Giáo án Vật lý lớp 8 - Tiết 7: Áp suất

Tiết 7: ÁP SUẤT

A. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Nhận biết được áp lực là gì.

- Nhận biết được áp suất và đơn vị đo của áp suất là gì.

- Viết được công thức tính áp suất.

2. kĩ năng.

Vận dụng công thức tính công suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực, áp suất.

3. Thái độ.

Cẩn thận, nghiêm túc, có tinh thần hợp tác trong học tập, yêu thích môn học.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

GV: Đồ dùng thí nghiệm H7.4, bảng 7.1.

HS: Đồ dùng học tập, bút dạ.

C. PHƯƠNG PHÁP.

Trực quan, vấn đáp, nêu vấn đề, hợp tác nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 8 - Tiết 7: Áp suất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/10/2017
Ngày giảng: 13/10/2017
Tiết 7: ÁP SUẤT
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Nhận biết được áp lực là gì.
- Nhận biết được áp suất và đơn vị đo của áp suất là gì.
- Viết được công thức tính áp suất.
2. kĩ năng.
Vận dụng công thức tính công suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực, áp suất.
3. Thái độ.
Cẩn thận, nghiêm túc, có tinh thần hợp tác trong học tập, yêu thích môn học.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
GV: Đồ dùng thí nghiệm H7.4, bảng 7.1.
HS: Đồ dùng học tập, bút dạ.
C. PHƯƠNG PHÁP.
Trực quan, vấn đáp, nêu vấn đề, hợp tác nhóm.
D.TỔ CHỨC GIỜ HỌC.
Kiểm tra 15 phút
 Câu 1. Nêu các loại lực ma sát đã học? Cho biết các lực ma sát đó xuất hiện khi nào? Hãy lấy ví dụ minh họa từng loại lực ma sát đó.
Câu 2. Giải thích hiện tượng sau và cho biết trong hiện tượng đó ma sát có ích hay có hại. Hiện tượng khi đi trên nền nhà đá hoa mới lau nhà dễ bị ngã.
Đáp án- Thang điểm:
Câu 1(7đ) SGK - T24
- Nêu 3 loại lực ma sát 
- Nêu được các đk xuất hiện các loại lực ma sát đó 
- Lấy được mỗi ví dụ 1đ
1đ
3đ
3đ
Câu 2(3đ)
Vì ma sát nghỉ giữa sàn với chân người rất nhỏ nên người đi dễ bị ngã. Trong trường hợp này ma sát là có hại 
3đ
2. Các hoạt động.
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm áp lực.(10’)
a)Mục tiêu.
- Nêu được áp lực là gì, giải thích các hiện tượng..
b) Đồ dùng : Không
c) Cách tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
VÀ HS
GHI BẢNG
YC hs đọc nghiên cứu thông tin phần 1 (sgk - 25) và quan sát hình 7.2
HS: Đọc thông tin SGK.
GV: Áp lực là gì? cho ví dụ?
HS: Trả lời.
GV: đưa ra một số ví dụ thực tế để hs củng cố định nghĩa áp lực
GV: Hãy nghiên cứu, trả lời C1
- Xác định áp lực.
HS: Đứng tại chỗ trả lời. 
GV:Yc hs tìm thêm ví dụ về áp lực trong đời sống.
HS: Lấy VD.
GV: Xe lu, quyển sách đặt trên mặt bàn, ...
Chốt lại: định nghĩa áp lực
1. Áp lực là gì.
* Định nghĩa (sgk - 25)
* Ví dụ: Người đứng trên sàn nhà đã ép lên sàn nhà một lực F = P có phương vuông góc với sàn nhà: 
C1. a, Lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường.
b, Cả hai lực
Hoạt động 2; Tìm hiểu áp suất phụ thuộc vào những yếu tố nào?Giới thiệu công thức tính áp suất.(16’)
a)Mục tiêu.
-Nêu được áp suất và đơn vị đo của áp suất là gì.
- Viết được công thức tính áp suất.
b) Đồ dùng : 
- Đồ dùng TN H7.4. Bảng 7.1.
c) Cách tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
VÀ HS
GHI BẢNG
GV: Để biết tác dụng của áp lực phụ thuộc vào yếu tốc nào ta nghiên cứu thí nghiệm sau:
- Giới thiệu dụng cụ TN và cách tiến hành như hình 7.4 SGK. Yêu cầu HS quan sát va trả lời C2
- Quan sát TN và hãy cho biết các hình (1), (2), (3) thì ở hình nào khối kim loại lún sâu nhất?
