Giáo án Vật lý lớp 7 - Bài 17 - Sự nhiễm điện do cọ xát

CHÖÔNG III : ÑIEÄN HOÏC

Bài 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT

I - Mục tiêu :

 - Mô tả một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do bị cọ xát.

 - Vận dụng giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế.

 - Nêu được hai biểu hiện của các vật đã bị nhiễm điện do cọ xát là hút các vật khác hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện.

 - Biết được lợi ích và tác hại của sấm sét để áp dụng vào các công việc thực tế bảo vệ môi trường.

II - Chuẩn bị :

 Đối với mỗi nhóm HS :

 - 1 thước dẹt.

 - 1 thanh thuỷ tinh.

 - 1 mảnh nilông màu trắng đục kích thước 13cm  25cm.

 - Một mảnh phim nhựa kích thước 13cm  18cm.

 - Các vụn gíấy viết kích thước 1mm  1mm.

 - Các vụn nilông có kích thước 0,5cm  0,5cm.

 - 1 quả cầu bằng nhựa cỡ 0,5cm3 có xuyên sợi chỉ khâu.

 - 1 giá treo miếng nhựa xốp.

 - 1 mảnh vải khô, 1 mảnh lụa, 1 mảnh len, mỗi mảnh kích thước khoảng 15cm15cm.

 - 1 mảnh kim loại (bằng tôn hoặc bằng nhôm, đồng ) mỏng kích thước 11cm23cm.

 - 1 bút thử điện.

 

doc 6 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 7 - Bài 17 - Sự nhiễm điện do cọ xát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ___/___/_____
Ngày dạy: ___/___/______
Tuần 	
Tiết 20	
CHÖÔNG III : ÑIEÄN HOÏC
Bài 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
I - Mục tiêu :
 - Mô tả một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do bị cọ xát.
 - Vận dụng giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế.
 - Nêu được hai biểu hiện của các vật đã bị nhiễm điện do cọ xát là hút các vật khác hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện.
 - Biết được lợi ích và tác hại của sấm sét để áp dụng vào các công việc thực tế bảo vệ môi trường.
II - Chuẩn bị :
 Đối với mỗi nhóm HS :
	- 1 thước dẹt.
	- 1 thanh thuỷ tinh.
	- 1 mảnh nilông màu trắng đục kích thước 13cm Í 25cm.
	- Một mảnh phim nhựa kích thước 13cm Í 18cm.
	- Các vụn gíấy viết kích thước 1mm Í 1mm.
	- Các vụn nilông có kích thước 0,5cm Í 0,5cm.
	- 1 quả cầu bằng nhựa cỡ 0,5cm3 có xuyên sợi chỉ khâu.
	- 1 giá treo miếng nhựa xốp.
	- 1 mảnh vải khô, 1 mảnh lụa, 1 mảnh len, mỗi mảnh kích thước khoảng 15cmÍ15cm.
	- 1 mảnh kim loại (bằng tôn hoặc bằng nhôm, đồng ) mỏng kích thước 11cmÍ23cm.
	- 1 bút thử điện.
III - Hoạt động dạy - học :
 1) Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 2) Kiểm tra bài cũ : Không có
 3) Giảng bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ1: Tổ tình huống học tập (8 phút)
1. Đây là bài học đầu của chương Điện học. Mở đầu chương này, GV có thể cho cả lớp trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
 Hàng ngày chúng ta thường dùng điện, thường nghe nói về điện. Vậy hãy nêu một số hiện tượng liên quan đến điện ngoài những hiện tượng được mô tả trong các ảnh đầu chương 3 (SGK trang 47).
Ä Đúng, ngoài những hiện tượng trên còn rất nhiều hiện tượng khác có liên quan đến điện như sấm sét, điện thoại, chuông điện, đàn organ  
Ä Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu bản chất của điện là gì? Do đâu mà có điện? Điện có tác dụng gì? Đo điện như thế nào? Sử dụng điện như thế nào cho an toàn?
2. Tiếp theo GV thông báo một trong các cách làm nhiễm điện các vật là: "Sự nhiễm điện do cọ xát"
 Các em đã thấy hiện tượng gì, nghe thấy gì khi ta cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp vào những ngày thời tiết khô ráo, đặt biệt là khi hanh khô?
Ä Tương tự, các hiện tượng tự nhiên như sấm sét, chớp là hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Ä Phần đầu tiên là chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào là vật nhiễm điện.
- Đèn điện sáng, quạt điện, máy cưa điện, tivi, điện giật, tia lửa khi hàn điện.
- HS lắng nghe GV giới thiệu nội dung chương sẽ học. 
- Nghe tiếng nổ lách tách, có tia sáng nhỏ.
Tiết 20
CHƯƠNG III : ĐIỆN HỌC
Bài 17 SỰ NHIỄM ĐIỆN DO 
 CỌ XÁT
I - Vật nhiễm điện
HĐ2: Làm thí nghiệm 1, phát hiện nhiều vật bị cọ xát có tính chất mới (15’)
Ä Yêu cầu HS làm thí nghiệm 1 trong SGK trang 48 để phát hiện ra tính chất mới của nhiều vật bị cọ xát: hút các vật khác
1. Đưa một đầu thước nhựa lại gần các vụn giấy viết, các vụn nilông 
- Sau đó dùng miếng vải khô cọ xát vào thước nhựa làm lại như trên. Lưu ý: HS cọ xát mạnh nhiều lần theo một chiều. Quan sát hiện tượng và ghi nhận kết quả vào bảng ở phần 3 mục I SGK trang 48.
2. Hướng dẫn HS làm TN tương tự khi cọ xát thanh thuỷ tinh vào lụa, đưa lại gần các vụn giấy viết hay các vụn nilông, quả cầu nhựa xốp. Quan sát hiện tượng và ghi kết quả vào bảng 3 SGK trang 48. Sau đó thay thanh thuỷ tinh bằng một mảnh nilông hay mảnh phim nhựa được cọ xát vào len và làm tương tự như trên.
Ä Từ kết quả bảng trên, các nhóm thảo luận hoàn thành kết luận 1 trong SGK trang 49.
HĐ3: TN 2 phát hiện vật bị cọ xát bị nhiễm điện (hay mang điện tích) (15’)
 Nhiều vật sau khi bị cọ xát có đặc điểm gì mà lại có thể hút các vật khác?
- Làm TN kiểm tra:
+ Cọ xát mảnh nilông vào thanh thuỷ tinh, đưa lại gần các vụn giấy viết, mảnh nilông không hút các vụn giấy.
Như vậy, không phải do nóng lên mà hút các vật khác
Ä Yêu cầu HS đọc TN 2 trong SGK để tiến hành làm TN.
- Hướng dẫn: Khi chưa cọ xát mảnh phim nhựa, đặt miếng tôn lên mảnh phim nhựa chạm bút thử điện vào mảnh tôn. Quan sát đèn bút thử điện? 
Dùng len cọ xát mảnh phim nhựa, đặt miếng tôn lên mảnh phim nhựa tránh tay chạm vào chỗ cọ xát của mảnh phim nhựa, chạm bút thử điện vào mảnh tôn. Quan sát đèn bút thử điện? 
Ä Các nhóm hãy thảo luận hoàn thành kết luận 2.
i Thông báo: Các vật sau khi bị cọ xát có tính chất nêu trên trong các kết luận trên (hút các vật khác hay làm sáng bóng đèn bút thử điện) được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
Trong thực tế, vào những lúc trời mưa dông, các đám mây bị cọ xát vào nhau nên bị nhiễm điện trái dấu. Sự phóng điện giữa các đám mây (sấm) và giữa đám mây với mặt đất (sét) vừa có lợi vừa có hại cho cuộc sống của con người.
Theo em, có lợi trong trường hợp nào, có hại trong trường hợp nào?
+ Lợi ích: ngoài ra còn gây ra phản ứng hóa học nhằm tăng thêm lượng ôzôn bổ sung vào khí quyển.
+ Tác hại: ngoài ra tạo ra các khí độc hại (NO, NO2, ...)
Vậy để giảm tác hại của sét người ta phải làm gì?
HĐ4: Cho HS làm bài tập phần vận dụng như hướng dẫn chung (5’)
Ä Vận dụng từ những điều trên các nhóm thảo luận trả lời C1.
Ä Tiếp theo các nhóm hãy thảo luận trả lời C2
Ä Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời C3.
- Các nhóm làm TN dưới sự hướng dẫn của GV. Quan sát hiện tượng.
- HS làm tiếp TN theo hướng dẫn của GV. Quan sát hiện tượng và ghi nhận kết quả vào phần 3 mục I SGK trang 48.
2. HS làm TN dưới sự hướng dẫn của GV và ghi nhận kết quả vào bảng 3 SGK trang 48.
- Các nhóm thảo luận rút ra kết luận 1: Nhiều vật sau bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.
- Đặc điểm là: nóng lên.
- Nhóm HS đọc TN 2 và tiến hành làm TN và quan sát hiện tượng.
- Đèn bút thử điện không sáng.
- Đèn bút thử điện sáng.
- Nhóm HS thảo luận hoàn thành kết luận 2: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
- HS lắng nghe GV thông báo.
Có lợi: giúp điều hòa khí hậu, trời mưa có lợi cho mùa màng. 
Có hại: phá hủy nhà cửa, công trình, nguy hiểm đến tính mạng của con người.
Người ta xây dựng các cột thu lôi để thu các tia sét để bảo vệ tính mạng của người và công trình xây dựng
- Nhóm HS thảo luận trả lời C1: Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện. Do đó tóc bị thước nhựa hút kéo thẳng ra.
- Nhóm HS thảo luận trả lời C2: Khi thổi bụi trên mặt bàn , luồng gió thổi làm bụi bay đi. Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần đó. Mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. do đó chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.
- C3: Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các bụi vải.
Thí nghiệm 1
1. Đưa một đầu thước nhựa lại gần các vụn giấy viết, các vụn nilông không có hiện tượng gì.
- Thước nhựa sau khi cọ xát hút vụn giấy viết, vụn nilông 
2. Làm TN tương tự , thay thước nhựa bằng thanh thuỷ tinh được cọ xát vào lụa 
3. Ghi kết quả quan sát được (hút hoặc đẩy) vào bảng:
 Các vật
Vật 
bị cọ xát
Vụn giấy viết
Vụn nilông
Quả cầu nhựa xốp
Thước nhựa
Hút
Hút
Hút
Thanh thuỷ tinh
Hút
Hút
Hút
Mảnh nilông
Hút
Hút
Hút
Mảnh phim nhựa
Hút
Hút
Hút
Kết luận 1: Nhiều vật sau bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.
Thí nghiệm 2
Kết luận 2: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
Các vật sau khi bị cọ xát có tính chất nêu trên trong các kết luận trên ( hút các vật khác hay làm sáng bóng đèn bút thử điện) được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
II - Vận dụng
C1: Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện. Do đó tóc bị thước nhựa hút kéo thẳng ra.
C2: Vì cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần đó. Mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.
C3: Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các bụi vải.
 4) Củng cố : (1 phút)
	- Làm thế nào để cho một thước nhựa, thanh thuỷ tinh bị nhiễm điện?
	- Vật bị nhiễm điện có khả năng gì?
	- Căn cứ vào hiện tượng nào để nhận biết là một vật nhiễm điện?
 5) Dặn dò : (1 phút)
	- Học nội dung bài học và ghi nhớ SGK.
	- Đọc phần "Có thể em chưa biết".
- Làm bài tập 17.1 đến 17.9 SBT trang 36, 37.
	+ 17.3 HS về nhà làm thí nghiệm kiểm chứng hoặc nhớ lại các thí nghiệm đã làm thấy được tia nước nhẹ nên bị hút khi đưa thước nhựa đã cọ xát lại gần vì lúc đó thước nhựa đã bị nhiễm điện.
	+ 17.4. dựa vào phần “có thể em chưa biết” để trả lời.
	+ 17.8: Nhớ lại các kiến thức đã học để trả lời.
	+ 17.9: Lí do bị rối là khi chải các sợi vải như thế nào? Khắc phục: bộ phận chỉa được cấu tạo bằng chất liệu không làm các sợi vỉa bị nhiễm điện khi chạy qua nó.
	- Xem trước bài 18: Hai loại điện tích.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 17 (L7).doc