Giáo án Vật lý lớp 7 - Tiết 27: Ôn tập – bài tập

ÔN TẬP – BÀI TẬP

I - Mục tiêu:

 - Củng cố các kiến thức cơ bản trong từ bài 17 đến hết bài 23 nhằm ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra một tiết.

 - Làm các bài tập vận dụng để kiểm tra sự hiểu bài của HS chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết.

II – Chuẩn bị:

 - Giáo viên : Giáo án và một số câu hỏi ôn tập.

 - Học sinh : xem lại các bài đã học (17  22).

III – Hoạt động dạy – học:

 1) Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.

 2) Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giảng bài mới.

 3) Giảng bài mới:

 

doc 7 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 902Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 7 - Tiết 27: Ôn tập – bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28	
Tiết 27	
Ngày soạn: 01/03/2012
Ngày dạy: 07/03/2012
ÔN TẬP – BÀI TẬP
I - Mục tiêu:
 - Củng cố các kiến thức cơ bản trong từ bài 17 đến hết bài 23 nhằm ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra một tiết.
 - Làm các bài tập vận dụng để kiểm tra sự hiểu bài của HS chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết.
II – Chuẩn bị:
 - Giáo viên : Giáo án và một số câu hỏi ôn tập.
 - Học sinh : xem lại các bài đã học (17 ® 22).
III – Hoạt động dạy – học:
 1) Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 2) Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giảng bài mới.
 3) Giảng bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Ôn tập phần lý thuyết
1. Có thể làm cho vật bị nhiễm điện bằng cách nào? Vật bị nhiễm điện có khả năng gì?
2. Nguyên nhân của hiện tượng sấm sét.
3. Có mấy loại điện tích? Kể tên.
4. Khi nào các vật nhiễm điện hút nhau, đẩy nhau?
5. Nêu sơ lược cấu tạo nguyên tử.
6. Thế nào là vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm.
7. Dòng điện là gì? 
8. Nguồn điện có khả năng gì? Mỗi nguồn điện có mấy cực? Kể tên. Nêu một số nguồn điện mà em biết.
9. Dòng điện chạy trong mạch kín bao gồm những gì?
10. Chất dẫn điện là gì? Chất dẫn điện được gọi là vật liệu dẫn điện khi nào? Kể tên một số chất dẫn điện thường dùng.
11. Chất cách điện là gì? Chất cách điện được gọi là vật liệu cách điện khi nào? Kể tên một số chất cách điện thường dùng.
12. Dòng điện trong kim loại là gì? Các electron tự do có ở đâu? Vì sao? Các electron tự do dịch chuyển như thế nào?
13. Chất nào dẫn điện tốt nhất? Vì sao dây dẫn thường được làm bằng đồng.
14. Mạch điện được mô tả bằng gì? Sơ đồ mạch điện có tác dụng gì?
15. Nêu qui ước chiều dòng điện.
16. Nêu tác dụng nhiệt của dòng điện? Vì sao dây tóc bóng đèn làm bằng vônfram.
17. Tác dụng của cầu chì.
18. Nêu tác dụng phát sáng của dòng điện? Bóng đèn bút thử điện sáng được do đâu?
19. Đèn điôt phát quang cho dòng điện đi qua mấy chiều? Nếu đảo chiều (cực) thì sao?
20. Nêu tác dụng từ của dòng điện. Nêu cấu tạo và hoạt động của nam châm điện, chuông điện. Ứng dụng tác dụng từ của dòng điện trong thực tế.
21. Nêu tác dụng hóa học của dòng điện. Ứng dụng tác dụng từ của dòng điện trong thực tế.
22. Nêu tác dụng sinh lí của dòng điện.
HĐ2: Bài tập
1. Làm bài 17.4, 17.9.
2.Làm bài 18.3, 18.9, 18.10, 18.11, 18.13.
3. Làm bài tập 19.12, 19.13
4. Làm bài tập 20.2, 20.3, 20.4, 20.15.
5. Làm bài tập 21.2, 21.3, 21.6, 21.7, 21.8.
6. Làm bài tập 22.2, 22.12.
7. Làm bài tập 23.4, 23.8, 23.9, 23.10, 23.12, 23.13.
Tiết 27
Ngày soạn: 01/03/2011
Ngày dạy: 07/03/2011
ÔN TẬP – BÀI TẬP
I. Lý thuyết
1. Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ khác và làm sáng bóng đèn bút thử điện.
2. Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao là một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện. khi đó giữa các đám mây xuất hiện tia lửa điện, do nhiệt độ cao của tia lửa điện, không khí giản nở đột ngột, phát ra tiếng nổ gọi là sấm. Giữa đám mây và mặt đất xuất hiện tia lửa điện phát ra ánh chớp chói lòa gọi là sét.
3. Có 2 loại điện tích: điện tích dương (+) và điện tích âm (-).
4. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, các vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.
5. - Mỗi nguyên tử bao gồm hạt nhân ở tâm mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hat nhân tạo thành lớp vỏ nguyên tử.
- Bình thường nguyên tử trung hoà về điện vì lúc này tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân.
- Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
6. Vật nhiễm điện dương khi mất bớt electron, vật nhiễm điện âm khi nhận thêm electron.
7. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
8. Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động.
Nguồn điện có 2 cực: cực dương (+) và cực âm (-). Các nguồn điện: pin, ácqui, 
9. Dòng điện chạy trong mạch kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với 2 cực của nguồn điện bằng dây điện.
10. Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện được gọi là gọi là vật liệu dẫn điện khi được là các vật hay các bộ phận dẫn điện. VD: đồng, nhôm, sắt.
11. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện được gọi là gọi là vật liệu cách điện khi được là các vật hay các bộ phận cách điện. VD: nhựa, cao su, sứ.
12. Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
- Các electron tự do có trong dây dẫn (kim loại) vì các electron thoát khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại.
- Các electron tự do dịch chuyển từ cực âm đến cực dương của nguồn.
13. Chất dẫn điện tốt nhất là bạc. Dây dẫn thường làm bằng đồng vì trong bảng xếp loại các chất dẫn điện và chất cách điện thì vàng, bạc là những chất dẫn điện tốt nhưng vàng và bạc là những kim loại quí hiếm, đắt còn đồng có nhiều, dẻo dai nên dễ kéo thành những sợi nhỏ nhưng vẫn bền và nó rẻ hơn vàng và bạc nhiều.
14. Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ mạch điện. Từ sơ đồ mạch điện có thể lắp được mạch điện tương ứng.
15. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. 
16. Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng.
Dây tóc bóng đèn thường làm bằng vônfram vì khi đèn sáng bình thường dây tóc của bóng đèn có nhiệt độ 25000C mà nhiệt độ nóng chảy của vônfram là 33700C nên dây tóc bóng đèn không bị nóng chảy khi có dòng điện chạy qua.
17. Cầu chì có tác dụng bảo vệ mạch điện. Khi mạch điện chịu tác dụng nhiệt của dòng điện nóng lên nóng đến nhiệt độ 3270C thì cầu chì nóng lên tới nhiệt độ nóng chảy (3270C) và bị đứt. Mạch hở các thiết bị điện không hoạt động được bảo vệ tránh hư hại.
18. Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điot phát quang (đèn LED) mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. Bóng đèn bút thử điện sáng là do vùng chất khí giữa 2 đầu dây đèn phát sáng.
19. Đèn điot phát quang cho dòng điện đi qua theo 1 chiều nhất định. Nếu đảo chiều (cực) đèn không sáng.
20. Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.
Cấu tạo nam châm điện gồm 1 cuộn dậy quấn quanh 1 lõi sắt non, nguồn điện.
Hoạt động của nam châm điện: khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây, cuộn dây là nam châm điện nó hút các vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm.
Cấu tạo chuông điện gồm chuông, bộ phận gõ chuông, cuộn dây có lõi sắt non, chốt kepk, miếng sắt, lá thép đàn hồi.
Hoạt động: khi cho dòng điện chạy qua, cuộn dây trở thành nam châm điện hút miếng sắt, làm miếng sắt rời khỏi tiếp điểm làm đầu gõ chuông gõ vào chuông. Ngay lúc đó mạch hở, không có dòng điện chạy qua, miếng sắt quay trở lại tiếp điểm nhờ lá thép đàn hồi, lúc này mạch kín và lặp lại quá trình ban đầu.
ứng dụng của tác dụng từ: làm chuông điện, chuông báo động, chuông điện thoại bàn, .
21. Dòng điện có tác dụng hóa học, khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng sunfat thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.
Ứng dụng: mạ điện.
22. Dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và các động vật làm cho cơ co giật, tim ngừng đập, ngạt thở, thần kinh tê liệt.
1. 17.4. Vì lớp áo khoác ngoài đã cọ xát với các lớp áo lót bên trong làm cho chúng bị nhiễm điện, nhất là vào những ngày thời tiết hanh khô. Do đó khi cởi áo khoác ngoài, do hiện tượng phóng điện ta thường nghe những tiếng nổ lách tách nhỏ. Nếu trong buồng tối ta còn thấy các chớp sáng li ti.
17.9. Khi bị chải, các sợi vải bị nhiễm điện do cọ xát, nên khi các sợi vỉa hút lẫn nhau làm chúng dễ dính vào nhau và bị rối. Để khắc phục hiện tượng này, người ta dùng bộ phận chải được cấu tạo bằng chất liệu không làm các sợi vải bị nhiễm điện khi chạy qua nó.
2. 18.3. a) Tóc nhiễm điện dương. Khi đó electrôn dịch chuyển từ tóc sang lược (lược nhận thêm êlectrôn, tóc mất bớt êlectrôn).
 b) Vì những sợi tóc đó nhiễm điện cùng loại nên chúng đẩy nhau.
18.9. Cọ xát thước nhựa vào 1 mảnh len thì thước nhựa bị nhiễm điện và mảnh len cũng bị nhiễm điện. Khi đó điện tích trên mảnh len khác dấu với điện tích trên thước nhựa
Vì cọ xát 1thước nhựa vào mảnh len thì thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm electron từ len. Còn mảnh len do bị mất bớt electron nên nhiễm điện dương.
18.10. Khi cọ xát thanh thủy tinh vào lụa thì thanh thủy tinh mang điện tích (+). Quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh thì quả cầu nhiễm điện (-) (nhiễm điện khác loại) hoặc quả cầu không nhiễm điện.
18.11. Muốn biết thước nhựa có nhiễm điện hay không ta đưa 1 đầu thước lại gần các vun giấy. Nếu thước nhựa hút các vụn giấy thì thước nhiễm điện.
Muốn biết thước nhựa nhiễm điện dương hay âm, ta đưa 1 đầu thước nhựa lại gần 1 quả cầu kim loại mang điện tích dương được treo trên 1 sợi chỉ mảnh. Nếu quả cầu bị hút lại gần thước thì thước nhiễm điện âm. Ngược lại nếu quả cầu bị đẩy ra xa thước thì thước bị nhiễm điện dương.
