1.Kiến thức :
- Trình bày được khái niệm về ngành động vật nguyên sinh thông qua nhận biết được các đặc điểm chung nhất của các động vật nguyên sinh
- Mô tả được hình dạng, cấu tạo và hoạt động của một số loài động vật nguyên sinh điển hình
- Trình bày được tính đa dạng về hình thái, cấu tạo và hoạt động, môi trường sống của động vật nguyên sinh
- Nêu được vai trò của động vật nguyên sinh đối với con người và đối với thiên nhiên
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát ( chủ yếu ) dưới kính hiển vi một số đại diện của động vật nguyên sinh
- Rèn kĩ năng nhận biết, so sánh, phân tích
- Rèn kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, quan sát tranh ảnh,hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực trong thảo luận và tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm, lớp
CHƯƠNG I : NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH MỤC TIÊU CHƯƠNG: 1.Kiến thức : - Trình bày được khái niệm về ngành động vật nguyên sinh thông qua nhận biết được các đặc điểm chung nhất của các động vật nguyên sinh - Mô tả được hình dạng, cấu tạo và hoạt động của một số loài động vật nguyên sinh điển hình - Trình bày được tính đa dạng về hình thái, cấu tạo và hoạt động, môi trường sống của động vật nguyên sinh - Nêu được vai trò của động vật nguyên sinh đối với con người và đối với thiên nhiên 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát ( chủ yếu ) dưới kính hiển vi một số đại diện của động vật nguyên sinh - Rèn kĩ năng nhận biết, so sánh, phân tích - Rèn kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, quan sát tranh ảnh,hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực trong thảo luận và tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm, lớp 3. Thái độ : - Giáo dục ý thức giữ vệ sinh phòng chống các bệnh do một số ĐV nguyên sinh có hại gây nên - Giáo dục lòng yêu thích và say mê môn học - GDHN:Các loài ĐVNS, kí sinh trùng là đối tượng quan tâm của lĩnh vực y tế. Đây cũng là đối tượng được hướng đến từ khá lâu trong lĩnh vực nghiên cứu(ngành vi sinh học), ứng dụng (y học) Bài: 3 -Tiết: 3 THỰC HÀNH Tuần dạy: 2 QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH ND: 31.8.2015 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HS biết: Khái niệm ĐVNS; Thông qua quan sát nhận biết được các đặc điểm chung nhất của các ĐVNS, các đặc điểm của trùng giày, trùng roi. 1.2. Kĩ năng : - Kĩ năng hợp tác chia sẽ thông tin trong hoạt động nhóm - Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin khi quan sát tiêu bản ĐVNS, tranh ảnh để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngoài của động vật nguyên sinh - Kĩ năng đảm nhiệm trách nhận và quản lí thời gian khi thực hành 1.3.Thái độ : - Giáo dục cho HS tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc - GDHN: Các loài ĐVNS, kí sinh trùng là đối tượng quan tâm của lĩnh vực y tế. Đây cũng là đối tượng được hướng đến từ khá lâu trong lĩnh vực nghiên cứu (ngành vi sinh học), ứng dụng(y học) 2.TRỌNG TÂM: Khái niệm ĐVNS và đặc điểm cấu tạo, cách di chuyển của chúng 3.CHUẨN BỊ: 3.1.GV: Tranh vẽ trùng roi, trùng giày Dụng cụ thực hành: Kính hiển vi, la men, lam kính Lọ đựng nước cóng rãnh có váng xanh 3.2.HS: Tìm hiểu cách tiến hành Chuẩn bị theo nhóm 1 bình có đựng nước có váng màu xanh, nước ở cóng rãnh ( chú ý vệ sinh ), khăn lau 4.TIẾN TRÌNH: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số 4.2.Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuần bị của HS Phát dụng cụ thực hành cho nhóm HS 4.3.Bài mới : Hoạt động của GV-HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Vào bài : GV: Hầu hết ĐVNS có kích thước rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường được. Chúng thường có trong các giọt nước ở sông, suối, ao, hồ. Ta tìm vài đặc điểm của chúng trong bài học này HS: Lắng nghe GV:Yêu cầu 1-2 HS đọc thông tin đầu bài HS: Tiến hành đọc và tìm hiểu thông tin theo yêu cầu GV:Cho HS trả lời câu hỏi sau: 1.Thế nào là ĐVNS? 2.Chúng thường phân bố ở đâu? HS:Cá nhân trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung Hoạt động 2: Tổ chức thực hành: GV: Nêu yêu cầu của bài thực hành