Giáo án Vật lí lớp 7 - Bài 13: Môi trường truyền âm

Bài 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.

- Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.

- Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm.

- Biết vận tốc truyền âm trong nước, không khí, thép.

2. Kĩ năng:

- Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong chất rắn, lỏng, khí, làm được thí nghiệm.

- Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào.

- Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm biên độ dao động càng nhỏ -> âm phát ra nhỏ.

 

docx 8 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 7 - Bài 13: Môi trường truyền âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 30/11/2017
ND: 07/12/2017
Lớp: 7E
Tiết CT: 14 	Bài 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.
- Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.
- Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm.
- Biết vận tốc truyền âm trong nước, không khí, thép.	
2. Kĩ năng: 
- Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong chất rắn, lỏng, khí, làm được thí nghiệm.
- Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào.
- Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm biên độ dao động càng nhỏ -> âm phát ra nhỏ.
3. Thái độ: Tính nghiêm túc, hợp tác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV: Đồ dùng dạy học:
- 02 trống, 1 dùi, 1 quả cầu bấc.
- 01 bình đựng nước.
- 01 chuông kêu 
- Một số hình ảnh minh hoạ cho nội dung của bài.	
2. Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu kĩ nội dung bài học
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp học: 
- Giới thiệu.
- Điểm danh học sinh trong lớp.
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ: Cả lớp gấp sách vở và nghe câu hỏi
2. Kiểm tra bài cũ: 
GV: Gọi 1 HS lên bảng đặt câu hỏi: 
Câu 1: Biên độ dao động là gì? Nêu đơn vị đo độ to của âm?
Câu 2: Khi nào vật phát ra âm to, âm nhỏ?
GV: Gọi 1 HS nhận xét và sau đó ghi điểm?
3. Tiến trình dạy học:
Giới thiệu bài: Hằng ngày xung quanh chúng ta có rất nhiều âm thanh làm cho cuộc sống chúng ta thêm sinh động vui tươi hơn đúng không (ví dụ: chim hót, gà gáy, đài phát thành, ô tô) Những âm thanh mà tai ta nghe được truyền qua những môi trường nào? Bài học hôm nay Thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu bài: Tiết 14: Bài 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
ND GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HỌC SINH
HĐ 1: Tìm hiểu môi trường truyền âm
Tiết 14: Bài 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
I. Môi trường truyền âm:
Cho học sinh(HS) dự đoán âm truyền được qua những môi trường nào? 
Gợi ý: Vật chất xung quanh chúng ta tồn tại ở thể nào? (Rắn, lỏng, khí)
HS dự đoán
GV: Chốt lại. Ta cùng tìm hiểu về sự truyền âm trong chất khí
A. Thí nghiệm:
1. Sự truyền âm trong chất khí:
GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm cách bố trí thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm. hình 13.1 SGK
HS nghiên cứu SGK hình 13.1
GV mời đại diện học sinh lên làm thí nghiệm. lưu ý học sinh chú ý quan sát kĩ 2 quả cầu bấc
HS lên làm thí nghiệm
GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét và trả lời câu 1, câu 2. 
Học sinh quan sát thí nghiệm.
GV: Quả cầu bấc 2 dao động chứng tỏ điều gì?
HS trả lời câu C1: Quả cầu 2 dao động à Âm đã được không khí truyền từ mặt trống 1 đến mặt trống 2
GV: Biên độ dao động của quả cầu nào lớn hơn?
HS trả lời câu C2: Quả cầu 1 lớn hơn.
GV: Kết luận gì về độ to của âm khi lan truyền trong không khí?
Càng xa nguồn âm, âm càng nhỏ.
Gọi học sinh nhận xét
Nhận xét
Âm truyền được trong môi trường chất khí.
Càng xa(gần) nguồn âm, âm càng to(nhỏ)
GV nhận xét chốt lại ý chính:
Âm có thể truyền được trong môi trường chất khí
Ghi bài
Càng xa(gần) nguồn âm, âm càng to(nhỏ)
Theo em bộ phận nào trên cơ thể giúp chúng ta nghe?
Tai
Cho học sinh quan sát hình ảnh về cấu tạo của tai
Quan sát
GV Âm thanh truyền đến tai nhờ môi trường không khí làm cho màng nhĩ dao động. Màng nhĩ dao động với biên độ càng lớn, ta nghe thấy âm càng to. Nhưng nếu âm truyền đến tai quá to có thể làm thủng màng nhĩ. Vì vậy trong nhiều trường hợp cần chú ý bảo vệ tai như không hét to vào tai bạn dễ bị rách màng nhĩ , hoặc khi vệ sinh tai ta nên dùng que bông không nên dùng các vật nhọn và cứng. 
Ngoài ra khi dự chào cờ, trong tiết học, đọc sách trong thư viện chúng ta cần giữ trật tự, yên lặng.
Chuyển ý: vậy âm thanh truyền được trong chất khí còn chất rắn như thế nào?
2. Sự truyền âm trong chất rắn
Tổ chức 2 HS làm thí nghiệm 2.
Hai em trong bàn là 1 cặp:
Em thứ nhất áp tai xuống bàn.
2 học sinh thực hành 
Em thứ hai gõ nhẹ xuống bàn, Em thứ hai có nghe được không ? sau đó đổi lại
Yêu cầu HS qua kết quả trò chơi trả lời câu hỏi C3
HS trả lời C3
