Giáo án Vật lý lớp 7 - Bài 11 - Độ cao của âm

BÀI 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM

I – Mục tiêu:

- Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.

- Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.

II. Chuẩn bị:

 Đối với cả lớp:

 - Giá thí nghiệm.

 - 1 con lắc đơn chiều dài 20cm.

 - 1 con lắc đơn chiều dài 40cm.

 - 1 đĩa quay có đục lỗ tròn cách đều nhau và được gắn chặt vào trục động cơ của 1 đồ chơi trẻ em. Động cơ được giữ chặt trên giá đỡ. Nguồn điện từ 6V – 9V.

 - 1 tấm bìa mỏng.

 Đối với mỗi nhóm HS:

 - 2 thước đàn hồi hoặc lá thép mỏng dai 30cm và 20cm được vít chặt vào 1 hộp gỗ rỗng như hình 11.2 SGK.

III. Hoạt Động Dạy  Học:

 1. Ổn định lớp : Lớp trưởng báo cáo sĩ số.

 

doc 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 7 - Bài 11 - Độ cao của âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/11/2011
Ngày dạy: 09/11/2011
Tuần 12 	
Tiết 12	
BÀI 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM
I – Mục tiêu:
- Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.
- Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.
II. Chuẩn bị:
 Đối với cả lớp:
	- Giá thí nghiệm.
	- 1 con lắc đơn chiều dài 20cm.
	- 1 con lắc đơn chiều dài 40cm.
	- 1 đĩa quay có đục lỗ tròn cách đều nhau và được gắn chặt vào trục động cơ của 1 đồ chơi trẻ em. Động cơ được giữ chặt trên giá đỡ. Nguồn điện từ 6V – 9V.
	- 1 tấm bìa mỏng.
 Đối với mỗi nhóm HS:
	- 2 thước đàn hồi hoặc lá thép mỏng dai 30cm và 20cm được vít chặt vào 1 hộp gỗ rỗng như hình 11.2 SGK.
III. Hoạt Động Dạy k Học:
 1. Ổn định lớp : Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi
Đáp án
1. Nguồn âm là gì?
2. Các nguồn phát ra âm đều có đặc điểm gì chung? Dao động là gì?
3. Làm thế nào để nhận biết là vật phát ra âm đều dao động?
4. Làm bài tập 10.2, 10.4, 10.5, 10.8, 10.10, 10.11.
1. Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
2. Khi phát ra âm, các vật đều dao động.
Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của vật gọi là dao động.
3. Dùng tay, tua giấy dán vào vật hoặc treo con lắc bấc sát vào vật để nhận biết vật phát ra âm đều dao động.
4. 10.2. D.
10.4. Dây cao su dao động phát ra “nốt nhạc” khi gảy đàn.
10.5. a) Khi dùng thìa gõ nhẹ vào thành chai thì thành chai và nước trong chai dao động phát ra âm.
b) Khi thổi mạnh vào miệng các chai, cột không khí trong chai dao động phát ra âm.
c) Thực hành.
10.8. C. 10.9.A. 10.10.D. 10.11. B.
 3. Giảng bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
HĐ1: Tổ chức tình huống có vấn đề (5 phút)
Ä Yêu cầu 1 HS nam và 1 HS nữ cùng hát 1 đoạn ngắn của một bài hát nào đó.
 Hãy nhận xét xem bạn nào hát bổng, bạn nào hát trầm?
Khi nào âm phát ra trầm, khi nào âm phát ra bổng? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
HĐ2: Quan sát dao động nhanh, chậm và nhận biết thế nào là tần số (10 phút)
Ä Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1.
 Trong thí nghiệm này cần có những dụng cụ gì?
Ä GV hướng dẫn cho HS đếm 1 dao động được tính khi con lắc di chuyển từ biên bên phải sang biên bên trái rồi quay trở lại biên bên phải. Yêu cầu HS quan sát sư dao động của 2 con lắc, đếm số dao động trong 10 giây khi GV nói bắt đầu đếm.
 Trong 10 giây con lắc a dao động 10 lần. Vậy trong 1 giây con lắc dao động bao nhiêu lần?
Ä Tương tự làm cho con lắc b. 
Thông báo: Số lần dao động được tính trong một giây gọi là tần số.
Tần số là một đại lượng có độ lớn nên có đơn vị là Hec, kí hiệu Hz.
 Tần số dao động của con lắc a là bao nhiêu? Tần số dao động của con lắc b là bao nhiêu?
 Vậy con lắc nào có tần số dao động lớn hơn?
Ä Từ đây hãy rút ra nhận xét.
HĐ3: Nghiên cứu mối liên hệ giữa tần số và độ cao của âm (15 phút)
Ä Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 2.
Ä Các nhóm hãy làm thí nghiệm. Lưu ý khi làm phải giữ chặt đầu thước (hoặc thanh thép) bằng cách ấn chặt tay vào thước ở sát mép bàn và phải trật tự mới nghe được âm phát ra.
Ä Sau khi làm xong hãy trả lời C3.
Ä Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 3.
Ä GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm hình 11.4 SGK và cách làm cho mặt đĩa quay chậm bằng cách nối hai đầu dây vào nguồn 6V, đĩa quay nhanh bằng cách nối hai đầu dây vào nguồn 9V.
Ä Gọi 1 HS lên cùng làm thí nghiệm với GV, cả lớp quan sát và lắng nghe âm phát ra để trả lời C4.
Về nhà các em có thể làm lại thí nghiệm này bằng cách quay bánh xe đạp trong 2 trường hợp: quay mạnh và quay nhẹ, rồi đặt miếng bìa vào vành bánh xe để nghe âm phát ra.
Ä Qua 3 thí nghiệm trên yêu cầu HS rút ra kết luận.
HĐ4: Vận dụng (7 phút)
Ä Yêu cầu HS đọc và trả lời C5.
Ä Yêu cầu HS đọc và trả lời C6.
Ä Yêu cầu HS đọc và trả lời C7.
- 1 HS nam và 1 HS nữ thực hiện yêu cầu của GV.
- Bạn nam hát trầm, bạn nữ hát bổng.
- 2 con lắc đơn dài 20cm và 40cm được treo trên giá đỡ.
- HS quan sát thí nghiệm và làm theo yêu cầu của GV.
(a)
(b)
- Con lắc a dao động 1 giây:
 (lần)
- Con lắc b dao động 1 giây:
 (lần)
Tần số dao động của con lắc a là 1Hz. 
Tần số dao động của con lắc b là 1.5Hz. 
Con lắc b có tần số dao động lớn hơn con lắc a.
HS rút ra nhận xét: Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ).
HS đọc thí nghiệm.
Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.
HS trả lời C3:
Phần tự do của thước dài dao động chậm, âm phát ra thấp.
Phần tự do của thước dài dao động nhanh, âm phát ra cao.
HS đọc thí nghiệm 3.
HS quan sát thí nghiệm của GV.
HS làm theo yêu cầu của GV và trả lời C4.
Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động chậm, âm phát ra thấp.
Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động nhanh, âm phát ra cao.
HS rút ra kết luận:
Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng cao (thấp).
HS đọc và trả lời C5:
Vật có tần số 70Hz dao động nhanh hơn.
Vật có tần số 50Hz phát ra âm thấp hơn.
HS đọc và trả lời C6:
Khi vặn dây đàn căng ít, âm phát ra thấp, tần số nhỏ.
Khi vặn dây đàn căng nhiều, âm phát ra cao, tần số lớn.
HS đọc và trả lời C7:
Âm phát ra cao hơn khi chạm góc bìa vào hàng lỗ gần vành đĩa.
Tiết 12
BÀI 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM
I – Dao động nhanh, chậm – Tần số
Thí nghiệm 1
C1:
Con lắc
Con lắc nào dao động nhanh?
Con lắc nào dao động chậm?
Số dao động trong 10 giây
Số dao động trong 1 giây
a
Dao động chậm hơn
10
1
b
Dao động nhanh hơn
15
1.5
Số lần dao động được tính trong một giây gọi là tần số.
Đơn vị là Hec, kí hiệu Hz.
C2: Con lắc b có tần số dao động lớn hơn con lắc a.
Nhận xét: Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ).
II – Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)
Thí nghiệm 2
C3:
Phần tự do của thước dài dao động chậm, âm phát ra thấp.
Phần tự do của thước dài dao động nhanh, âm phát ra cao.
Thí nghiệm 3
C4:
Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động chậm, âm phát ra thấp.
Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động nhanh, âm phát ra cao.
Kết luận:
Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng cao (thấp).
III – Vận dụng
C5:
Vật có tần số 70Hz dao động nhanh hơn.
Vật có tần số 50Hz phát ra âm thấp hơn.
C6:
Khi vặn dây đàn căng ít, âm phát ra thấp, tần số nhỏ.
Khi vặn dây đàn căng nhiều, âm phát ra cao, tần số lớn.
C7:
Âm phát ra cao hơn khi chạm góc bìa vào hàng lỗ gần vành đĩa.
 4. Củng cố: (3 phút)
	- Muốn biết vật phát ra âm cao hay thấp phải dựa vào đại lượng nào?
	- Tần số là gì? Đơn vị? Kí hiệu của đơn vị?
	- Đọc “phần có thể em chưa biết”.
- Trước cơn bão thường có hạ âm, hạ âm làm con người khó chịu, cảm giác buồn nôn, chóng mặt, một số sinh vật nhạy cảm với hạ âm nên có biểu hiện khác thường. Vì vậy người xưa dựa vào dấu hiệu này để nhận biết các cơn bão.
 - Dơi phát siêu âm để săn tìm muỗi. Vì vậy, có thể chế tạo máy phát siêu âm bắt chước tần số siêu âm của dơi để đuổi muỗi.
 5. Dặn dò: (1 phút)
	- Học nội dung bài học.
	- Làm bài tập từ 11.1 đến 11.10 SBT trang 26, 27.
	+ 11.5. Nhớ lại bài 10.5.
	+ 11.9. Đàn bầu có 1 đầu dây được gắn cố định, đầu còn lại gắn trên cần đàn để thay đổi độ căng của dây đàn để thay đổi âm phát ra.
	+ 11.10. Tương tự 11.9, gảy dây đàn và bấm các phím trên thân đàn để thay đổi độ căng của dây thay đổi âm phát ra Þ thay đổi về tần số.
	- Xem trước bài 12: Độ to của âm.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 11(L7).doc