BÀI 12: SỰ NỔI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được điều kiện để vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng.
- Giải thích được các hiện tượng của vật nổi thường gặp trong cuộc sống, trong công thức, vận dụng công thức để giải bài tập đơn giản.
2. Kĩ năng:
- Làm TN, phân tích hiện tượng, nhận xét hiện tượng.
3. Thái độ:
- Làm việc nghiêm túc, trung thực.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV:
- Cốc thuỷ tinh chứa nước.
- Chiếc đinh, miếng gỗ có khối lượng lớn hơn đinh, ống nghiệm có cát và nút đậy.
2. HS:
- Chuẩn bị trước bài ở nhà.
Ngày soạn: 20/12/2017 Ngày dạy: 22/12/2017 Lớp: 8A Tiết CT: 15 BÀI 12: SỰ NỔI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được điều kiện để vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng. - Giải thích được các hiện tượng của vật nổi thường gặp trong cuộc sống, trong công thức, vận dụng công thức để giải bài tập đơn giản. 2. Kĩ năng: - Làm TN, phân tích hiện tượng, nhận xét hiện tượng. 3. Thái độ: - Làm việc nghiêm túc, trung thực. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: - Cốc thuỷ tinh chứa nước. - Chiếc đinh, miếng gỗ có khối lượng lớn hơn đinh, ống nghiệm có cát và nút đậy. 2. HS: - Chuẩn bị trước bài ở nhà. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Lực đẩy Acsimét phụ thuộc các yếu tố nào? - Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì trạng thái của vật thế nào? 3. Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: -“Tàu to và nặng hơn kim, thế mà tàu nổi kim chìm tại sao?” Điều đó có liên quan đến hiện tượng vật lý mà ta sẽ biết sau bài hôm nay Vào bài mới - HS đề xuất phương án giải quyết. Hoạt động 2: Nghiên cứu sự nổi của vật: - Cho HS phân tích C1? - Hoàn thành C2? - Suy nghĩ và đưa ra câu trả lời: P F C1: Một vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực P và lực đẩy AcSiMét. Hai lực này cùng phương, ngược chiều. P có hướng từ trên xuống, còn FA hướng từ dưới lên. - Vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng của hai lực FA và P. C2: Có 3 trường hợp: a) P>FA ; b) P>FA ; c) P>FA I. Điều kiện để vật nổi, chìm: - Vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực (P) và lực đẩy Acsimét (FA). P F + Khi P >FA: vật chìm. + Khi P < FA: vật nổi. + Khi P = FA: vật lơ lửng trong lòng chất lỏng. Hoạt động 3: Nghiên cứu độ lớn của lực đẩy Acsimét khi vật nổi lên mặt thoáng chất lỏng: - GV làm thí nghiệm thả một miếng gỗ chìm trong nước, nhấn cho miếng gỗ chìm xuống rồi buông tay ra, miếng gỗ sẽ nổi lên mặt thoáng của nước. - Cho hs quan sát thí nghiệm và trả lời C3, C4, C5 (Cho hs trao đổi nhóm rồi đại diện nhóm gửi câu trả cho GV)? - Mời đại diện nhóm trả lời C3? - GV chốt lại nội dung trả lời của các nhóm và cho hs ghi vào vở. - Mời đại diện nhóm trả lời C4? - GV chốt lại nội dung trả lời của các nhóm và cho hs ghi vào vở. - Mời đại diện nhóm trả lời C5? - Lực đẩy Ácsimét khi vật nổi lên mặt thoáng của chất lỏng được tính như thế nào? - GV chốt lại nội dung trả lời của các nhóm và cho hs ghi bài. - HS theo dõi GV làm thí nghiệm. - C3: Miếng gỗ nổi trong nước vì trọng lượng riêng của miếng gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước C4: Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước trọng lượng của miếng gỗ và lực đẩy Acsimét cân bằng nhau, vì đứng yên nên hai lực này là hai lực cân bằng. C5: Câu B - Khi vật nổi lên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ácsimét: FA = d.V Trong đó: V là thể tích phần vật chìm trong chất lỏng (không phải là thể tích của vật) d là trọng lượng riêng của chất lỏng. - HS ghi bài vào vở. II. Độ lớn của lực đẩy Acsimét khi vật nổi lên mặt thoáng chất lỏng: - C3: Miếng gỗ nổi trong nước vì trọng lượng riêng của miếng gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. C4: Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước trọng lượng của miếng gỗ và lực đẩy Acsimét cân bằng nhau, vì đứng yên nên hai lực này là hai lực cân bằng. C5: Câu B FA=d.V + V: Thể tích vật chìm trong chất lỏng, thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) - Vật lơ lửng: dV=dl - Vật chìm: dV>dl - Vật nổi: dV<dl + dv: Trọng lượng riêng của vật. + dl: trọng lượng riêng của chất lỏng. Hoạt động 4: Vận dụng: - Cho HS tiến hành làm cá nhân C6? - GV hướng dẫn cho HS về nhà làm C7? - Cho HS làm C8, C9? - C6:VV=Vcl bị vật chiếm chỗ =V. a.Vật lơ lửng: PV=Pl ódVV=dlV=>dV=dl b.Vật chìm: PV>FA ódVV>dlV=>dV>dl c. Vật nổi: PV<FA ódVVdV<dl - HS chú ý lắng nghe. - C8: Thả một hòn bi thép vào thủy ngân thì bi théo sẽ nổi vì trọng lượng riêng của thép nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân. - C9: FAM=FAN; FAM< PM FAM= PN; PM>PN III. Vận dụng: - C6: VV=Vcl bị vật chiếm chỗ =V. a.Vật lơ lửng: PV=Pl ódVV=dlV=>dV=dl b.Vật chìm: PV>FA ódVV>dlV=>dV>dl c. Vật nổi: PV<FA ódVVdV<dl - C8: Thả một hòn bi thép vào thủy ngân thì bi thép sẽ nổi vì trọng lượng riêng của thép nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân. - C9: FAM=FAN; FAM< PM FAM= PN; PM>PN 4. Củng cố bài học: - Cho HS đọc ghi nhớ SGK? 5. Hướng dẫn về nhà: a. Bài vừa học - Về nhà đọc phần có thể em chưa biết. - Học ghi nhớ SGK. b. Bài sắp học: Chuẩn bị bài 13 CÔNG CƠ HỌC
Tài liệu đính kèm: