Giáo án Vật lý lớp 9 - Bài 47: Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh

I. MỤC TIÊU :

 Nêu được máy ảnh dùng phim có các bộ phận chính là vật kính và buồng tối và chỗ đặt phim.

 Nêu và giải thích được các đặc điểm của ảnh hiện trên phim của máy ảnh.

 Dựng được ảnh của một vật được tạo ra trong máy ảnh .

II. CHUẨN BỊ:

 * Mỗi nhóm HS:

 Một mô hình máy ảnh, tại chỗ đặt phim có dán mảnh giấy mờ (hoặc một máy ảnh cũ)

 Tranh chụp một số máy ảnh giới thiệu cho cả lớp.

 Phôtô H 47.1 SGK (1HS/tờ)

* PP: Trực quan , diễn giảng, vấn đáp, nêu vấn đề.

III. TIẾN TRÌNH HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. HĐ1: Kiểm diện - kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập:

- GV: Ổn định lớp

- HS: Báo cáo SS

- GV: + HS1: Vật đặt ở vị trí nào thì thấu kính hội tụ tạo được ảnh hứng trên màn có độ lớn của vật không đổi ? Độ lớn của ảnh phụ thuộc vào yếu tố nào ?

 + HS1: Vật đặt cách TK một khoảng d = 2f thì hứng được ảnh ở màn có độ lớn bằng vật. Độ lớn của ảnh phụ thuộc vào vị trí của vật đặt trước TK

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 9 - Bài 47: Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 47: SỰ TẠO ẢNH TRÊN PHIM TRONG MÁY ẢNH
TUẦN 27 : TIẾT 54
- Ngày soạn : 22/02/14
- Ngày dạy : 05/03/14 
I. MỤC TIÊU : 
Nêu được máy ảnh dùng phim có các bộ phận chính là vật kính và buồng tối và chỗ đặt phim.
Nêu và giải thích được các đặc điểm của ảnh hiện trên phim của máy ảnh. 
Dựng được ảnh của một vật được tạo ra trong máy ảnh . 
II. CHUẨN BỊ: 
 * Mỗi nhóm HS: 
Một mô hình máy ảnh, tại chỗ đặt phim có dán mảnh giấy mờ (hoặc một máy ảnh cũ)
Tranh chụp một số máy ảnh giới thiệu cho cả lớp. 
Phôtô H 47.1 SGK (1HS/tờ) 
* PP: Trực quan , diễn giảng, vấn đáp, nêu vấn đề.. 
III. TIẾN TRÌNH HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. HĐ1: Kiểm diện - kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập: 
- GV: Ổn định lớp
- HS: Báo cáo SS
- GV: + HS1: Vật đặt ở vị trí nào thì thấu kính hội tụ tạo được ảnh hứng trên màn có độ lớn của vật không đổi ? Độ lớn của ảnh phụ thuộc vào yếu tố nào ?
 + HS1: Vật đặt cách TK một khoảng d = 2f thì hứng được ảnh ở màn có độ lớn bằng vật. Độ lớn của ảnh phụ thuộc vào vị trí của vật đặt trước TK 
- GV: Nhu cầu cuộc sống muốn ghi lại hình ảnh của vật thì ta phải dùng dụng cụ gì?
- HS:  máy ảnh 
- GV: Máy ảnh có cấu tạo như thế nào? Hình ảnh ghi lại có tính chất ra sao ? Ta sẽ nghiên cứu qua bài 47 “Sự tạo thành ảnh trên phim trong máy ảnh” (GV ghi tên bài)
2. HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo của máy ảnh :
* Hoạt động của thầy và trò :
 Nội dung :
- GV: Máy ảnh dùng để làm gì? có cấu tạo ra sao?
(GV Y/C HS đọc thông tin I)
- HS: (đọc theo Y/C)
- GV: (phân nhóm HS, phát mô hình máy ảnh)
- HS: (nhận mô hình, họat động nhóm trả lời câu hỏi)
- GV: Bộ phận quan trọng của máy ảnh là gì ?
- HS: vật kính và buồng tối 
- GV: Vật kính là thấu kính gì ? Tại sao biết ?
- HS: Vật kính là thấu kính hội tụ, vì nó tạo ra ảnh thật hứng trên màn ảnh 
- GV: Buồng tối là gì?
- HS : Buồng tối là nơi không cho ánh sáng bên ngoài lọt vào, chỉ có ánh sáng của vật sáng truyền vào tác động lên phim. 
- GV : Hãy tìm hiểu các bộ phận trên máy ảnh và cho biết vị trí của ảnh nằm ở bộ phận nào ?
- HS : (Quan sát và th. luận) Ảnh hiện lên trên phim 	
I. Cấu tạo của máy ảnh :
- Hai bộ phận quan trọng của máy ảnh là vật kính và buồng tối 
- Mỗi máy ảnh đều có vật kính , buồng tối và chỗ đặt phim 
- Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ 
3. HĐ3: Tìm hiểu cách tạo ảnh của một vật trên phim của máy ảnh :
- GV: Hãy hướng vật kính của máy ảnh về phía cuối lớp (hoặc hướng ra ngoài sân trường) đặt mắt nhìn sau tấm kính mờ quan sát ảnh của một vật qua vật kính và thảo luận trả lời các câu hỏi C1, C2
- HS: (Hoạt động nhóm, quan sát ảnh của một vật qua mô hình máy ảnh)
- GV: + Ảnh thu được trên phim của máy ảnh là ảnh ảo hay ảnh thật ?
- HS: ảnh thật
- GV: + Vật thật cho ảnh thật thì cùng chiều hay ngược chiều ?
- HS: ngược chiều
- GV: + Vật thật cách vật kính một khoảng xa hơn so với khoảng cách từ ảnh trên phim tới vật kính thì ảnh này lớn hơn hay nhỏ hơn vật ?
- HS: Nhỏ hơn vật 
- GV: * Ảnh của vật trên tấm kính mờ (đóng vai trò của phim) là ảnh thật hay ảnh ảo? Cùng chiều hay ngược chiều với vật? To hay nhỏ hơn vật ?
- HS: * Ảnh của vật trên phim là ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật 
- GV: + Vật thật cho ảnh thật thì vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ hay phân kì ?
- HS: .TK HT. 
- GV: * Hiện tượng nào em quan sát được chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ ?
- HS: * Hiện tượng thu được ảnh thật (ảnh trên phim) của vật thật chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ 
- GV: Cách vẽ ảnh của một vật đặt trước máy ảnh như thế nào? → 2 (GV phát giấy phôto H.47.4 cho các nhóm)
 * Hãy vẽ ảnh của một vật có dạng như một đoạn thẳng đặt vuông góc với trục chính của thấu kính. Trong hình này AB là vật thật, O là quang tâm của vật kính, PQ là vị trí đặt phim, khoảng cách từ vật đến vật kính là 2 m, từ phim đến vật kính là 5 cm. Hình vẽ không cần đúng tỉ lệ
- HS : (Vẽ ảnh A’B’ của AB trên giấy)
- GV: (Gợi ý)
 + Sử dụng tia qua quang tâm để xác định ảnh B’ của B trên phim PQ và ảnh A’B’ của AB 
 + Từ đó vẽ tia ló khỏi vật kính đối với tia sáng từ B tới vật kính và song song với trục chính 
 + Xác định tiêu điểm F’ của vật kính 
- HS: (Vẽ theo hướng dẫn của GV nếu gặp khó khăn)
- HS: Thực hiện các bước vẽ H 47.4 như hình sau : 
 P
 B
 F’ A’ 
 A O 
 B’ 
 Q
- GV: * Dựa vào hình vẽ hãy tính tỉ số giửa chiều cao của ảnh với chiều cao của vật và để khẳng định những nhận xét của em trong C1 ?
- HS: * Tỉ số giửa chiều cao của ảnh (A’B’) và chiều cao của vật (AB) là :
 + Xét 2 tam giác đồng dạng ABO và A’B’O . Ta có 
Chiều cao của ảnh nhỏ hơn 40 lần chiều cao của vật 
- GV: Ta rút ra kết luận gì về ảnh của vật đặt trước máy ảnh ?
- HS: Ảnh trên phim là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật 
- GV: Ở các máy ảnh bình thường thì ảnh nhỏ hơn vật, còn những máy ảnh điện tử chụp những vật nhỏ như : Côn trùng, phân tử  thì ảnh to hơn vật
II.Ảnh của một vật trên phim :
1. Trả lời câu hỏi :
2.Vẽ ảnh của một vật đặt trước máy ảnh :
 (Vẽ H 47.4)
3. Kết luận : 
 Ảnh trên phim là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật 
4. HĐ4: Vận dụng – củng cố - hướng dẫn về nhà :
- GV: (Dùng máy ảnh thật hoặc Y/C HS về nhà quan sát máy ảnh thật) 
- Hãy tìm hiểu một máy ảnh để nhận ra vật kính, buồng tối, chỗ đặt phim ?
- HS: Thực hiện như Y/C.
- GV: * Một người cao 1,6 m được chụp ảnh và đứng cách vật kính của máy ảnh là 3m . Phim cách vật kính 6 cm . Hỏi ảnh của người ấy trên phim cao bao nhiêu cm? (GV dùng H 47.4 đã vẽ sẳn Y/C HS xem vật AB như người )
- HS: * 
* Tóm tắt :
* Giải :
AB = h = 1,6 m = 160 cm
AO = d = 3m = 300 cm 
A’O = d’ = 6 cm
A’B’ = h’ = ? cm
* Cách 1 : Ảnh của người ấy trên phim 
* Cách 2: Xét 2 tam giác đồng dạng ABO vàA’B’O. Ta có :
- GV: Về nhà : + Học bài , làm các BT 47.1 ==> 47.12( p 95 -> 97) SBT
 + Đọc “ Có thể em chưa biết “
 + Vẽ lại ảnh của vật AB (C3 ) và làm lại BT C6
 + Xem lại các bài đã học trong chương III chuẩn bị cho tiết ôn tập. 
*RKN:	

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 27 T54.doc