Giáo án Vật lý lớp 7 - Bài 21 - Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện

Bài 21: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN

I - Mục tiêu:

 - Vẽ đúng sơ đồ của một mạch điện đơn giản đã mắc sẵn bằng các kí hiệu đã qui ước.

 - Mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho.

 - Nắm được qui ước chiều dòng điện.

 - Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện. Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực.

II - Chuẩn bị:

 * Đối với cả lớp : Tranh vẽ to bảng các kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện (như SGK) và sơ đồ mạch điện của một tivi hay của xe máy.

 * Đối với mỗi nhóm HS :

 - 1 pin đèn ;

 - 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn ;

 - 1 công tắc và 5 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện, mỗi đoạn dài khoảng 30cm ;

 - 1 đèn pin loại ống tròn vỏ nhựa có lắp sẵn pin.

 

doc 5 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 7 - Bài 21 - Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/02/2012
Ngày dạy: 15/02/2012
Tuần 25 
Tiết 24	 
Bài 21: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN
I - Mục tiêu:
	- Vẽ đúng sơ đồ của một mạch điện đơn giản đã mắc sẵn bằng các kí hiệu đã qui ước.
	- Mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho.
	- Nắm được qui ước chiều dòng điện.
	- Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện. Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực. 
II - Chuẩn bị:
	* Đối với cả lớp : Tranh vẽ to bảng các kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện (như SGK) và sơ đồ mạch điện của một tivi hay của xe máy.
	* Đối với mỗi nhóm HS : 
	- 1 pin đèn ;
	- 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn ;
	- 1 công tắc và 5 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện, mỗi đoạn dài khoảng 30cm ;
	- 1 đèn pin loại ống tròn vỏ nhựa có lắp sẵn pin.
III - Hoạt động dạy - học:
	1) Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
	2) Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu hỏi
Đáp án
1. Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì?
 Dòng điện trong kim loại là gì?
2. Làm bài tập 20.1, 20.2, 20.3, 20.7, 20.9, 20.13, 20.16.
1. + Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
 + Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
2. 20.1 a)  vật liệu (chất) dẫn điện.
 b)  vật liệu (chất) cách điện.
 c)  êlectrôn tự do .
 d)  chất dẫn điện.
 20.2 a) Vì chúng nhiễm điện cùng loại và đẩy nhau.
 b) Không có hiện tượng gì xảy ra. Vì thanh nhựa là vật cách điện nên cách điện tích không thể dịch chuyển qua nó.
 c) Hai lá nhôm gắn với quả cầu A cụp bớt lại, còn 2 lá nhôm gắn quả cầu B xoè ra. Vì thanh kim loại là vật dẫn điện. Các điện tích dịch chuyển từ quả cầu A tới quả cầu B qua thanh kim loại. Quả A mất bớt điện tích, quả cầu B nhận thêm điện tích.
20.3. Dây xích có tác dụng bảo vệ xe khỏi bị nổ. Vì khi xe chạy cọ xát giữa bồn xe và không khí, giữa xăng với vỏ bồn làm cho xăng tích điện tích trái dấu. Sự tích điện này có thể dẫn tới sự phóng điện gây cháy nổ. Một đầu dây xích được nối với thùng chứa xăng, dầu kia được thả kéo lê trên mặt đất có tác dụng truyền điện tích từ tthùng chứa xăng và xăng xuống mặt đất làm cho chúng không bị tích điện, tránh cháy nổ.
20.7. B 20.9. C 20.13. C
20.16. a) nguồn điện trong mạch điện kín.
b) quạt điện
c) dây dẫn
d) các electron tự do có mọi nới trong dây dẫn
e) khi đóng công tắc
	3) Giảng bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (5’)
- Trong một toà nhà hay trong một phòng học có sử dụng nhiều dụng cụ điện đặt ở nhiều chỗ khác nhau. Người thợ điện phải căn cứ vào đâu để có thể mắc các mạch điện đúng như ý định của kĩ sư thiết kế?
- Nhưng nếu trong bản vẽ vẽ các dụng cụ đúng như hình dạng thật của chúng (quạt máy, bóng đèn, tivi ) thì hình vẽ sẽ như thế nào?