và chia nhóm thực hành HS: Nắm yêu cầu của bài thực hành GV: Yêu cầu HS báo cáo phần chuẩn bị của nhóm và KT sự chuẩn bị của HS, phân nhóm HS HS: Đại diện báo cáo phần chuẩn bị của nhóm và bắt đầu làm việc theo nhóm đã phân công GV: Nêu đặc điểm của động vật nguyên sinh: Hoạt động 3 :Quan sát trùng giày : MT: Nhận biết được một số đặc điểm của trùng giày GV Cho HS quan sát H3.2 và 3.3 đồng thời kết hợp hướng dẩn các thao tác lấy mẩu : - Dùng ống hút lấy 1 giọt nước ở rơm chổ thành bình - Nhỏ lên lam kính, nhỏ vài sợi bông để cản tốc độ và soi ở kính hiển vi - Điều chỉnh kính để nhìn rõ - Quan sát để nhận biết hình dạng trùng giày. Đối chiếu với chú thích để phân biệt được các bào quan HS: Ghi nhớ các thao tác hướng dẫn và tiến hành hoạt động nhóm tiến hành các thao tác đã được hướng dẫn GV: Theo dõi kiểm tra việc thực hiện thao tác ở HS và hướng dẫn HS cách cố định mẫu - Cho HS làm lại mẫu khác để quan sát HS: Tiến hành làm lại mẫu để quan sát trùng giày GV: Yêu cầu HS tiến hành làm bài tập trang 15 SGK để chọn câu trả lời đúng khi đã tiến hành quan sát HS: Thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập và đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung GV: Nhận xét kết quả các nhóm và chốt ý cho HS rút ra KL Hoạt động 4 : Quan sát trùng roi MT: Nhận biết được các đặc điểm của trùng roi GV: Cho HS quan sát tranh vẽ và hướng dẫn cách lấy mẫu tương tự trùng giày HS: Ghi nhớ các thao tác và tiến hành lấy mẫu quan sát theo nhóm GV: Theo dõi thao tác thực hành của các nhóm cũng như kết quả dưới kính hiển vi, giúp đỡ nhóm còn yếu. Sau đó, yêu cầu các nhóm cho biết : - Trùng roi có hình dạng, màu sắc và di chuyển như thế nào khi quan sát ở kính hiển vi ? HS: Tiến hành quan sát theo nhóm, trả lời câu hỏi, nhóm khác nhận xét và bổ sung GV: Nhận xét kết quả các nhóm và chốt ý và cho HS rút ra KL HS: Rút ra KL về cấu tạo, hình dạng và cách di chuyển của trùng roi qua quan sát ở kính hiển vi, tranh ảnh. GV: Thông qua quan sát nêu các đặc điểm chung nhất của ĐVNS? HS: Các đặc điểm chung nhất của ĐVNS: Cấu tạo cơ thể, cách di chuyển *GDHN: Các lòai ĐVNS, kí sinh trùng là đối tượng quan tâm của lĩnh vực y tế. Đây cũng là đối tượng được hướng đến từ khá lâu trong lĩnh vực nghiên cứu (ngành vi sinh học), ứng dụng (y học) Hoạt động 5: Thu hoạch: GV: Hoàn thành phần thu hoạch (trang 16) HS: Viết thu hoạch * Khái niêm về động vật nguyên sinh: Là những động vật cấu tạo chỉ gồm một tế bào, có kích thước rất I. Yêu cầu: II. Chuẩn bị: III. Nội dung: 1. Quan sát trùng giày: - Các thao tác : sgk - Hình dạng : có hình khối, không đối xứng, giống chiếc giày - Di chuyển: Vừa tiến vừa xoay bằng lông bơi 2. Quan sát trùng roi : - Hình dạng : Hình lá, dài, đầu tù , đuôi nhọn - Cấu tạo cơ thể: Gồm một tế bào, có các hạt diệp lục màu xanh, nhân, các không bào,. - Di chuyển : Vừa tiến vừa xoay 3. Thu hoạch: 4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố: - GV đánh giá hoạt động thực hành của HS về thao tác thực hành, cách quan sát, kĩ năng dùng kính - Nhận xét kết quả thực hành, tinh thần, thái độ học tập của các nhóm (tuyên dương các nhóm và cá nhân tốt và phê bình các nhóm chưa tốt) - Cho HS thu dọn vệ sinh dụng cụ 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học : * Đối với bài học ở tiết học này: - Học thuộc bài - Hoàn thành phần thu hoạch (trang 16), nộp ở tiết kế tiếp * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Trùng roi - Tìm hiểu: + Các đặc điểm của trùng roi và tập đoàn trùng roi + Ôn lại kiến thức về tế bào TV lớp 6 5. RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung: .................................................................................................................................................................... Phương pháp: .................................................................................................................................................................................................................................................................................... Sử dụng thiết bị, ĐDDH: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: