Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn lịch sử 6

Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ

Câu hỏi 1: Lịch sử là gì? Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

Đáp án:

 - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, lịch sử còn là một khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người.

 - Dựa vào các nguồn sử liệu: Tư liệu truyền miệng (truyền thuyết, cổ tích.), tư liệu hiện vật (mặt trống đồng.), tư liệu chữ viết (những ghi chép lại.)

Câu hỏi 2: Nêu mục đích của việc học tập lịch sử .

Đáp án:

 - Để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc mình.

 - Để hiểu cuộc sống đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc mình và của cả loài người trong quá khứ xây dựng xã hội văn minh như ngày nay.

 - Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai.

 

doc 9 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn lịch sử 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG CÂU HỎI “NHẬN BIẾT” CHƯƠNG TRÌNH HỌC KỲ I
 PHẦN MỞ ĐẦU
Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
Câu hỏi 1: Lịch sử là gì? Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
Đáp án:
	 - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, lịch sử còn là một khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người.
	 - Dựa vào các nguồn sử liệu: Tư liệu truyền miệng (truyền thuyết, cổ tích..), tư liệu hiện vật (mặt trống đồng..), tư liệu chữ viết (những ghi chép lại..)
Câu hỏi 2: Nêu mục đích của việc học tập lịch sử .
Đáp án:
	- Để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc mình.
	- Để hiểu cuộc sống đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc mình và của cả loài người trong quá khứ xây dựng xã hội văn minh như ngày nay.
 	- Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai.
Câu hỏi 3: Có mấy loại tư liệu để giúp chúng ta biết và khôi phục lai lịch sử?
Đáp án:
 	Có 3 loại tư liệu giúp chúng ta biết được lịch sử.
 	- Tư liệu truyền miệng (Truyện truyền thuyết)
 	- Tư liệu hiện vật (Trống đồng, bia đá...)
 	- Tư liêu chữ viết (Thành văn...)
Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
Câu hỏi 1: Người xưa đã tính thời gian như thế nào? 
Đáp án:
	- Dựa vào chu kì vòng quay của Trái Đất quanh trục của nó, của Mặt Trăng quanh Trái Đất, của Trái Đất quanh Mặt Trời, tạo nên ngày, đêm, tháng và mùa trong năm.
 	- Căn cứ vào sự di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng mà làm ra lịch:
	+ Âm lịch: Chu kỳ xoay chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
	+ Dương lịch: Chu kỳ xoay chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Câu hỏi 2: Nêu cách tính thời gian theo công lịch? Theo công lịch một năm có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày?
Đáp án:
	- Công lịch lấy năm tương truyền chúa Giê su ra đời làm năm đầu tiên của công nguyên. Những năm trước đó gọi là trước công nguyên (TCN).
	- Theo công lịch một năm có 12 tháng bằng 365 ngày 6 giờ.
Câu hỏi 3: Có mấy cách làm lịch. Hãy kể tên.
Đáp án:
Có 2 cách :
- Dựa theo chu kì vòng quay của mặt trăng quanh trái đất làm ra lịch âm.
- Dựa theo chu kì vòng quay của trái đất quanh mặt trời làm ra lịch dương.
Câu hỏi 4: Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không? Lịch chung đó gọi là gì?
Đáp án:Thế giới cần có một thứ lịch chung gọi là Công lịch.
Câu hỏi 5: Cho biết một thế kỷ là bao nhiêu năm? Một thiên niên kỷ là bao nhiêu năm?
 Đáp án: 
- Một thế kỷ là một trăm năm.
 - Một thiên niên kỷ là một nghìn năm.
PHẦN I - KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI
Bài 3: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Câu hỏi 1: Người tinh khôn sống như thế nào?
Đáp án
	- Người tinh khôn sống theo từng nhóm nhỏ có quan hệ huyết thống, ăn chung, ở chung gọi là thị tộc.
	- Biết trồng trọt chăn nuôi.
	- Làm gốm, dệt vải.
	- Làm đồ trang sứccuộc sống đầy đủ ổn định hơn.
Câu hỏi 2: Những dấu vết của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
 Đáp án: Đông phi, Nam Âu, Châu Á (Bắc kinh, GiaVa)
Câu hỏi 3: Trình bày sự tan rã của xã hội nguyên thủy.
Đáp án: 
 - Khoảng 4000 năm TCN, con người phát hiện ra kim loại (đồng và quặng sắt) và dùng kim loại làm công cụ lao động.
 - Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt... sản phẩm làm ra nhiều, xuất hiện của cải dư thừa.
 - Một số người chiếm hữu của dư thừa, trở nên giàu có... xã hội phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thuỷ dần dần tan rã.
	Bài 4 : CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
Câu hỏi 1: Hãy nêu tên các quốc gia cổ đại phương Đông.
Đáp án: Các quốc gia cổ đại phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc
Câu hỏi 2: Đời sống kinh tế ở các quốc gia cổ đại phương Đông như thế nào?
Đáp án: 
	- Ngành kinh tế chính là nông nghiệp;
	- Biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước vào ruộng.
	- Thu hoạch lúa ổn định hằng năm.
Câu hỏi 3: Trình bày tổ chức xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông. 
Đáp án
	Tổ chức bộ máy nhà nước do vua đứng đầu:
	-Vua có quyền đặt ra luật pháp chỉ huy quân đội, xét sử những người có tội, được coi là người đại diện của thần thánh ở dưới trần gian.
	- Bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương: giúp việc cho vua, lo việc thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội.
Câu hỏi 4: Kể tên các tầng lớp xã hội ở các quôc cổ đại phương Đông và cho biết đời sống của họ.
Đáp án:
Gồm có 3 tầng lớp chính:
+ Nông dân công xã, đông đảo nhất, là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.
+ Quý tộc là tầng lớp có nhiều của cải, quyền thế bao gồm quan lại và tăng lữ.
	+ Nô lệ là những người hầu hạ phục dịch cho quý tộc; thân phận không khác gì con vật.
Câu hỏi 5: Trình bày sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại phương Đông.
Đáp án: 
	- Đời sống kinh tế:
	+ Ngành kinh tế chính là nông nghiệp;
	+ Biết làm thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước vào ruộng.	- Các tầng lớp xã hội: 3 tầng lớp chính:
	+ Nông dân công xã, đông đảo nhất và là tầng lớp lao động, sản xuất chính trong xã hội.
	+ Quý tộc là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế, bao gồm vua, quan lại và tăng lữ.
	+ Nô lệ là những người hầu hạ, phục dịch cho quý tộc; thân phận không khác gì con vật.
	- Tổ chức xã hội:Tổ chức bộ máy nhà nước do vua đứng đầu:	
	+ Vua có quyền đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, xét xử những người có tội, được coi là người đại diện của thần thánh ở dưới trần gian.
	+ Bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương: giúp việc cho vua, lo việc thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội.
Bài 5: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
Câu hỏi 1: Hãy nêu tên các quốc gia cổ đại phương Tây.
Đáp án: Các quốc gia cổ đại phương Tây: Hy lạp và Rôma
Câu hỏi 2: Trình bày sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại phương Tây.
Đáp án: 
	- Đời sống kinh tế:
	+ Ngành kinh tế chính là thủ công nghiệp (luyện kim, đồ mĩ nghệ, đồ gốm, làm rượu nho, dầu ô liu) và thương nghiệp (xuất khẩu các mặt hàng thủ công, rượu nho, dầu ô liu, nhập lúa mì và súc vật).