- Do đó, người ta phải đặt kí hiệu đơn giản cho các dụng cụ điện đó. Một hình vẽ gồm các kí hiệu như thế gọi là sơ đồ mạch điện. Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ về các kí hiệu đó trong bài này.
HĐ2: Sử dụng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện và mắc mạch điện theo sơ đồ (12 phút)
 - Yêu cầu HS tự đọc mục 1. Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện trong SGK trang 58.
- GV treo hình kí hiệu các bộ phận mạch điện, lưu ý HS nguồn điện mắc nối tiếp gồm hai pin thường dùng, hướng dẫn HS cách vẽ đúng.
- Từ những kí hiệu trên chúng ta sẽ tiến hành vẽ sơ đồ mạch điện.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C1.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C2.
- Yêu cầu HS đọc C3 và tiến hành mắc mạch điện theo đúng sơ đồ đã vẽ ở câu C2, tiến hành kiểm tra và đóng công tắc để đảm bảo mạch điện kín và đèn sáng.
HĐ3: Xác định và biểu diễn chiều dòng điện theo qui ước (8’)
- Thông báo qui ước về chiều dòng điện : Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. GV chỉ chiều dòng điện trên hình 21.1.a 
Dòng điện cung cấp bởi pin hay acqui có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều.
 - Yêu cầu HS đọc và trả lời C4.
 - Hãy vận dụng qui ước về chiều dòng điện để trả lời C5.
HĐ4: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của đèn pin (10 phút)
- Yêu cầu HS đọc C6: Hãy tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của chiếc đèn pin dạng ống tròn vỏ nhựa thường dùng. 
 a) + Yêu cầu HS quan sát hình 21.2 và cho biết nguồn điện gồm mấy pin?
 + Kí hiệu nào tương ứng với nguồn điện này?
 + Thông thường, cực dương của nguồn điện lắp về phía đầu hay phía cuối của đèn pin?
b) Từ hình 21.2 hãy vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin và dùng mũi tên kí hiệu chiều dòng điện chạy trong mạch điện này khi công tắc đóng.
- Căn cứ vào bản vẽ.
- Hình vẽ sẽ rất phức tạp
- HS đọc mục 1 trong SGK trang 58.
- HS theo dõi sự hướng dẫn của GV và vẽ vào tập.
- HS đọc và trả lời C1
- HS đọc và trả lời C2.
- HS đọc C3 và tiến hành lắp mạch điện như sơ đồ đã vẽ ở C2 dưới sự hướng dẫn của GV.
- HS theo dõi thông báo của GV về qui ước về chiều dòng điện.
- HS đọc và trả lời C4: Ngược chiều nhau.
- HS đọc C5 và vẽ chiều dòng điện cho các sơ đồ mạch điện
- HS đọc C6
a) - Nguồn điện của đèn gồm hai pin
- Kí hiệu 
- Thông thường, cực dương của nguồn điện lắp về phía đầu của đèn pin.
b) HS tiến hành vẽ sơ đồ mạch điện
Tiết 23
Bài 21: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN.
I – Sơ đồ mạch điện
1. Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện 
Nguồn điện (pin, acqui)
Hai nguồn mắc nối tiếp (bộ pin, bộ acqui)
Bóng đèn
Dây dẫn
Công tắc (cái đóng ngắt)
Công tắc đóng
Công tắc mở
2. Sơ đồ mạch điện
C1
C2 
C3
II - Chiều dòng điện
Qui ước về chiều dòng điện
Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. 
C4: Ngược chiều nhau.
C5
 a) b) 
 c) d)
C6 
a) - Nguồn điện của đèn gồm hai pin 
- Kí hiệu 
- Thông thường, cực dương của nguồn điện lắp về phía đầu của đèn pin
b) Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin
	4) Củng cố: (4 phút)
	- Sơ đồ mạch điện cho ta biết điều gì? Dùng sơ đồ mạch điện có lợi ích gì so với ảnh chụp mạch điện thực?
	- Chiều dòng điện trong mạch điện được qui ước như thế nào?
	- Đọc phần “có thể em chưa biết”.
	5) Dặn dò: (1 phút)
	- Học thuộc ghi nhớ trong SGK trang 59.
	- Làm bài tập 21.1 đến 21.8 trang 48, 49 trong SBT.
	+ 21.2. Nhớ lại các qui ước về kí hiệu của các bộ phận mạch điện để vẽ sơ đồ cho đúng.
	+ 21.3. Cần nhớ trong mạch điện này có nguồn điện là đinamô, bóng đèn để có 1 mạch điện kín cần có dây dẫn. Vậy dây dẫn là cái gì?
	+ 21.8. Nhớ lại nội dung bài đã học, các electron tự do dịch chuyển từ cực âm qua dây dẫn, thiết bị điện đến cực dương của nguồn điện. Chiều này như thế nào với chiều dòng điện.
	- Xem trước bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 21 (L7).doc