A/ Mục tiêu.
- Học sinh nắm được các thành phần cơ bản của giao diện hệ điều hành Windows
B/ Các công việc chuẩn bị cho dạy và học.
- Giáo án & Giáo trình nghề Tin học văn phòng 11
C/ Quá trình thực hiện bài giảng.
I- ổn định lớp. <1 phút="">1>
Giáo án số: 02 Tiết: 2,3 Tên bài: Phần II: hệ điều hành windows Bài 2:Những kiến thức cơ sở Tiết 2 Phần Lý Thuyết A/ Mục tiêu. - Học sinh nắm được các thành phần cơ bản của giao diện hệ điều hành Windows B/ Các công việc chuẩn bị cho dạy và học. - Giáo án & Giáo trình nghề Tin học văn phòng 11 C/ Quá trình thực hiện bài giảng. I- ổn định lớp. Ngày thực hiện Lớp Sĩ số Họ tên học sinh vắng Ghi chú Có lý do Không có lý do II- Kiểm tra bài cũ. Đọc câu hỏi, lấy tinh thần xung phong, gọi theo sổ điểm. III- Giảng bài mới. Nội dung bài giảng Phương pháp TG I.Khái niệm hệ điều hành và hệ điều hành windows Giảng giải Thuyết trình Đọc Cho Học Sinh Ghi 1.Hệ điều hành là gì? 10 - Hệ điều hành là tập hợp có tổ chức các chương trình thành một hệ Thống với nhiệm vụ đảm bảo giao tiếp giữa người sử dụng máy tính, cung cấp các phương tiện và dịch vụ để người sử dụng dễ dàng thực hiện chương trình, quản lý chặt chẽ các tài nguyên của máy tính, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu Các hệ điều hành Windows đều có giao diện đồ hoạ dựa trên khái niệm “củă sổ” (Windows). Ngoài ra còn có hệ thống các biểu tượng, bảng chọn, hộp thoại để đặt tham số,...và cơ chế chỉ định bằng chuột. 2.Thao tác vơi chuột 5 Di chuột (Mouse move): Di chuyển con trỏ chuột đến 1 vị trí nào đó trên màn hình. Giảng giải Thuyết trình Đọc Cho Học Sinh Ghi Nháy chuột(Click): Nhấn một lần nút trái chuột (nút ngầm định) rồi thả ngón tay, còn gọi là kích chuột. Nháy đúp chuột (Double click): Nháy nhanh liên tiếp hai lần nút trái chuột Nháy nút chuột phải (Right click): Nháy một lần nút phải chuột rồi thả tay Kéo thả chuột (Drag and drop): Nhấn và giữ nút trái chuột đồng thời di chuyển con trỏ chuột đến 1 vị trí nào đó trên màn hình rồi thả nút giữ chuột. 3.Môi trường Windows Giảng giải Thuyết trình Đọc Cho Học Sinh Ghi 23 Giao diện đồ hoạ trong Windows bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó có các cửa sổ, các bảng chọn, các thanh công cụ và các biểu tượng. a, Cửa sổ, bảng chọn Trong môi trường Windows, người ta sử dụng thực hiện các công việc thông qua các cửa sổ. Mỗi chương trình ứng dụng có một cửa sổ làm việc với hệ thống bảng chọn riêng, nhưng tất cả các cửa sổ đều có nhiều thành phần chung: thanh tiêu đề, các nút thu nhỏ, điều chỉnh và đóng; thanh bảng chọn; thanh công cụ, các thanh cuốn. Giao diện đồ hoạ trong windows gồm có nhiều thành phần khác nhau, thành phần quan trọng đó là cửa sổ. Dấu ỹ chỉ ra mục này đang được chọn Dấu cũng chỉ ra mục này đang được chọn, nhưng trong nhóm chỉ có thể chọn 1 lựa chọn (Titons, Icons, List, Details) một nhóm lệnh Dấu ... chỉ ra rằng khi chọn lệnh sẽ xuất hiện cửa sổ hộp thoại Dấu chỉ ra rằng trỏ vào lệnh này sẽ xuất hiện 1 bảng chọn tiếp theo Dòng lệnh bị mờ nghĩa là lệnh không kích hoạt được. *Lưu ý: Có thể thêm hoặc bớt các nút lệnh trên thanh công cụ chuẩn bằng cách nháy nút phải chuột vào thanh công cụ chuẩn, chọn