Giáo án Vật lý lớp 8 - Tiết 16: Ôn tập học kì I

Tiết 16: ÔN TẬP HỌC KÌ I

A. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Củng cố lại các kiến thức đã học từ đầu năm: Chuển động, lực cơ, áp suất.

- HS giải thích được các hiện tượng liên quan đến kiến thức đã học.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng công thức đã được nhắc lại để giải bài tập.

3. Thái độ:

- HS nghiêm túc, có ý thức tự giác ôn tập.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Không

- HS: Không

C. PHƯƠNG PHÁP.

- Nêu vấn đề, hỏi đáp, hợp tác nhóm.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 8 - Tiết 16: Ôn tập học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/11/2016
Ngày giảng: 03/12/2016
Tiết 16: ÔN TẬP HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Củng cố lại các kiến thức đã học từ đầu năm: Chuển động, lực cơ, áp suất.
- HS giải thích được các hiện tượng liên quan đến kiến thức đã học. 
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng công thức đã được nhắc lại để giải bài tập. 
3. Thái độ: 
- HS nghiêm túc, có ý thức tự giác ôn tập.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Không
- HS: Không
C. PHƯƠNG PHÁP.
- Nêu vấn đề, hỏi đáp, hợp tác nhóm.
D.TỔ CHỨC GIỜ HỌC.
1. Khởi động.(3 phút)
a)Mục tiêu.
HS có hứng thú học tập.
b) Đồ dùng : không
c) Cách tiến hành.
Hãy nêu các kiến thưc cơ bản đã được tìm hiểu trong học kì I.
HS: Đứng tại chỗ trả lời.
GV: Trong tiết học ngày hôm nay ta cùng nhau đi cuảng cố lại toàn bộ các kiến thức đã được tìm hiểu từ đầu năm học.
2. Các hoạt động.
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết.(17p)
a)Mục tiêu.
Củng cố lại các kiến thức đã học từ đầu năm: Chuển động, lực cơ, áp suất.
HS giải thích được các hiện tượng liên quan đến kiến thức đã học. 
b) Đồ dùng : không
c) Cách tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
VÀ HS
GHI BẢNG
GV: Chuyển động cơ học là gì ? Chuyển động và đứng yên có tính chất gì ? Lấy ví dụ minh họa?
HS: Trả lời.
GV: Độ lớn vận tốc cho biết điều gì ? Công thức tính vận tốc, đơn vị?
GV: Thế nào là chuyển động đều ? thế nào là chuyển động không đều? 
Công thức tính Vtb ?
HS: Nêu công thức tính.
GV : Véc tơ lực được biểu diễn như thế nào?
HS: Nêu cách biểu diễn véc tơ lực?
GV : Thế nào là 2 lực cân bằng?
 Nếu vật đang đứng yên hoặc chuyển động nếu có 2 lực cân bằng tác dụng vào thì kết quả sẽ như thế nào?
GV: Lực ma sát trượt, lăn, nghỉ sinh ra khi nào?
GV :Áp lực là gì ?
Áp suất là gì ? Công thức tính và đơn vị của áp suất ?
HS : Trả lời.
GV : Áp suất chất lỏng có đặc điểm gì? Công thức tính
GV : Lực đẩy Acsimét xuất hiện khi nào ? Công thức yính lực đẩy Ác si mét ?
GV : Nêu điều kiện để vật nổi, chìm, lơ lửng.
A. Lí thuyết:
1. Chuyển động cơ học
2. Vận tốc:
 - v = 
 - Đơn vị: m/s; km/h
3. Chuyển động đều, chuyển động không đều.
 - vtb = = 
4. Biểu diễn lực:
- Véctơ lực có 3 yếu tố:
 + Gốc (điểm đặt)
 + Phương, chiều
 + Độ lớn
5. Sự cân bằng lực, quán tính
- 2 lực cân bằng
- Kết quả tác dụng của 2 lực cân bằng 
- Quán tính
6. Lực masát:
7. Áp suất:
- Khái niệm áp lực
-Khái niệm áp suất, công thức: p = 
- Đơn vị: N/m2
8. Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau:
- Công thức tính: p = d.h
9. Lực đẩy Acsimét:
 + F = d.V
10. Sự nổi:
 P < FA ® Vật nổi
 P = FA ® Lơ lửng
 P > FA ® Vật chìm
Hoạt động 2: Bài tập.(22phút)
a)Mục tiêu.
Vận dụng công thức để giải bài tập.
b) Đồ dùng : không
c) Cách tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
VÀ HS
GHI BẢNG
GV: Đưa bài tập lên bảng yêu cầu HS đọc đề, phân tích và giải bài toán.
HS đọc và phân tích đầu bài.
GV ? Bài toán cho ta biết những gì.
GV ? Tính thời gian người đó đi hết quãng đường đầu
HS: v1 = s1: t1 
= 3000 : 2 = 1500(s)
GV ? Làm thế nào để tính được vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường.
HS: vtb = (s1+s2)): (t1+t2)
GV yêu cầu HS đọc đầu bài.
GV ? bài toán cho ta biết những gì.
GV ? Tính lực đẩy Ác si mét lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước.
HS: FAn = dn. V
 = 10.000.0,002 = 20N
GV ? Tính lực đẩy Ác si mét lên miếng sắt khi nhúng chìm trong rượu.
HS:FAr=dr.V = 8.000.0,002 = 16N. 
B. Bài tập:
1 Một người đi bộ đều trên quảng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s, ở quảng đường sau dài 1,95km người đó đi hết 0,5h. Tính Vtb của người đó trên cả 2 đoạn đường ? 
Tóm tắt: 
Cho s1 = 3km = 3000 m 
 s2 = 1,95km = 1950m 
 v1 = 2m/s 
 t2 = 0,5h = 1800 s
 Tính: vtb.
Giải
- Thời gian đi hết quảng đường đầu: 
v1 = s1: t1 = 3000 : 2 = 1500(s)
- Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường: 
vtb = (s1+s2)) : (t1+t2)
 = (3000+ 1950) : (1500+1800) = 1,5 m/s
2. Bài tập 10.5:
* Cho: V = 2dm3 = 0,002m3
 dn = 10.000N/m3
 dr = 8.000N/m3
* Tính FAn = ?; FAr = ?
Giải:
- Lực đẩy Acsimét lên miếng sắt khi miếng sắt nhúng chìm trong nước là: 
FAn = dn.V = 10.000.0,002 = 20N
- Lực đẩy Acsimét lên miếng sắt khi miếng sắt nhúng chìm trong rượu là: 
FAr = dr. V = 8.000.0,002 = 16N.
3. Tổng kết và hướng dẫn về nhà.(3 phút)
GV tổng kết lại toàn bộ kiến thức trong giờ đã nhắc lại.
Lưu ý HS về nhà ôn tập thật kĩ lý thuyết và nghi nhớ các công thức đã được tìm hiểu trong học kì để áp dụng vào làm bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 16 oon tap.doc