Giáo án Vật lý lớp 7 - Bài 13 - Môi trường truyền âm

Bài 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM

I - Mục tiêu:

 - Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.

 - Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.

II - Chuẩn bị:

 Đối với cả lớp:

 - Hai trống da trung thu, một que gõ và giá đỡ hai trống.

 - Một bình to đựng đầy nước.

 - Một túi nilông và dây buộc.

 - Một nguồn phát ra âm có thể bỏ lọt trong túi nilông.

 - Một tranh vẽ to hình 13.4.

III - Hoạt động dạy - học:

 1) Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.

 

doc 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 7 - Bài 13 - Môi trường truyền âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/11/2011
Ngày dạy: 23/11/2011
Tuần 14 	
Tiết 14	
Bài 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
I - Mục tiêu:
 - Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.
 - Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.
II - Chuẩn bị:
 Đối với cả lớp:
	- Hai trống da trung thu, một que gõ và giá đỡ hai trống.
	- Một bình to đựng đầy nước.
	- Một túi nilông và dây buộc.
	- Một nguồn phát ra âm có thể bỏ lọt trong túi nilông.
	- Một tranh vẽ to hình 13.4.
III - Hoạt động dạy - học:
 1) Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 2) Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu hỏi
Đáp án
1. Biên độ dao động là gì?
2. Độ to của âm được tính bằng đơn vị gì?
3. Sửa bài tập 12.1, 12.3, 12.4, 12.5, 12.6, 12.8, 12.9.
1. Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.
2. Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben. Kí hiệu dB.
3. 12.1. B. 12.6. D. 12.8. C.
12.9. A.
12.3. a) Bạn Hải đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách gảy mạnh vào dây đàn.
b) Khi gảy mạnh dây đàn: dây dao động mạnh, biên độ dao động lớn.
Khi gảy nhẹ dây đàn: dây dao động yếu, biên độ dao động nhỏ.
12.4.Vì khi đó lưỡi gà ở đầu bẹp của kèn dao động với biên độ lớn, nên kèn phát ra âm to.
12.5. Người ta thổi mạnh vào ống sáo là cho cột không khí dao động mạnh âm phát ra to.
 3) Giảng bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (3 phút)
- Ngày xưa để phát hiện tiếng vó ngựa, người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Vậy âm đã truyển từ nguồn âm đến tai người nghe như thế nào, qua môi trường nào chùng ta sẽ tìm câu trả lời qua bài học hôm nay.
HĐ2: Môi trường truyền âm (20 phút)
GV làm TN sự truyền âm trong chất khí
1. Sự truyền âm trong chất khí
- Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK và theo dõi GV làm TN
- Bây giờ nếu gõ mạnh vào trống 1 có hiện tượng gì xảy ra?
- GV làm TN HS quan sát để trả lời C1.
- Thông báo: Mặt trống hai đóng vai trò như màng nhĩ của tai người nghe.
2. Sự truyền âm trong chất rắn
- Yêu cầu HS đọc mục 2 SGK trang 37 để làm TN theo nhóm và trả lời C3.
3. Sự truyền âm trong chất lỏng
- GV làm TN để 1 nguồn âm vào túi nilông buộc chặt thả lơ lửng vào bình nước. yêu cầu cả lớp im lặng để lắng nghe âm phát ra và trả lời C4.
4. Âm có thể truyền được trong chân không hay không?
- GV treo H13.4 SGK trang 38 và mô tả TN như SGK.
+ Đầu tiên chuông điện đặt trong bình thuỷ tinh kín còn nghe được tiếng chuông. Khi hút bớt trong khí ra khỏi bình, tiếng chuông nhỏ dần, đến khi trong bình gần như hết không khí (chân không) hầu như không nghe tiếng chuông kêu nữa. nhưng nếu lại cho không khí vào bình thì lại nghe tiếng chuông kêu. 
+ Vậy qua TN trên các em hãy thảo luận trả lời C5: Kết quả TN trên chứng tỏ điều gì?
- Từ những TN trên yêu cầu HS rút ra kết luận.
HĐ3: Vận tốc truyền âm (5’)
- Yêu cầu HS tự đọc mục 5 SGK.
- Treo bảng, cho HS nhận biết đâu là môi trường rắn, lỏng và khí. 
- Cho HS đọc và trả lời C6.
HĐ4: Vận dụng (7 phút)
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C7.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C8.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C9.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C10.
- HS đọc và theo dõi GV làm TN.
- Mặt trống 1 rung lên, quả cầu 1 bật ra chạm vào mặt trống 2.
- HS quan sát TN của GV và trả lời C1: Hiện tượng xảy ra với quả cầu bấc treo gần trống 2 rung động và lệch khỏi vị trí cân bằng. Hiện tượng đó chứng tỏ âm đã được không khí truyền từ mặt trống thứ nhất đến mặt trống thứ hai.
- HS đọc mục 2 trong SGK trang 37, tiến hành làm TN và trả lời C3: Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường rắn.
- HS im lặng quan sát TN của GV, lắng nghe âm phát ra và trả lời C4: Âm truyền đến tai qua môi trường rắn, lỏng, khí.
- HS quan sát, lắng nghe GV mô tả TN.
- HS đọc và trả lời C5: TN mô tả ở H13.4 SGK chứng tỏ âm không truyền qua chân không.
- HS rút ra kết luận: 
 + Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không.
 + Ở các vị trí càng xa (gần) nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ (to).
- HS đọc trong SGK.
- HS quan sát bảng và nhận biết các môi trường: không khí là môi trường khí, nước là môi trường lỏng, thép là môi trường rắn.
- HS trả lời C6: Vận tốc truyền âm trong nước nhỏ hơn trong thép và lớn hơn trong không khí.
- HS đọc và trả lời C7: Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường không khí.
- HS đọc và trả lời C8:
 + Khi chúng ta bơi dưới nước trong hồ bơi, chúng ta có thể nghe thấy tiếng sùng sục của bong bóng nước 
 + Những người hay đi câu cá cho biết không thể câu được cá khi có người đi tới gần bờ. Đó là vì cá nghe được tiếng chân người truyền qua đất, qua nước và bỏ đi xa.
- HS đọc và trả lời C9: Vì mặt đất truyền âm nhanh hơn trong không khí nên ta nghe được tiếng vó ngựa từ xa khi ghé tai sát mặt đất.
- HS đọc và trả lời C10: Các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất được vì giữa họ bị ngăn cách bởi chân không bên ngoài bộ áo, mũ giáp bảo vệ.
Tiết 14
Bài 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
I - Môi trường truyền âm
Thí nghiệm
1. Sự truyền âm trong chất khí
C1: Quả cầu bấc treo gần trống 2 rung động và lệch khỏi vị trí cân bằng. Hiện tượng đó chứng tỏ âm đã được không khí truyền từ mặt trống thứ nhất đến mặt trống thứ hai.
2. Sự truyền âm trong chất rắn
C3: Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường rắn.
3. Sự truyền âm trong chất lỏng
C4: Âm truyền đến tai qua môi trường rắn, lỏng, khí.
4. Âm có thể truyền được trong chân không hay không?
C5: TN mô tả ở H13.4 SGK chứng tỏ âm không truyền qua chân không.
Kết luận: 
 + Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không.
 + Ở các vị trí càng xa (gần) nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ (to).
5. Vận tốc truyền âm
C6: Vận tốc truyền âm trong nước nhỏ hơn trong thép và lớn hơn trong không khí.
II - Vận dụng
C7: Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường không khí.
C8:
 + Khi chúng ta bơi dưới nước trong hồ bơi, chúng ta có thể nghe thấy tiếng sùng sục của bong bóng nước 
 + Những người hay đi câu cá cho biết không thể câu được cá khi có người đi tới gần bờ. Đó là vì cá nghe được tiếng chân người truyền qua đất, qua nước và bỏ đi xa.
C9: Vì mặt đất truyền âm nhanh hơn trong không khí nên ta nghe được tiếng vó ngựa từ xa khi ghé tai sát mặt đất.
C10: Không thể được vì giữa họ bị ngăn cách bởi chân không bên ngoài bộ áo, mũ giáp bảo vệ.
 4) Củng cố: (3 phút)
- Môi trường nào truyền âm được, môi trường nào truyền âm không được.
	- So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
 5) Dặn dò: (2 phút)
 	- Học ghi nhớ SGK trang 39.
	- Đọc phần "có thể em chưa biết".
	- Làm bài tập 13.1 đến 13.11 SBT trang 30, 31.
	+ 13.2. - Khi ta bước đi trên đất thì có gì?
	- Âm đó được truyền như thế nào?
	+ 13.3. So sánh vận tốc truyền âm trong không khí và vận tốc ánh sáng trong không khí.
	+ 13.4. t = 3s
	v = 340m/s
	s = ?
	Áp dụng công thức: Þ s = v.t
	+ 13.9. t = 5s
	v = 340m/s
	s = ?
Áp dụng công thức: Þ s = v.t
	+ 13.10. Vì khi nguồn âm dao động làm cho các hạt vật chất cấu tạo nên chất rắn, lỏng, khí dao động truyền đến tai ta nên ta nghe được. Còn trong chân không không có các hạt vật chất nên không có gì để nó dao động nên không truyền được âm.
	- Xem trước bài 14: Phản xạ âm - tiếng vang.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 13 (L7).doc