Âm truyền được trong môi trường chất rắn
GV nhận xét chốt lại ý chính
HS: Ghi bài
Chuyển ý:
HS lắng nghe
3. Sự truyền âm trong chất lỏng
GV giới thiệu và làm thí nghiệm hình 13.3 SGK.
HS theo dõi
GV hướng dẫn HS lắng nghe âm phát ra
HS lắng nghe
Chúng ta nghe được âm phát ra chứng tỏ điều gì?
Âm truyền được trong chất lỏng
Trong thí nghiệm ngoài truyền âm qua chất lỏng còn những chất nào nữa để truyền tới tai ta.
Khí, rắn
Âm truyền được trong chất lỏng
GV nhận xét chốt lại ý chính: Âm truyền được trong chất lỏng
Ghi bài
GV: giới thiệu một số hình ảnh trong thực tế liên quan đến sự truyền âm trong chất lỏng
Qua hình ảnh trên em liên tưởng tới câu truyện cổ tích nào?
Truyện Tấm Cám
Cô Tấm làm như thế nào để gọi cá bống lên ăn 
Bống bống bang bang 
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người
Cá bống nhận được âm thanh lời gọi của Tấm qua những môi trường nào?
Khí, Rắn, Lỏng
Ngoài truyện Tấm Cám còn rất nhiều câu truyện cổ tích dân gian Việt Nam hay nước ngoài rất hay và bổ ích các em có thể tới thư viện trường tìm đọc
Chuyển ý: Âm truyền được trong chất rắn, lỏng, khí vậy âm có thể truyền được trong chân không hay không?
4. Sự truyền âm trong chân không
Để biết được âm có truyền được trong chân không hay không các em quan sát thí nghiệm.
Qua thí nghiệm em có nhận xét gì?
HS nhận xét
Qua đó em rút ra kết luận gì?
Âm không truyền được trong chân không
Âm không truyền được trong chân không.
GV nhận xét câu trả lời của học sinh, chốt lại và ghi bảng.
HS ghi bài
Dựa vào các ý trên: Hãy hoàn thanh bài tập sau:
- Âm có thể truyền qua những môi trường nhưvà không thể truyền qua ...
- Ở các vị trí càng .......... nguồn âm thì âm nghe càng ...........
HS Tìm từ điền vào chỗ trống.
Bài tập trên là kết luận của bài
Gọi một vài em đọc lại kết luận của mình.
Đọc lại phần kết luận, lớp nhận xét.
-Âm có thể truyền được trong các môi trường chất rắn, lỏng, khí. và không truyền được trong chân không
- Ở các vị trí càng xa(gần) nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ(to).
GV thống nhất ý kiến và ghi bảng
HS ghi bài
Chuyển ý: Ta biết âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí. Vậy theo các em tốc độ truyền âm trong môi trường nào nhanh nhất?
HS dự đoán
Để xem dự đoán của bạn có chính xác hay không?
Hoạt động 2: Vận tốc truyền âm
5. Vận tốc truyền âm:
Cho HS quan sát ảnh bảng vận tốc truyền âm trong một số chất ở 200C
HS đọc SGK.
Dựa vào bảng so sánh với dự đoán của bạn
vrắn>vlỏng > vkhí
GV nhận xét thống nhất: Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
vrắn>vlỏng > vkhí
HS Lắng nghe, ghi bài
GV củng cố bằng sơ đồ tư duy
HS theo dõi
Chuyển ý:
Hoạt động 3: Vận dụng
II. Vận dụng
Cho HS làm các câu 7, câu 8, câu 9, câu 10 ở SGK.
C7:Âm thanh truyền tới tai ta nhờ môi trường không khí
GV: Âm thanh truyền tới tai ta nhờ môi trường nào?
HS trả lời C7
C8: Câu cá, Cho cá ăn
GV: Yêu cầu nêu một số ví dụ vế sự truyền âm trong chất lỏng được ứng dụng trong thực tế cuộc sống.
HS trả lời C8
C9: Vì vận tốc truyền âm trong môi trường chất rắn (đất) lớn hơn vận tốc truyền âm trong không khí. Vì vậy ngày xưa để phát hiện tiếng vó ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe.
GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C9
HS trả lời C9
C10: Các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện bình thường được vì giữa họ ngăn cách bởi chân không.
GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C10
HS trả lời C10
4. Củng cố bài học: 
Câu 1: Âm KHÔNG thể truyền qua môi trường nào sau đây?
A. Tầng khí quyển bao quanh Trái đất
B. Tường bê tong
C. Nước biển
D. Khoảng chân không
Câu 2: Sự truyền âm có đặc tính nào?
A. Truyền được trong tất cả các môi trường kể cả môi trường chân không.
B. Truyền trong môi trường chất khí là nhanh nhất
C. Truyền trong môi trường chân không là nhanh nhất
D. Truyền trong môi trường chất rắn là nhanh nhất
Câu 3: Khi đi câu cá cần đi nhẹ và giữ yên lặng vì:
A. Những người đi câu cá là những người nhẹ nhàng
B. Cá nghe được âm thanh truyền qua đất trên bờ và nước sẽ bơi đi chỗ khác
C. Cá nghe được âm thanh truyền qua không khí và bơi đi chỗ khác
D. Những người đi câu cá là những người thích sự yên lặng
5. Hướng dẫn tự học:
a. Bài vừa học
- Âm có thể truyền được trong các môi trường chất rắn, lỏng, khí và không truyền được trong chân không
- Ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.
- Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
- Làm các bài tập: 13.1, 13.2, 13.3, 13.4, 13.5 SBT
b. Bài sắp học: Phản xạ âm. Tiếng vang.
- Tìm hiểu bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang và suy nghĩ trả lời câu hỏi: 	
	+ Thế nào là âm phản xạ - Tiếng vang là gì?
	+ Kể được tên vật phản xạ âm tốt, âm kém? 
Người thực hiện
Nguyễn Trọng Lên

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 14 Ly 7.docx