	+ Ngoài ra, còn trồng trọt cây lưu niên như nho, ô liu, cam, chanh...
	- Các tầng lớp xã hội:
	+ Giai cấp chủ nô: gồm các chủ xưởng thủ công, chủ các thuyền buôn, chủ các trang trại..., rất giàu có và có thế lực về chính trị, sở hữu nhiều nô lệ.
	+ Giai cấp nô lệ, với số lượng rất đông, là lực lượng lao động chính trong xã hội, bị chủ nô bóc lột và đối xử rất tàn bạo.
	- Tổ chức xã hội:
	+ Giai cấp thống trị: chủ nô nắm mọi quyền hành.
	+ Nhà nước do giai cấp chủ nô bầu ra, làm việc theo thời hạn.
Câu hỏi 3: Giai cấp chủ nô gồm những ai ?
Đáp án: Chủ nô gồm các chủ xưởng, chủ thuyền. chủ các trang trại, rất giàu có.
Câu hỏi 4: Cho biết đời sống kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây.
Đáp án: 
	Ngành kinh tế chính là thủ công nghiệp (luyện kim ,đồ mĩ nghệ ,đồ gốm ,dầu ô lưu) và thương nghiệp (xuất khẩu các mặt hàng thủ công, rượu nho, dầu ô liu, nhập lúa mì và súc vật).
	Ngoài ra, còn trồng trọt cây lưu niên như nho, ô liu, cam, chanh...
Bài 6: VĂN HÓA CỔ ĐẠI
Câu hỏi 1: Nêu những thành tựu văn hoá lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông.
Đáp án:
	-Thiên văn: Biết làm ra lịch và dùng lịch, Họ còn biết làm đồng hồ đo thời gian.
	- Sáng tạo ra lịch (Âm lịch ).
	- Họ sáng tạo ra chữ viết: Chữ tượng hình Ai Cập, Trung Quốc.
	- Thành tựu trong: Toán học, hình học, số học.
	- Kiến trúc: 
	+ Kim tự tháp (Ai cập )
	+ Thành Ba bi lon.
Câu hỏi 2: Nêu những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây.
Đáp án: 
	- Biết làm lịch và dùng lịch dương, chính xác hơn : 1 năm có 365 ngày và 6 giờ, chia thành 12 tháng.
	- Sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c... có 26 chữ cái, gọi là hệ chữ cái La-tinh, đang được dùng phổ biến hiện nay.
	- Các ngành khoa học :
	+ Phát triển cao, đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này.
	+ Một số nhà khoa học nổi tiếng trong các lĩnh vực : Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít (Toán học) ; Ác-si-mét (Vật lí) ; Pla-tôn, A-ri-xtốt (Triết học) ; Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít (Sử học) ; Stơ-ra-bôn (Địa lí)...
	- Kiến trúc và điêu khắc với nhiều công trình nổi tiếng như : đền Pác-tê-nông ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng Lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ ở Mi-lô...
PHẦN II - LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỈ X
CHƯƠNG I - BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA
Bài 8: THỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA 
Câu hỏi 1: Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta?
Đáp án:
	Những chiếc răng của người tối cổ tìm thấy ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn). Ở một số nơi khác như: Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai) ... người ta đã phát hiện được nhiều công cụ đá, ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập, nhiều mảnh đá ghè mỏng ở nhiều chỗ.
Câu hỏi 2: Người tối cổ có đặc điểm như thế nào ? 
Đáp án:
Đặc điểm người tối cổ: Vẫn còn dấu tích của loài vượn (trán thấp và bật ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm nhô ra phía trước, trên người còn một lớp lông bao phủ) đã hoàn toàn đi bằng hai chân. Hai chi trước đã biết cầm nắm, hộp sọ đã phát triển, thể tích sọ não lớn, biết sử dụng và chế tạo công cụ.
Câu hỏi 3: Em hãy nêu đặc điểm của người tinh khôn?
Đáp án :
Đặc điểm của người tinh khôn là: Cấu tao cơ thể giống như người ngày nay, xương cốt nhỏ hơn người tối cổ, bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt, hộp sọ và thể tích não phát triển (1450cm3), trán cao, mặt phẳng, cơ thể gọn và linh hoạt.
Bài 9: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA.
Câu hỏi 1: Nêu những điểm mới trong đời sống xã hội của người nguyên thủy trên đất nước ta.
Đáp án: 
	+ Người tinh khôn sống thành từng nhóm ở trong hang động, những vùng thuận tiện, thường định cư lâu dài ở một số nơi (Hoà Bình - Bắc Sơn).
	+ Bước đầu biết: do công cụ sản xuất tiến bộ, sản xuất phát triển nên đời sống không ngừng được nâng cao, dân số ngày càng tăng, dần dần hình thành mối quan hệ xã hội.
Câu hỏi 2: Trình bày đời sống vật chất của người nguyên thủy trên đất nước ta.
Đáp án:
	- Người tinh khôn thường xuyên cải tiến và đạt được những bước tiến về chế tác công cụ.
	- Công cụ thời Hoà Bình-Bắc Sơn chủ yếu là đá được mài thành các loại công cụ như rìu, bôn, chày. Ngoài ra còn dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ.
	+ Biết làm đồ gốm.	
	+ Biết trồng trọt (rau, đậu, bí) và biết chăn nuôi (chó, lợn..).
Câu hỏi 3: Nêu những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta.
Đáp án: 
	+ Người tối cổ đã biết chế tác và sử dụng dùng đồ trang sức ; biết vẽ những hình mô tả cuộc sống tinh thần của mình. 
	+ Người tối cổ đã hình thành một số phong tục tập quán : thể hiện trong mộ táng có chôn theo lưỡi cuốc đá.
	+ Trong thời kì nguyên thuỷ con người bắt đầu quan tâm đến đời sống tinh thần thể hiện ở việc làm đẹp bản thân và bày tỏ tình cảm đối với người chết. Đó là một bước tiến đáng kể trong sự phát triển của loài người.
Bài 10: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ 
Câu hỏi 1: Thuật luyện kim được phát minh như thế nào?
Đáp án:
 	- Nhờ sự phát triển của nghề làm gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.
	- Kim loại đầu tiên là đồng.
	- Mở ra một thời đại mới trong việc chế tạo công cụ lao động,năng suất lao động tăng.
Câu hỏi 2: Nghề nông trồng lúa nước được ra đời ở đâu và trong điều kiện nào ?
Đáp án: 
- Công cụ lao động được cải tiến, người nguyên thủy định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven sông, ven biển, vùng thung lũng, ven suối. Người ta phát hiện ra nhiều loại cây lương thực đặc biệt là cây lúa.
- Nghề nông trồng lúa nước ra đời và ngày càng được mở rộng trên vùng đất màu mỡ của châu thổ các con sông sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Cửu Long
Bài 11: NHỮNG CHUYẾN BIẾN VỀ XÃ HỘI 
Câu hỏi 1: Trình bày sự phân công lao động của người nguyên thủy trên đất nước ta.
Đáp án:
- Phụ nữ ngoài việc nhà thường tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm dệt vải.
- Nam giới một phần làm nông nghiệp, đi săn, đánh cá, chế tác công cụ, đúc đồng, làm đồ trang sức ...về sau gọi chung là nghề thủ công.
CHƯƠNG II - THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VĂN LANG - ÂU LẠC.
Bài 12: NƯỚC VĂN LANG 
Câu hỏi 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang.
Đáp án: 
Khoảng cuối TK VIII – đầu TK VII TCN, ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung đã hình thành những bộ lạc lớn, gẫn gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế.
- Sản xuất phát triển.
- Trong các chiềng, chạ có sự phân biệt giàu nghèo, mâu thuẫn giàu nghèo đã nảy sinh.
- Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước ở lưu vực các con sông lớn gặp nhiều khó khăn: lũ, lụt.
- Các bộ lạc, chiềng, chạ đã liên kết với nhau và bầu ra người có uy tín để tập hợp nhân dân các bộ lạc chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng và cuộc sống.
=> Cư dân Lạc Việt luôn phải đấu tranh với thiên nhiên để bảo vệ màu màng. Họ còn đấu tranh chống ngoại xâm và giải quyết xung đột giữa các tộc người, các bộ lạc với nhau => Nhà nước Văn Lang ra đời.
Câu hỏi 2: Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.
Đáp án: 
Đứng đầu là vua Hùng, nhà nước có tổ chức từ trên xuống dưới, giúp việc cho vua là các lạc hầu, lạc tướng, nhà nước chia ra làm nhiều bộ (15 bộ), đứng đầu bộ là lạc tướng, dưới bộ là chiềng, chạ, đứng đầu là bồ chính.
Bài 13: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN LANG
Câu hỏi 1: Nêu đời sống vật chất của cư dân Văn Lang.
Đáp án: 
- Ở nhà sàn (làm băng tre, gỗ, nứa...) ở thành làng chạ.
- Ăn: cơm rau, cá, dùng bát, mâm, muôi. Dùng mắm, muối, gừng.
- Mặc:
+ Nam đóng khố, mình trần, chân đất.
+ Nữ mặc váy, áo xẻ giữa có yếm che ngực, tóc để ngắn hoặc bỏ xõa dùng đồ trang sức trong ngày lễ hội như vòng tay, khuyên tai, mũ cắm lông chim
- Đi lại bằng thuyền.
Câu hỏi 2: Nêu những nét chính trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang.
 Đáp án:
- Xã hội Văn Lang chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: Những người quyền quý, dân tự do, nô tì. Sự phân biệt các tầng lớp còn chưa sâu sắc.
- Thường tổ chức lễ hội, vui chơi (một số hình ảnh về lễ hôi đã được ghi lại trên mặt trống đồng)
- Cư dân Văn Lang có một số phong tục tập quán...
Bài 14: NƯỚC ÂU LẠC
Câu hỏi 1: Trình bày diễn biến chính cuộc kháng chiến chống quân Tần.
Đáp án: 
	- Năm 218 TCN nhà Tần đánh xuống phương Nam mở rộng bờ cõi.
	- Sau 4 năm chinh chiến quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt cùng sống với người Tây Âu, vốn có quan hệ gần gũi với nhau từ lâu đời.
	- Cuộc kháng chiến bùng nổ. Thủ lĩnh Tây Âu bị giết nhưng nhân dân Tây Âu - Lạc Việt không chịu đầu hàng. Họ tôn người tuấn kiệt tên là Thục Phán lên làm tướng, ngày ở trong rừng, đêm đến ra đánh quân Tần.
	- Năm 214 TCN người Việt đại phá quân.Tần giết chết hiệu úy Đồ Thư. Kháng chiến thăng lợi.
Câu hỏi 2: Trình bày sự ra đời và tổ chức bộ máy của nhà nước Âu Lạc.
Đáp án:
- Sau cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi, năm 207 TCN, Thục Phán buộc vua Hùng nhường ngôi cho mình.
- Thục Phán cho sáp nhập hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt thành một nước mới, đặt tên nước là Âu Lạc.
	- Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, Đông Anh – Hà Nội).
	- Bộ máy nhà nước thời An Dương Vương không có gì thay đổi so với thời Hùng Vương. Tuy nhiên quyền hành của nhà nước đã cao và chặt chẽ hơn trước. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.
Bài 15: NƯỚC ÂU LẠC (tiếp)
Câu hỏi 1: Trình bày sự thay đổi về sản xuất và đời sống xã hội của nước Âu Lạc.
Đáp án:
	- Trong nông nghiệp, lưỡi cày đồng được cải tiến và được dùng phổ biến hơn. Lúa, gạo, khoai, đậu, củ, rau... làm ra ngày một nhiều.
	- Chăn nuôi, đánh cá, săn bắn đều phát triển.
	- Các nghề thủ công như làm gốm, dệt, đồ trang sức đều tiến bộ. Các nghành luyện kim và xây dựng đặc biệt phát triển. Giáo, mác, mũi tên đồng, rìu đồng, cuốc sắt được sản xuất ngày càng nhiều. 
Câu hỏi 2: Trình bày diễn biến cuộc chiến chống quân xâm lược Triệu Đà năm 179 TCN.
Đáp án: 
- Năm 207 TCN nhà Tần suy yếu, Triệu Đà thành lập nước Nam Việt rồi đem quân đánh xuống Âu Lạc.
- Nhân dân Âu Lạc chiến đấu dũng cảm đánh bại cuộc tấn công của Triệu Đà, giữ vững nền độc lập.
- Triệu Đà biết không đánh được bèn vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
- Năm 179 TCN Triệu Đà đánh Âu Lạc, An Dương Vương mắc mưu Triệu Đà để Âu Lạc rơi vào tay nhà Triệu .

Tài liệu đính kèm:

  • docLich su - lop 6.doc