HS: Hình (3) lún sâu nhất
GV: Dựa vào TN đó hãy điền dấu >, =, < vào bảng?
- Treo bảng 7.1
HS: Lên bảng điền vào.
GV: yêu cầu HS trả lời C3.
HS: đứng tại chỗ trả lời.
GV: Như vậy tác dụng của áp lực càng lớn khi nào? Và diện tích nó như thế nào?
HS: trả lời
GV: Tác dụng của áp lực lên diện tích bị ép thì tỉ số đó gọi là áp suất. Vậy áp suất được tính như thế nào?
HS: Tình bằng độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bị ép.
 GV: Công thức tính áp suất là gì?
 HS:
GV: Đơn vị áp suất là gì?
HS: N/m2, Paxcan (Pa)
1Pa =1N/m2
2. Áp suất:
a, Tác dụng của áp lực phụ thuộc và những yếu tố nào:
C2. Thí nghiệm H7.4 (sgk - 26)
Bảng 7.1 (sgk - 26)
áp lực(F)
Dtích bị ép (S)
Độ lún (h)
F2 >F1
S2= S1
h2= h1
 F3 =F1
S3< S1
 h3< h1
* Kết luận: sgk - 26)
C3. (1) càng mạnh
 (2) càng nhỏ
b, Công thức tính áp suất:
- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
* Công thức: 
- trong đó: p - áp suất; 
F- áp lực t/dụng lên bề mặt bị ép; 
S- diện tích bề mặt bị ép 
- Đơn vị: F đo bằng N 
 S đo bằng m2
p có đơn vị đo là 
ta gọi là paxcan: 
* K/ hiệu là Pa; do đó 1Pa = 
* Tích hợp môi trường.( 3’)
GV: Trong đời sống ta thường thấy các vụ nổ trong lao động làm gì?
 HS: : khai thác đá, mở đường, đáo hầm mỏ...
GV: Em hãy nêu một số nguyên nhân gây ra các vụ nổ đó?
HS: sử dụng chất nổ trong khai thác đá áp lực gây ra áp suất trên bề mặt bị ép hay nổ ga...
GV: Các vụ nổ đó thường gây thiệt hại như thế nào, có ảnh hưởng gì đến MT?
HS: Nứt, đổ vỡ công trìng xây dựng, ảnh hưởng đến MT sinh thái và sức khoẻ con người.
GV: Những người LĐ cần phải làm gỉ để đảm bảo an toàn?
HS:Những người thợ khai thác đá cần đeo khẩu trang, mũ cách âm...)
GV. Áp suất do các vụ nổ gây ra có thể làm nứt, đổ vỡ công trình xây dựng,và ảnh hưởng đến MT, sức khoẻ con người
- Việc sử dụng chất nổ trong khai thác đá sẽ tạo ra các chất khí thải độc hại ảnh hưởng đến MT, ngoài ra còn gây ra các vụ sập, sạt lở đất ảnh hưởng đến tính mạng công nhân
- Vậy để đảm bảo an toàn mỗi người thợ cần đảm bảo những đk về an toàn lao động.
Hoạt động 3: Vận dụng.(8’)
a)Mục tiêu.
Vận dụng công thức tính công suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực, áp suất.
b) Đồ dùng : Không
c) Cách tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
VÀ HS
GHI BẢNG
GV: Dựa vào nguyên tắc nào để làm tăng hoặc giảm áp suất?
HS: Dựa vào áp lực tác dụng và diện tích bị ép để làm tăng hoặc giảm áp suất
GV: Hãy lấy VD?
HS: Lưỡi dao bén dễ thái hơn lưỡi dao không bén.
GV: Cho hs đọc SGK
 HS: Đọc và thảo luận 2 phút
GV:Gọi HS tóm tắt đề bài. 
- Gọi 1 HS nêu cách giải.
HS: Lên bảng thực hiện
GV: Dựa vào kết quả tính toán hãy giải thích câu hỏi đầu bài?
HS: Áp suất ôtô lớn hơn nên ôtô bị lún.
C4: Dựa vào áp lực tác dụng và diện tích bị ép để làm tăng hoặc giảm áp suất.
VD: Lưỡi dao bén dễ thái hơn lưỡi dao không bén.
 C5. Tóm tắt:
p1 = F1= 340000N; S1 = 1,5m2
p2 = F2= 20000N; 
S2 = 250cm2= 0,0250m2
So sánh: P1 và P2
Giải.
Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang là: 
= 226666,6(N/m2)
Áp suất của ô tô lên mặt đường nằm ngang là:
(N/m2)
Vậy p1< p2
Vì áp suất của ôtô lớn hơn nên ôtô bị lún.
3. Tæng kÕt vµ h­íng dÉn vÒ nhµ.(2’)
GV tổng kết các kiến thức tìm hiểu trong bài.
Yêu cầu HS về nhà:
- Đọc phần: Có thể em chưa biết 
- Học bài và làm bài tập 7.1- 7.4 SBT; HSKG: 7.6 (SBT).
- Đọc trước bài 8: áp suất chất lỏng .

Tài liệu đính kèm:

  • docT7.doc