Customize.. và thực hiện các thao tác cần thiết. b, Bảng chọn Start và thanh công việc - Bảng chọn Start: chứa mọi nhóm lệnh cần thiết để bắt đầu sử dụng Windows và xuất hiện khi ta nháy chuột vào nút Start. Thanh công việc: Trong Windows cùng một lúc có thể mở nhiều cửa sổ cũng như chạy nhiều chương tình ứng dụng khác nhau. Mỗi lần chạy một chương trình hay mở một cửa sổ, một nút đại diện cho chương trình hay cửa sổ đó xuất hiện trên thanh công việc. c, Chuyển đổi cửa sổ làm việc Trong mỗi thời điểm, chỉ có 1 của sổ “ Tích cực” còn gọi là cửa sổ làm việc, có nghĩa là các thao tác trên bàn phim sẽ tác động lên cửa sổ này. Để chuyển đổi cửa sổ làm việc, có thể thực hiện một trong những cách sau: Nháy vào biểu tượng chương trình tương ứng trên thanh công việc Giảng giải Thuyết trình Đọc Cho Học Sinh Ghi Nháy vào 1 vị trí bất kỳ trên cửa sổ muốn kích hoạt. Nhấn giữ phím Alt và nhấn giữ phím Tab nhiều lần cho tới khi chương trình tương ứng được đóng khung (được chọn) IV- Tổng kết bài giảng. - Nhắc lại Khái niệm Hệ điều hành, thao tác với chuột, môi trường Windows: Cửa sổ và bảng chọn, bảng chọn Start và thanh công việc, chuyển đổi cửa sổ làm việc, sử dụng phím Alt+Tab Tiết 3 PHầN Thực Hành A. Mục tiêu bài học 1. Kĩ năng - Học sinh làm chủ các thao tác với chuột, phân biệt được các đối tượng trong Windows. 2. Thái độ. - Nghiêm túc thực hiện bài tập được giao. B. Yêu cầu. Thành thạo các thao tác C/ Quá trình thực hiện. ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ. Công việc chuẩn bị - Giáo án & Giáo trình nghề Tin học văn phòng 11 - Phòng máy thực hành hoat động tốt. - khởi động và kiểm tra máy tính. - Phân nhóm, bàn giao may tính. IV. Nội dung thực hành Nội Dung Phương Pháp T. G - Luyện các thao tác với chuột - Sử dụng chuột trái, chuột phải, chuột giữa. - Tìm hiểu ý nghĩa các biểu tượng trên nền màn hình Desktop. - Phân biệt các thành phần trên nền màn hình Windows. Tìm hiểu cửa sổ bảng chọn. - Làm việc với cửa sổ: Phóng to, thu nhỏ, di chuyển cửa sổ. - Nhắc lại nội dung, yêu cầu, những việc cần thực hiện của tiết thực hành. - Thao tác nhanh làm mẫu. 5’ Tiến trình thực hiện Khởi động máy tính, phân nhóm học sinh. Giáo viên tháo tác mẫu Làm nhanh Làm chậm có phân tích. Làm nhanh lần cuối. Quan sát và hướng dẫn trực tiếp cho học sinh. Tổng kết giờ thực hành Kết luận, rút kinh nghiệm. Nêu yêu cầu với giờ thực hành sau. Xem học sinh làm trên máy và hướng dẫn cụ thể với từng học sinh chưa làm được. - HS thực hiện các thao tác như yêu cầu trên. - Lắng nghe nhận xét, bổ sung, và đánh giá sau bài thực hành 1.Và ghi nhớ những chỗ minh thiếu xót hoặc làm sai. - Quan sát học sinh thực hành, nhận xét, bổ sung những chỗ thiếu xót của học sinh 30’ - Nhận xét kết quả giờ thực hành. - Đánh giá giờ thực hành. - Các công việc khác. - Hướng dẫn học sinh hoàn thiện 4 bước trên. - Rút kinh nghiệm cho học sinh. Nêu cách làm nhanh. . . - Nhận xét cuối buổi thực hành. 5’ V- Câu hỏi và bài tập về nhà: Đọc câu hỏi về nhà theo sắch giáo khoa. VI- Rút kinh nghiệm bài giảng .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Người duyệt Yên bái, ngày tháng năm 2014 Người soạn Đỗ Đức Hậu
Tài liệu đính kèm: