Giáo án Vật lý lớp 8 - Tiết 5: Sự cân bằng lực - Quán tính

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS lấy được 1 số ví dụ về 2 lực cân bằng lên một vật chuyển động.(Hiểu)

- Nêu được quán tính của một vật là gì? ( Nhận biết).

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được đặc điểm của 2 lực cân bằng và biểu diễn 2 lực đó.(Nhận biết)

- Giải thích một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính.(Vận dụng)

3. Thái độ:

Nghiêm túc, có ý thức hợp tác trong học tập, yêu thích môn học.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Bảng phụ hình vẽ C1, bảng 5.1.

- HS: ĐDHT.

C. PHƯƠNG PHÁP.

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 8 - Tiết 5: Sự cân bằng lực - Quán tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/9/2017
Ngày giảng: 22/09/2017 
Tiết 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC - QUÁN TÍNH
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS lấy được 1 số ví dụ về 2 lực cân bằng lên một vật chuyển động.(Hiểu)
- Nêu được quán tính của một vật là gì? ( Nhận biết).
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được đặc điểm của 2 lực cân bằng và biểu diễn 2 lực đó.(Nhận biết)
- Giải thích một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính.(Vận dụng)
3. Thái độ:
Nghiêm túc, có ý thức hợp tác trong học tập, yêu thích môn học.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Bảng phụ hình vẽ C1, bảng 5.1.
- HS: ĐDHT.
C. PHƯƠNG PHÁP.
- Trực quan,nêu và giải quyết vấn đề.
D.TỔ CHỨC GIỜ HỌC.
1. Khởi động: ( 8 phút)
a)Mục tiêu.
- HS tái hiện lại kiến thức trong tiết học trước, vận dụng vào làm bài tập..
- HS có hứng thú học tâp.
b) Đồ dùng : Không
c) Cách tiến hành.
HS1: Bài 4.4a
ĐA: 
a) : Phương nằm ngang. Chiều từ phải sang trái. Độ lớn = 150N
 : Phương nằm ngang. Chiều từ trái sang phải. Độ lớn Fk = 200N.
HS2: Bài 4.2 và 4.5a
HS3 Lực là gì? Nêu cách biểu diễn và kí hiệu về véc tơ lực. 
 Đặt vấn đề: GV giới thiệu như nội dung SGK giới thiệu nội dung bài mới.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lực cân bằng(20p)
a)Mục tiêu.
- HS lấy được 1 số ví dụ về 2 lực cân bằng lên một vật chuyển động.(Hiểu)
 - Nhận biết được đặc điểm của 2 lực cân bằng và biểu diễn 2 lực đó.(Nhận biết)
b) Đồ dùng : 
- Bảng phụ Hình vẽ C1 và bảng 5.1.
c) Cách tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 5.2 SGK về quả cầu treo trên dây, quả bóng đặt trên bàn, các vật này đang đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
HS: Quan sát H5.2 và nghiên cứu trả lời 
C1: Quyển sách, quả cầu, quả bóng có trọng lượng lần lượt là: Pquyển sách = 3N; 
Pquả cầu = 0,5N; Pquả bóng = 5N.
GV: Hướng dẫn HS tìm được hai lực tác dụng lên mỗi vật và chỉ ra những cặp lực cân bằng.
(?) Hãy nhận xét về điểm đặt, cường độ, phương, chiều của 2 lực cân bằng?
GV: Chốt lại phần nhận xét.
GV: Tác dụng của 2 lực cân bằng lên một vật có làm vận tốc vật thay đổi không?
HS: Đọc phần a, dự đoán trả lời.
GV: Để kiểm tra xem dự đoán có đúng không -> ta làm TN
HS: Quan sát hình vẽ 
5.3 – Tìm hiểu TN.
GV: Giới thiệu dụng cụ – bố trí TN theo hình vẽ 5.3 (a).
Hướng dẫn HS sử dụng hình vẽ SGK để trả lời C2 đến C5 hoàn thiện bảng 5.1.
- Hướng dẫn HS quan TN sát theo 3 giai đoạn:
+ Hình 5.3 a: Ban đầu quả cân A đứng yên
+ Hình 5.3 b: Quả cân A chuyển động
+ Hình 5.3 c, d: Quả cân A tiếp tục chuyển động khi A’ bị giữ lại.
- Lưu ý: Giai đoạn d các em quan sát TN ghi lại quãng đường đi được trong các khoảng thời gian liên tiếp -> ghi kết quả đó vào bảng 5.1; sau đó tính vận tốc tương ứng.
GV: Lần lượt hướng dẫn HS phân tích rõ ràng từng hình.-> lần lượt trả C2, C3, C4. 
GV: Đưa ra kết quả cột quãng đường ở bảng 5.1 và yêu cầu HS tính vận tốc.(Đưa bảng 5.1 trên bảng phụ)
(?) Từ kết quả trên các em rút ra kết luận gì khi có các lực cân bằng tác dụng lên 1 vật đang chuyển động?
GV: Chốt lại phần kết luận.
Khẳng định dự đoán đúng.
I. Hai lực cân bằng.
 1- Hai lực cân bằng là gì?
C1:
a. Tác dụng lên quyển sách có 2 lực: trọng lực P và lực đẩy Q của mặt bàn.
b. Tác dụng lên quả cầu có 2 lực: Trọng lực P và lực căng T.
c. Tác dụng lên quả bóng có 2 lực: trọng lực P và lực đẩy Q của mặt đất.
* Nhận xét: Mỗi cặp lực này là 2 lực cân bằng chúng cùng có điểm đặt, cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
 2. Tác dụng của 2 lực cân bằng lên 1 vật đang chuyển động. 
a. Dự đoán.
- Khi vật đang chuyển động mà chỉ chịu tác dụng của 2 lực cân bằng, thì 2 lực này cũng không làm thay đổi vận tốc của vật nghĩa là vật sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
b. Thí nghiệm. (H5.3)
C2: Quả cân A chịu tác dụng của 2 lực: Trọng lực PA, sức căng T của dây 2 lực này cân bằng do:
 T = PB
 Mà PB = PA 
=> T = PA hay T cân bằng PA 
C3: Đặt thêm quả nặng A’ lên A, lúc này PA + PA’ > T nên vật AA’ chuyển dộng nhanh dần đi xuống, B chuyển động đi lên.
C4: Quả cân A chuyển động qua lỗ K thì A’ bị giữ lại. Khi đó chỉ còn 2 lực tác dụng lên A là PA và T, mà PA = T nhưng vật A vẫn tiếp tục chuyển động. TN cho biết kết quả chuyển động của A là thẳng đều.
C5:
* Kết luận: Một vật đang chuyển động, nếu chịu tác dụng của các lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động thắng đều.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về quán tính (5p)
a)Mục tiêu.
- Nêu được quán tính của một vật là gì? ( Nhận biết).
b) Đồ dùng : Không
c) Cách tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
GV: Tại sao ôtô, xe máy khi bắt đầu chuyển động không đạt vận tốc lớn ngay mà phải tăng dần? Hoặc là đang chuyển động muốn dừng lại phải giảm vận tốc chậm dần rồi mới dừng hẳn?
HS: Đọc phần nhận xét -> tìm hiểu quán tính.
II- Quán tính
1. Nhận xét.
Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính.
Hoạt động 3: Vận dụng.(10p)
a)Mục tiêu.
-Giải thích một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính.
b) Đồ dùng : Không
c) Cách tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
HS: Đọc C6; C7 Dự đoán xem búp bê sẽ ngã về phía nào? Tại sao?
GV: Lần lượt làm TN C6; C7.
Quan sát hình 5.4 và hãy cho biết khi đẩy xe về phía trước thì búp bê ngã về phía nào?
 HS: phía sau.
GV: Hãy giải thích tại sao?
HS: trả lời.
GV: Đẩy cho xe và búp bê chuyển động rồi bất chợt dùng xe lại. Hỏi búp bê ngã về hướng nào?
HS: Ngã về trước.
 GV: Tại sao ngã về trước
HS: Trả lời.
GV : Tương tự hướng dẫn HS trả lời C8.Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện.
Các em hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng trong C8
2. Vận dụng:
C6: Búp bê sẽ ngã về phía sau. Khi đẩy xe, chân búp bê chuyển động cùng với xe, nhưng do quán tính nên thân và đầu của búp bê chưa kịp chuyển động. Vì vậy búp bê ngã về phía sau.
C7: Búp bê ngã về phía trước. Vì khi xe dừng đột ngột, mặc dù chân búp bê bị dừng lại cùng với xe nhưng do quán tính thân búp bê vẫn chuyển động nên búp bê ngã về phía trước.
Ghi nhớ: SGK 
C8: HS về nhà làm.
* Tổng kết và hướng dẫn về nhà.(2’)
GV: Tổng kết lại các kiến thức tìm hiểu trong bài.
Y/c 2 HS đọc phần ghi nhớ. Nhận mạnh 3 ý ở phần ghi nhớ.
- Học thuộc phần ghi nhớ; Trả lời C8 (T20).
- Làm bài tập: 5.1 -> 5.6 (9; 10 – SBT); HSKG: Làm thêm: 57, 58 SBT.
- Đọc trước bài “Lực ma sát”.
*Câu hỏi soạn bài:
- Lực ma sát là gì?
- Khi nào có lực ma sát?

Tài liệu đính kèm:

  • docT5.doc