18.13. Thanh A bị nhiễm điện dương nên có khả năng hút các vật nhẹ khác. Vì vậy khi đưa thanh A lại gần quả cầu thì quả cầu bị hút về phía thanh A.
3. 19.12. Cần có pin, dây điện. Nối các vật dụng này lại với nhau tạo thành mạch kín. Khi đó có dòng điện chạy qua đèn, đèn sáng.
19.13. đèn, còi trong xe máy, ôtô, đèn bàn.
4. 20.2 a) Vì chúng nhiễm điện cùng loại và đẩy nhau.
 b) Không có hiện tượng gì xảy ra. Vì thanh nhựa là vật cách điện nên cách điện tích không thể dịch chuyển qua nó.
 c) Hai lá nhôm gắn với quả cầu A cụp bớt lại, còn 2 lá nhôm gắn quả cầu B xoè ra. Vì thanh kim loại là vật dẫn điện. Các điện tích dịch chuyển từ quả cầu A tới quả cầu B qua thanh kim loại. Quả A mất bớt điện tích, quả cầu B nhận thêm điện tích.
20.3. Dây xích có tác dụng bảo vệ xe khỏi bị nổ. Vì khi xe chạy cọ xát giữa bồn xe và không khí, giữa xăng với vỏ bồn làm cho xăng tích điện tích trái dấu. Sự tích điện này có thể dẫn tới sự phóng điện gây cháy nổ. Một đầu dây xích được nối với thùng chứa xăng, dầu kia được thả kéo lê trên mặt đất có tác dụng truyền điện tích từ tthùng chứa xăng và xăng xuống mặt đất làm cho chúng không bị tích điện, tránh cháy nổ.
20.4. a) Mặt có phủ lớp màu vàng (hay màu bạc) của giấy bọc lót trong bao thuốc là chất dẫn điện.
b) Giấy trang kim (gói quà) có thể làm chất dẫn điện.
20.15.1 – c ; 2 – a ; 3 – b ; 4 – e.
5. 21.2. Sơ đồ mạch điện
Sơ đồ mạch điện hình 21.2 
21.3. a) Khi quan sát, ta chỉ thấy có 1 dây dẫn nối từ Đinamô tới bóng đèn. Vì khung xe có tác dụng như 1 dây dẫn nối giữa Đinamô và bóng đèn, nhờ vầy mà bóng đèn vẫn sáng khi Đinamô hoạt động.
b) 
21.6. A.
21.7. Đề bài cho thiếu mũi tên chỉ chiều dòng điện.
21.8. a) Khi có dòng điện chạy trong mạch điện kín thì các electron tự do trong dây dẫn dịch chuyển có hướng từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.
b) Chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do ngược chiều với chiều qui ước của dòng điện.
6. 22.2. a) Khi nước còn trong ấm, nhiệt độ cao nhất của ấm là 1000C (nhiệt độ nước đang sôi).
b) Ấm điện bị cháy. Vì khi cạn hết nước, do tác dụng nhiệt của dòng điện, nhiệt độ ấm tăng lên rất cao. Dây đun ấm (ruột ấm) sẽ bị nóng chảy, không dùng được nữa. Một số vật để gần ấm có thể bắt cháy, gây hoả hoạn.
22.12. 1 – b ; 2 – e ; 3 – c ; 4 – a.
7. 23.4. Tác dụng sinh lí: cơ co giật.
Tác dụng nhiệt: dây tóc bóng đèn phát sáng.
Tác dụng hóa học: mạ điện.
Tác dụng phát sáng: bóng đèn bút thử điện phát sáng.
Tác dụng từ: chuông điện kêu.
23.8. D. 23.9. C 23.10. B
23.12. 1 – d ; 2 – c ; 3 – e ; 4 – b ; 5 – a.
23.13. Khi đóng khóa K, mạch kín, đèn sáng đồng thời dòng điện chạy qua cuộn dây làm cuộn dây trở thành nam châm điện hút miếng sắt rời khỏi tiếp điểm. Mạch hở, đèn tắt, cuộn dây mất hết từ tính, lá thép đàn hồi kéo miếng sắt tì sát vào tiếp điểm. Mạch lại kín lặp lại quá trình ban đầu luân phiên làm đèn nhấp nháy lúc sáng lúc tắt.
 4) Củng cố:
	Làm các bài tập trắc nghiệm còn lại từ bài 17 đến bài 23.
 5) Dặn dò:
	- Học các nội dung bài từ 17 đến 23.
	- Làm lại các bài tập từ 17 đến 23.
	- Chuẩn bị tốt để tiết sau kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI TAP T27.doc