ngày
Lớp
7a1
7a2
A.MỤC TIÊU.
1) Kiến thức.
- Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.
- Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A.
2) Kĩ năng.
- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện
3) Thái độ.
- Yêu thích môn học, nghiêm túc trong hoạt động nhóm.
B. CHUẨN BỊ
1) Giáo viên: 
- 1 pin loại 1,5V hoặc 3V đặt trong giá đựng pin
- 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn
- 1 ampe kế loại to có GHĐ từ 1A trở lên và có ĐCNN là 0,05A
- 1 biến trở
- 1 đồng hồ đa năng ( bao gồm ampe kế, vôn kê và ôm kế )
- 5 đoạn dây đồng có vỏ bọc cách điện, mỗi đoạn dài khoảng 40cm
2) Học sinh:
- 2 pin loại 1,5V
- 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn
- 1 ampe kế có GHĐ là 1A và có ĐCNN là 0,5A
- 1 công tắc
- 5 đoạn dây đồng có vỏ bọc cách điện, mỗi đoạn dài khoảng 30cm
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1) Ổn định , kiểm tra kiến thức cũ: (4’)
Câu 1: 7a2 
- Hãy nêu các tác dụng của dòng điện mà em đã học ?
- Hãy nêu 1 ví dụ về tác dụng từ của dòng điện , 1 ví dụ về tác dụng hoá học của dòng điện ?
Câu 2 : 7a1
-Nêu nội dung phần ghi nhớ, chữa bài 23.1 và 23.2
Đáp án:
- Các tác dụng của dòng điện là tác dụng nhiệt, tác dụng phat sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lí
- Ví dụ về tác dụng từ là chuông điện hoạt động dẫn đến kêu, tác dụng hóa học là mạ điện
- Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm
- Dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.
- Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật
- Bài 23.1B.Các vụn sắt
-Bài 23.2 C. Tác dụng từ của dòng điện.
2) Giảng kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập(5’)
- GV đưa ra 1 mạch điện gồm nguồn điện , công tắc , dây dẫn , bóng đèn, biến trở 
 - Khi GV đóng công tắc , bóng đèn phát sáng .
 - Bóng đèn dây tóc hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện ?
 - GV di chuyển con chạy của biến trở 
 - Yêu cầu HS nhận xét độ sáng của bóng đèn 
 - Khi bóng đèn sáng mạnh đó là lúc cường độ dòng điện qua bóng đèn lớn hơn . Như vậy , dựa vào tác dụng của dòng điện mạnh hay yếu mà ta có thể xác định được cường độ dòng điện
 -Vậy cường độ dòng điện là gì ? Nó có đơn vị là gì ? Ta dùng dụng cụ gì để đo cường độ dòng điện?
HĐ2: Tìm hiểu cường độ dòng điện và đơn vị cường độ dòng điện .(8’)
Giới thiệu hình 24.1 và các tác dụng của các thiết bị , dụng cụ được sử dụng trong mạch điện này. Thông báo ampe kế là dụng cụ phát hiện và cho biết dòng điện mạnh hay yếu. Biến trở dùng để thay đổi dòng điện trong mạch. 
GV thông báo về cường độ dòng điện và đơn vị cường độ dòng điện như SGK
Số chỉ của ampe kế cho biết giá trị của cường độ dòng điện, ký hiệu bằng chữ I
Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe, ký hiệu là chữ A . Để đo cường độ dòng điện nhỏ người ta dùng đơn vị miliampe, ký hiệu mA
1mA = 0,001A; 1A = 1000mA
HĐ3: Tìm hiểu ampe kế (7’)
- Ampe kế là dụng cụ được dùng để làm gì ?
 - Yêu cầu HS quan sát Ampe vừa làm thí nghiệm và xác định GHĐ và ĐCNN của Ampe kế đó 
 - GV điều khiển HS thảo luận , thống nhất câu trả lời 
 - GV có thể giới thiệu Vôn kế cho HS quan sát , và chỉ cho HS phân biệt : Ampe kế và Vôn kế 
 - GV treo hình 24.2 
 - Yêu cầu HS đọc câu C1
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm câu C1 trong vòng 2 phút 
C1: Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của ampe kế hình 24.2a , 24.2b
b. Hãy cho biết ampe kế nào ởhình 24.2 
dùng kim chỉ thị và ampe kế nào hiện số
c. Các chốt nối dây dẫn cuă ampe kế có ghi dấu gì?
d. Nhận biết chốt điều chỉnh kim của ampe kế được trang bị cho nhóm em
-GV thống nhất câu trả lời 
HĐ4: Mắc ampe kế để xác định cường độ dòng điện (13’)
- GV treo hình 24.3 lên bảng 
 - Yêu cầu HS đọc phần III trong SGK
 - Yêu cầu HS dựa vào hình 24.3 vẽ sơ đồ mạch điện 
Cho HS thực hiện từng nội dung III
1. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3 trong đó ampe kế được kýhiệu là:
 A
 - GV nhận xét sơ đồ mạch điện 
2. Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy cho biết ampe kế của nhóm mình có thể dùng để đo cường độ dòng điện qua dụng cụ nào?
3. Mắc mạch như hình 24.3. Trong đó cần phải mắc chốt (+) của ampe kế vào cực dương của nguồn điện.
4. Kiểm tra hoặc điều chỉnh kim ampe kế .
5. Đóng công tắc , để cho kim của ampe kế đứng yên. Đặt mắt để cho kim che khuất ảnh của nó trong gương, đọc và ghi giá trị của cường độ dòng điện . I1=A.Quan sát độ sáng của đèn.
6. Sau đó dùng nguồn điện của hai pin mắc liên tiếp và tiến hành tương tự. Đọc và ghi giá trị của cường độ dòng điện I2 = . . . . A Quan sát độ sáng của bóng đèn.
- GV nhận xét qua từng câu trả lời 
 - Yêu cầu HS đọc kĩ lại 4 phần nhỏ (hướng dẫn HS thực hành)
 - Yêu cầu HS đọc câu C2
 - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm (GV có thể liệt kê ra 1 bảng những điều cần lưu ý khi đo cường độ dòng điện bằng Ampe kế cho HS đọc)
- Yêu cầu HS thực hành và hoàn thành câu C2 trong 3 phút (Chú ý : HS đo hai lần : 1 viên pin và 2 viên pin mắc nối tiếp )
C2: Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ sáng của đèn và cường độ dòng điện qua đèn: Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng. . . . . . . . thì đèn càng . . . . . .
- GV điều khiển HS thảo luận rút ra nhận xét
HĐ5:Vận dụng(5’)
- Yêu cầu HS lần lượt đọc và trả lời các câu vận dụng C3 , C4 , C5 
C3:Đổi đơn vị các giá tri sau đây:
C4: Có 4 ampe kế có GHĐ như sau:
2mA; 20mA; 250mA; 2A. Hãy cho biết ampe kế đã cho là phù hợp nhất để đo mỗi cường độ dòng điện sau đây:15 mA; 0,15mA; 1,2A?
C5: Ampe kế trong sơ đồ nào mắc đúng?
-Gọi HS khác nhận xét và GV chốt đáp án.
 - HS quan sát mạch điện
- Bóng đèn dây tóc hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện
 - Bóng đèn lúc sáng mạnh , lúc thì tối mờ
-HS quan sát GV làm TN dịch chuyển con chạy của biến trở . HS quan sát chỉ số ampe kế tương ứng khi đèn sáng mạnh , đèn sáng yếu. Và ghi nhận xét như yêu cầu của SGK 
-HS đọc thông tin trong SGK để biết về cường độ dòng điện
- Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện 
 - HS xác định GHĐ và ĐCNN của Ampe kế được phát 
 - HS trả lời , nhận xét , bổ sung nếu có .
 - HS phân biệt Ampe kế và Vôn kế (Có chữ A và chữ V)
 - HS quan sát hình 24.2
 - HS đọc câu C1
- HS thảo luận theo nhóm , trả lời câu C1 
HS tìm hiểu ampe kế 
C1:
a) 24.2 a: GHĐ:100mA; ĐCNN:10mA
24.2b 6A;0,5A
b) Ampe kế hình 24.2a , 24.2b dùng kim chỉ thị và ampe kế 24.2c hiện số
c) Có ghi “+” dấu dương; “-” là dấu âm.
d) HS trả lời theo từng trường hợp cụ thể
 - HS trả lời , nhận xét , bổ sung nếu có 
- HS quan sát hình 24.3 
- HS đọc phần III trong SGK
A
 - HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện như của mạch điện hình 24.3 
 + -
2. Tùy vào GHĐ của mỗi ampe kế để chọn ampe kế thích hợp với vật cần đo cường đo.
3.Nhóm mắc theo sơ đồ.
4.Dùng vít vặn để điều chỉnh.
5. Đọc giá trị I1 và quan sát độ sáng của bóng đèn.
6. Đọc giá trị I2 và quan sát độ sáng của bóng đèn.
- HS đọc kĩ lại hướng dẫn thực hành
- HS đọc câu C2
- HS chú ý nghe GV hướng dẫn 
 - HS thực hành đo cường độ dòng điện và trả lời câu C2
C2: Nhận xét : Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng sáng. Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng nhỏ thì đèn càng tối . 
- HS lần lượt đọc và trả lời các câu vận dụng C3 , C4 , C5
C3: 0.175A=175mA;
0,38A= 380mA; 280mA= 0,280A;
C4: -Chọn 2A để đo dòng điện 1,2A
-Chọn 20mA để đo dòng điện 15mA
-Chọn 250mA để đo dòng điện 0,15A
C5: Sơ đồ a. Vì chốt (+) của ampe kế được mắc với cực (+) của nguồn điện
Bài 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN 
I.Cường độ dòng điện 
1 Quan sát TN của GV
-Đèn sáng càng mạnh thì chỉ só ampe kế càng lớn.
2. Cường độ dòng điện 
- Số chỉ ampe kế cho biết dòng điện mạnh hay yếu.
- Kí hiệu: chữ I
- Đơn vị: Ampe – kí hiệu A (mA)
 1A = 1000mA
1mA = 0,001A
II. Ampe kế 
Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện 
III. Đo cường độ dòng điện 
Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế . Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe (A)
IV. Vận dụng
C3: 0,175A = 175mA
 0,38A = 380mA
 1250mA = 1,25A
 280mA = 0,280A
C4: -Chọn 2A để đo dòng điện 1,2A
-Chọn 20mA để đo dòng điện 15mA
-Chọn 250mA để đo dòng điện 0,15A
C5: Sơ đồ a. Vì chốt (+) của ampe kế được mắc với cực (+) của nguồn điện
 3) Cũng cố bài giảng(2’ )
- Nêu nội dung ghi nhớ của bài học.
- Nêu một số thông tin mà em biết về ampe kế?
- Vẽ sơ đồ mạch điện sau: Nguồn điện 2 pin, 1bóng đèn, 1 khoá K, 1 ampe kế đo cường độ dòng điện qua bóng đèn?
 4) Hướng dẫn học tập ở nhà( 1’ )
 - Học bài theo nội dung ở SGK, nắm nội dung ghi nhớ của bài học.
- Làm các bài tập (SBTVL7).
- Chuẩn bị bài học mới.
D. RÚT KINH NGHIỆM
. ....	
 Ngày tháng năm
 KÍ DUYỆT CỦA TTCM

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 24. Cường độ dòng điện.docx