A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Nắm được các chất được cấy tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có các khoảng cách gọi là nguyên tử hay phân tử.
- Bước đầu nhận biết được thí nghiệm mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích.
- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.
2.Kỹ năng:
- Kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức, thao tác thí nghiệm.
-Giải thích một số hiện tượng xảy ra do giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
3.Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
GIÁO ÁN VẬT LÝ 8 NĂM HỌC 2017-2018 Tuần:24 GVHD: Đặng Thị Xuân Hồng Tiết: Sinh Viên:Phạm Minh Phú Ngày soạn:22/01/2018 Ngày dạy: 29/01/2018 Bài 19: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO ? A.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Nắm được các chất được cấy tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có các khoảng cách gọi là nguyên tử hay phân tử. - Bước đầu nhận biết được thí nghiệm mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích. - Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản. 2.Kỹ năng: - Kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức, thao tác thí nghiệm. -Giải thích một số hiện tượng xảy ra do giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. 3.Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích một số hiện tượng trong thực tế. B.CHUẨN BỊ: 1.Đối với giáo viên: -Giáo án, Sách giáo khoa, Sách bài tập. -2 bình thủy tinh đường kính 20mm, 100 cm3 rượu và 100 cm3 nước. 2.Đối với học sinh: -Đọc bài trước ở nhà -Mỗi nhóm 2 bình chia độ 100 cm3 , 50 cm3 cát, 50 cm3 ngô. C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1.Ổn định lớp ( 1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh 2.Dạy bài mới ( 39 phút): Thời Gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 5phút 15 Phút 15 phút 9 phút Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập. -Giáo viên giới thiệu mục tiêu của chương: Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa trang 67 và cho biết mục tiêu của chương 2. -Giáo viên làm thí nghiệm mở bài.Gọi học sinh đọc thể tích nước và rượu của mõi bình. Đổ nhẹ rượu theo thành bình vào bình nước rồi lắc mạnh hỗn hợp. Yêu cầu học sinh so sánh thể tích hỗn hợp với tổng thể tích ban đầu của nước và rượu. -Yêu cầu 2,3 học sinh đọc kết quả thể tích hỗn hợp. -Yêu cầu học sinh so sánh để thấy được sự hụt thể tích. -Vậy phần thể tích hao hụt của hỗn hợp đã biến đi đâu? Để biết được thì thầy cùng các em sẽ tìm hiểu bài mới. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của các chất. I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không ? -Yêu cầu học sinh đứng dậy đọc bài -Các chất có liền 1 khối không? -Tại sao các chất có vẻ như liền một khối? -Yêu cầu học sinh ghi kết luận vào vở -Giáo viên treo tranh Hình 19.2 và Hình 19.3, hướng dẫn học sinh quan sát. -Giáo viên sơ lược chung về Kính hiển vi hiện đại: Vật kính là một ống hình trụ có một hay nhiều thấu kính để thu ánh sáng đi xuyên qua mẫu, vật kính có độ phóng đại như: 4X, 5X, 10X, 20X, 40X, 50X, 60X và 100X -Giáo viên thông báo phần “Có thể em chưa biết” để thấy được nguyên tử, phân tử vô cùng nhỏ bé. Hình 19.3:Các nguyên tử Silic qua kính hiển vi hiện đại và Các nguyên tử Silic có được sắp xếp xít nhau không ? Để trả lời cho câu hỏi này thầy cùng các em tìm hiểu phần II Hoạt động 3:Tìm hiểu khoảng cách giữa các phân tử II.Giữa các phân tử có khoảng cách hay không ? 1.Thí nghiệm mô hình -Giáo viên yêu cầu quan sát hình 19.3 và trả lời câu hỏi:Các nguyên tử Silic có được sắp xếp xít nhau không ? -Mời học sinh nhận xét:Vậy giữa các nguyên tử phân tử có khoảng cách không? -Giáo viên hướng dẫn học sinh thí nghiệm mô hình theo câu C1và chia nhóm để thào luận trả lời -So sánh thể tich hỗn hợp sau khi trộn với tổng thể tích ban đầu của cát và ngô. 2.Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách ? -C2:Yêu cầu học sinh liên hệ giải thích sự hụt thể tích của hỗn hợp rượu và nước? -Giáo viên ghi kết luận và yêu cầu học sinh ghi bài vào vở. Hoạt động 4: Vận dụng III.Vận dụng -Yêu cầu học sinh đọc câu C3 và trả lời -Yêu cầu học sinh đọc câu C4 -Yêu cầu học sinh đọc câu C5 -Yêu cầu học sinh rút ra kết luận -Học sinh đọc sách giáo khoa trang 67 và nêu mục tiêu của chương. -Học sinh quan sát thí nghiệm, đọc và ghi thể tích nước và rượu đựng trong bình chia độ. -Học sinh ghi bài mới vào vở. -1 Học sinh đọc bài -Học sinh trả lời câu hỏi -Học sinh quan sát kính hiển vi hiện đại và ảnh chụp của các nguyên tử Silic để khẳng định sự tồn tại của các hạt nguyên tử, phân tử. -Học sinh theo dõi hình dung được nguyên tử, phân tử nhỏ bé như thế nào. -Học Sinh quan sát hình 19.3 -Học sinh quan sát hình 19.3 và trả lời câu hỏi do giáo viên yêu cầu -Học sinh nhận xét -Học sinh làm mô hình theo hướng dẫn của giáo viên -Học sinh trả lời -Học sinh ghi bài vào vở -Học sinh đọc câu C3 và trả lời -Học sinh đọc câu C4 và trả lời -Học sinh đọc câu C5 và trả lời -Học sinh đưa ra kết luận Chương II: NHIỆT HỌC ØCác chất được cấu tạo như thế nào ? Ø Nhiệt năng là gì? Có mấy cách truyền nhiệt năng? Ø Nhiệt lượng là gì ? Xác định nhiệt lượng như thế nào ? Ø Một trong những định luật tổng quát của tự nhiên là định luật nào? -Thể tích hỗn hợp nhỏ hơn thể tích rượu và nước. Bài 19: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO ? -Có -Học sinh dựa vào kiến thức hóa học nêu được: +Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt, đó là nguyên tử và phân tử. +Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất,còn phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.Vì phân tử và nguyên tử vô cùng nhỏ bé nên các chất có vẻ như liền một khối. -Giữa các nguyên tử Silic không được sắp xếp xít nhau. -Giữa các nguyên tử phân tử có khoảng cách. -Thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu của các và sỏi vì giữa các hạt sỏi có khoảng cách nên khi đổ cát vào sỏi các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này làm thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu. -Giữa các phân tử nước và các phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi trộng rượu với nước, các phân tử rượu đã xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại. -Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. -Khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước, cũng như phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường chính vì vậy mà nước đường có vị ngọt. -Thành bóng cao su hay bóng bay được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa các phân tử này có khoảng cách. Các phân tử khí ở trong bóng có thể chui qua những khoảng cách này để ra ngoải làm cho bóng xẹp dần. -Giữa các phân tử nước có khoảng cách, các phân tử không khí có thể đứng xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước chính vì vậy mà cá có thể sống trong nước. -Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. 4.Củng cố (3 phút): -Bài học hôm nay chúng ta cần nhớ những kiến thức gì ? 5.Dặn dò (2 phút): - Học bài và làm BT đầy đủ từ 19.1 đến 19.7 Sách bài tập -Đọc trước Bài 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN? D.RÚT KINH NGHIỆM: ......... ..... .............. ............. ............. Phú Hòa, ngày.....tháng.....năm 2018 GVHD Kí Duyệt
Tài liệu đính kèm: