Bài 7: ÁP SUẤT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nêu được khái niệm áp lực, áp suất. Đơn vị đo áp suất.
2. Kĩ năng: Học sinh vận dụng được công thức tính áp suất để làm bài tập.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác, trung thực và hợp tác nhóm.
II. Chuẩn bị:
1. GV:
- Thiết bị dạy học: SGK, SBT, giáo án, bảng phụ kẻ bảng 7.1.
- Thiết bị thí nghiệm: 3 miếng kim loại hình hộp chữ nhật, bột hoặc cát mịn.
2. HS:
- Kiến thức, bài tập: Đọc trước bài 7.
- Đồ dùng học tập: Bút, thước kẻ, SGK, SBT, kẻ trước bảng 7.1.
NS: 12/11/2017 ND: 14/11/2017 Lớp: 8A Tiết: 9 Bài 7: ÁP SUẤT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh nêu được khái niệm áp lực, áp suất. Đơn vị đo áp suất. 2. Kĩ năng: Học sinh vận dụng được công thức tính áp suất để làm bài tập. 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác, trung thực và hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Thiết bị dạy học: SGK, SBT, giáo án, bảng phụ kẻ bảng 7.1. - Thiết bị thí nghiệm: 3 miếng kim loại hình hộp chữ nhật, bột hoặc cát mịn. 2. HS: - Kiến thức, bài tập: Đọc trước bài 7. - Đồ dùng học tập: Bút, thước kẻ, SGK, SBT, kẻ trước bảng 7.1. III. Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Lực ma sát xuất hiện khi nào? Nêu ví dụ về lực ma sát có lợi và có hại? 3. Tiến trình dạy học: GV đặt vấn đề như SGK Hoạt động của GV Hoạt động của HS ND ghi bảng Hoạt động 1: Nghiên cứu áp lực là gì? Mục tiêu: Học sinh nêu được khái niệm áp lực. - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK. ? Áp lực là gì? - GV yêu cầu HS làm câu C1. - GV yêu cầu HS nêu thêm ví dụ về áp lực trong đời sống. - HS đọc thông tin mục I SGK. - HS trả lời. - HS thảo luận trả lời câu C1. - HS lấy ví dụ về áp lực. I. Áp lực là gì? Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. Hoạt động 2: Tìm hiểu áp suất Mục tiêu: Học sinh nêu được khái niệm áp suất. Đơn vị đo áp suất. - GV yêu cầu HS làm thí nghiệm như hình 7.4 SGK và hoàn thành bảng 7.1 SGK. ? Qua thí nghiệm trên, hãy hoàn thành câu kết luận. - GV nói: Như vậy, tác dụng của áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố là áp lực và diện tích bị ép. - GV thông báo khái niệm áp suất, công thức và đơn vị tính áp suất. - HS làm thí nghiệm như hình 7.4 SGK và hoàn thành bảng 7.1 SGK. - HS hoàn thành câu kết luận. - HS chú ý theo dõi. - HS chú ý theo dõi. II. Áp suất 1. Tác dụng của áp lực phụ thuộc những yếu tố nào? Kết luận: Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ. 2. Công thức tính áp suất - Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. p = p: áp suất F: áp lực S: diện tích bị ép - Đơn vị áp suất: N/m2, còn gọi là paxcan (Pa): 1Pa = 1N/m2. Hoạt động 3: Vận dụng: Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng công thức tính áp suất để làm bài tập. GDƯPBĐKH: Tìm hiểu về các vụ nổ. - Áp suất do các vụ nổ gây ra có thể làm nứt, đổ vỡ các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Việc sử dụng chất nổ trong khai thác đá vừa tạo ra các chất khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường, vừa có thể gây ra các vụ sập, sạt lở đá ảnh hưởng đến tính mạng con người. - Biện pháp an toàn: Tuân thủ quy định về an toàn lao động (khẩu trang, mũ cách âm, cách li khỏi các khu vực mất an toàn, ...) khi tham gia khai thác hầm mỏ. - GV yêu cầu làm câu C4, C5. - HS làm câu C4, C5 theo yêu cầu của GV. III. Vận dụng C4. Áp suất càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ. Ví dụ: Lưỡi dao càng mỏng thì dao càng sắc. C5. p1 = = 22667 (N/m2) p2 = = 800000 (N/m2) Vậy p1 < p2. Máy kéo có diện tích bị ép lớn, ô tô diện tích bị ép nhỏ. 4. Củng cố bài học: - Áp lực là gì? Áp suất là gì? Đơn vị áp suất. - GV cho HS đọc phần: Có thể em chưa biết. 5. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: - Học bài theo SGK và vở ghi. - Làm bài tập 7.1 đến 7.16 trong SBT. b. Bài sắp học: - Chuẩn bị bài mới: Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG.
Tài liệu đính kèm: