Giáo án Vật lý lớp 7 - Bài 10 - Nguồn âm

CHƯƠNG II: ÂM HỌC

BÀI 10: NGUỒN ÂM

I – Mục tiêu:

 - Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.

 - Nêu được nguồn âm là một vật dao động.

 - Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa.

II. Chuẩn bị:

 Đối với mỗi nhóm HS:

 - Một sợi dây cao su mảnh.

 - Một thìa và một cốc thủy tinh (càng mỏng càng tốt); có thể thay dụng cụ thí nghiệm này bằng một trống và dùi trống.

 - Một âm thoa và một búa cao su.

 Đối với GV:

 - Ống nghiệm hoặc lọ nhỏ.

 - Lá chuối.

III. Hoạt Động Dạy  Học:

 1. Ổn định lớp : Lớp trưởng báo cáo sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ: Không có.

 

doc 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 758Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 7 - Bài 10 - Nguồn âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/10/2011
Ngày dạy: 02/11/2011
Tuần 11 	
Tiết 11	
CHƯƠNG II: ÂM HỌC
BÀI 10: NGUỒN ÂM
I – Mục tiêu:
 - Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.
 - Nêu được nguồn âm là một vật dao động.
 - Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa.
II. Chuẩn bị:
 Đối với mỗi nhóm HS:
	- Một sợi dây cao su mảnh.
	- Một thìa và một cốc thủy tinh (càng mỏng càng tốt); có thể thay dụng cụ thí nghiệm này bằng một trống và dùi trống.
	- Một âm thoa và một búa cao su.
 Đối với GV:
	- Ống nghiệm hoặc lọ nhỏ.
	- Lá chuối.
III. Hoạt Động Dạy k Học:
 1. Ổn định lớp : Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ: Không có.
 3. Giảng bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ1: Giới thiệu chương và bài mới (5 phút)
 Tất cả lớp hãy im lặng để lắng nghe xem mình nghe được gì?
Ä Vậy những âm thanh được tạo ra như thế nào? Những vật phát ra âm có chung đăc điểm gì? Khi nào thì vật phát ra âm trầm, khi nào thì vật phát ra âm bổng? Âm truyền qua được những môi trường nào? Chống ô nhiễm tiếng ồn như thế nào? Chương II Âm học sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những vấn đề này. Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về nguồn âm.
HĐ2: Nhận biết nguồn âm (10 phút)
Ä Yêu cầu HS cùng nhau giữ im lặng và lắng tai nghe những âm thanh và tìm xem chúng phát ra từ đâu?
- Thông báo : Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
Ä Yêu cầu HS đưa ra một số ví dụ về nguồn âm để trả lời C2.
- Tiếp theo chúng ta cùng nghiên cứu xem khi phát ra âm các vật có chung đặc điểm gì?
HĐ3: Nghiên cứu đặc điểm của nguồn âm (20 phút)
Ä Yêu cầu các nhóm HS làm thí nghiệm bật sợi dây cao su. Chú ý quan sát dây cao su và lắng nghe âm phát ra để trả lời C3.
Ä Tiếp theo các nhóm hãy dùng búa cao su hoặc muỗng càphê gõ nhẹ vào thành cốc thuỷ tinh mỏng, lắng nghe âm phát ra sau khi đã gõ. Chú ý xem vật nào phát ra âm.
 Vậy vật đó có dao động không? Hãy nêu phương án thí nghiệm để kiểm chứng.
Giới thiệu sơ bộ về dao động: Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của vật (dây cao su, thành cốc ) gọi là dao động.
3. Các nhóm hãy dùng búa gõ nhẹ vào một nhánh âm thoa và lắng nghe xem vật nào phát ra âm?
 Vậy âm thoa có dao động không? Nhận biết điều đó bằng cách nào?
- Tiến hành kiểm tra như cách thứ nhất.
Ä Từ đây cả lớp hãy thảo luận để rút ra kết luận.
Thông báo: Giọng nói của chúng ta là nguồn âm. Do đó, để bảo vệ giọng nói người ta cần luyện tập thường xuyên, tránh nói quá lớn, không hút thuốc lá.
HĐ4: Vận dụng (5 phút)
Ä Yêu cầu HS đọc và trả lời C6.
Ä Yêu cầu HS đọc và trả lời C7.
Ä Yêu cầu HS đọc và trả lời C8.
- Tiếng nói chuyện của mọi người, tiếng quạt hoạt động, tiếng lá cây lay động khi gió thổi 
- HS lắng nghe GV giới thiệu những nội dung cần nghiên cứu trong chương học mới.
- Tiếng nói chuyện, cười đùa, hát  phát ra từ họng của người.
- Tiếng trống phát ra từ mặt trống.
- Tiếng chim hót, tiếng thổi sáo, tiếng bước chân 
- Các nhóm HS tiến hành làm theo sự hướng dẫn của GV. 
 + Kết quả : Dây cao su dao động (rung động, chuyển động qua lại ) và âm phát ra.
- Các nhóm HS làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV.
 + Kết quả: Cốc thủy tinh phát ra âm.
- Thành cốc thủy tinh có rung động. Treo các tua giấy gần sát thành cốc, khi dùng muỗng gõ vào thành cốc thì thấy các tua giấy rung động do đó thành cốc có rung động.
- Các nhóm thực hiện thí nghiệm và nhận thấy âm thoa phát ra âm.
- Âm thoa có dao động.
- Kiểm tra bằng cách: 
 + Đặt một con lắc bấc sát một nhánh của âm thoa khi âm thoa phát ra âm thanh thì thấy con lắc bấc dao động.
 + Dùng tay giữ chặt hai nhánh của âm thoa thì không nghe thấy âm phát ra.
- HS rút ra kết luận: Khi phát ra âm, các vật đều dao động.
- HS đọc và trả lời C6: Có thể được bằng cách xé, nhồi 
- HS đọc và trả lời C7:
 + Đàn ghi ta: dây đàn dao động phát ra âm.
 + Sáo: cột không khí bên trong ống dao động phát âm.
- HS đọc và trả lời C8: Dán vài tua giấy mỏng ở miệng lọ sẽ thấy tua giấy rung lên.
CHƯƠNG II: ÂM HỌC
BÀI 10: NGUỒN ÂM
I – Nhận biết nguồn âm 
C1: Tiếng nói chuyện, cười đùa, hát  phát ra từ họng của người.
Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
C2: Tiếng chim hót, tiếng thổi sáo, tiếng bước chân 
II – Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
Thí nghiệm 
1. 
C3: Dây cao su dao động (rung động ) và âm phát ra.
2.
C4: - Cốc thủy tinh phát ra âm.
- Thành cốc thủy tinh có rung động. Treo các tua giấy gần sát thành cốc, thành cốc rung động làm cho tua giấy rung động.
Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của vật gọi là dao động.
3. 
C5: - Có.
- Đặt một con lắc bấc sát một nhánh của âm thoa khi âm thoa phát ra âm thanh thì thấy con lắc bấc dao động.
- Dùng tay giữ chặt hai nhánh của âm thoa thì không nghe thấy âm phát ra.
Kết luận: Khi phát ra âm, các vật đều dao động.
III – Vận dụng 
C6: Có thể được bằng cách xé, nhồi 
C7:
 + Đàn ghi ta: dây đàn dao động phát ra âm.
 + Sáo: cột không khí bên trong ống dao động phát âm.
C8: Dán vài tua giấy mỏng ở miệng lọ sẽ thấy tua giấy rung lên.
 4. Củng cố:
- Những vật phát ra âm gọi là gì?
- Các nguồn phát ra âm đều có đặc điểm gì chung?
- Làm thế nào để nhận biết là vật phát ra âm dao động?
 5. Dặn dò:
- Học nội dung bài học và ghi nhớ. 
- Đọc phần “có thể em chưa biết”.
- Làm bài tập 10.1 đến 10.11 SBT trang 23, 24, 25.
+ 10.4, 10.5. Có thể làm thí nghiệm hoặc không làm chỉ cần đọc kĩ đề bài để tìm thông tin trả lời.
- Xem trước bài 11: Độ cao của âm.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 10 (l7).doc