Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 1 đến 5

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Tổ chức các hoạt động theo hình thức hoạt động mới để học sinh làm quen với phương pháp hoạt động chủ động phù hợp với mục tiêu đào tạo mới, đồng thời nhằm giúp học sinh có những hiểu biết và thái độ đúng đắn về các giá trị văn hóa, xã hội của dân tộc và nhân loại.

 Nội dung hoạt động cơ bản bám sát nội dung hoạt động của nhà trường hằng năm cũng như các vấn đề cấp thiết đối với học sinh như: Phòng chống ma túy học đường, An toàn giao thông, quyền trẻ em,

Củng cố, bổ sung những kiến thức đã học ở trên lớp; tạo điều kiện thuận lợi để các em làm quen với những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội; giúp các em có cơ hội liên hệ kiến thức đã học với thực tế cuộc sống.

Làm quen và tập luyện các kỹ năng cơ bản, cần thiết của học sinh tiểu học như: kỹ năng sống; kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể một cách chủ động và có trách nhiệm, kỹ năng giải quyết các tình huống nảy sinh trong học tập và hoạt động tập thể

Có thái độ đúng đắn, có tình cảm tích cực thể hiện ở sự hứng thú với các hoạt động, được góp sức lực, khả năng của mình vào hoạt động của tập thể.

 

doc 10 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 528Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 12 tháng 9 năm 2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thuận Nam về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục cấp tiểu học, năm học 2017 – 2018
Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện thưc tiễn của nhà trường; Trường Tiểu học Giá xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, năm học 2017 – 2018 như sau: 
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Tổ chức các hoạt động theo hình thức hoạt động mới để học sinh làm quen với phương pháp hoạt động chủ động phù hợp với mục tiêu đào tạo mới, đồng thời nhằm giúp học sinh có những hiểu biết và thái độ đúng đắn về các giá trị văn hóa, xã hội của dân tộc và nhân loại.
 Nội dung hoạt động cơ bản bám sát nội dung hoạt động của nhà trường hằng năm cũng như các vấn đề cấp thiết đối với học sinh như: Phòng chống ma túy học đường, An toàn giao thông, quyền trẻ em, 
Củng cố, bổ sung những kiến thức đã học ở trên lớp; tạo điều kiện thuận lợi để các em làm quen với những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội; giúp các em có cơ hội liên hệ kiến thức đã học với thực tế cuộc sống.
Làm quen và tập luyện các kỹ năng cơ bản, cần thiết của học sinh tiểu học như: kỹ năng sống; kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể một cách chủ động và có trách nhiệm, kỹ năng giải quyết các tình huống nảy sinh trong học tập và hoạt động tập thể
Có thái độ đúng đắn, có tình cảm tích cực thể hiện ở sự hứng thú với các hoạt động, được góp sức lực, khả năng của mình vào hoạt động của tập thể.
B. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I. CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, NẾP SỐNG
1. Đối với học sinh 
- Thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp thực hiện đầy đủ các chủ điểm tháng nhằm giáo dục học sinh thực hiện tốt 5 Điều Bác Hồ dạy; “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Kĩ năng sống”, 
- Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh giáo dục tư tưởng, đạo đức, nếp sống văn minh cho học sinh trong đơn vị. 
- Phát huy và xây dựng tốt các nề nếp kỉ cương trong nhà trường, nâng cao vai trò tự quản của học sinh trong từng tiết học ở từng lớp nhằm góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
- Tổ chức tốt tiết sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt chủ nhiệm.
- Thường xuyên giáo dục cho học sinh về trật tự an toàn giao thông, về phòng chống ma tuý, phòng chống tai nạn thương tích, các bệnh thông thường, giáo dục pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội,
- Theo dõi, nắm cụ thể các trường hợp học sinh chưa ngoan để có kế hoạch giúp đỡ giáo dục tốt.
- Thực hiện đủ các chủ đề, chủ điểm quy định cho mỗi tháng.
- Tham gia các hoạt động chính trị tại địa phương như: cổ động, mít-tinh Chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ; tham gia các chương trình từ thiện, nhân đạo do các cấp tổ chức.
	- Chú trọng xây dựng nếp sống văn hóa trong nhà trường trên cơ sở phát huy tốt vai trò của đội tự quản, vai trò của các ban cán sự lớp, ban chỉ huy liên - chi đội.
	- Tổ chức tuyên truyền pháp luật thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi sinh hoạt lớp và bằng các phương tiện truyền thông trong nhà trường.
	- Tổ chức cho học sinh nắm bắt và phát huy giá trị di tích văn hóa, lịch sử địa phương qua việc chăm sóc, tham quan các di tích ở địa phương, các hội thi dưới dạng như Hội vui học tập, 
	- Tiếp tục tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục&Đào tạo phát động.
* Chỉ tiêu: 100% thực hiện tốt.
2. Đối với giáo viên
- Luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của người giáo viên, hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ được phân công.
- Xây dựng tốt nề nếp giảng dạy, sinh hoạt, hội họp cơ quan. Luôn gương mẫu là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
- Chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, xây dựng các quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, các hoạt động ngoại khóa và việc phối hợp với gia đình, cộng đồng trong các hoạt động giáo dục.
- Tiếp tục triển khai thực hiện viết đúng, viết đẹp mẫu chữ đúng quy định; thống nhất, đồng bộ các loại vở viết; thành lập Câu Lạc Bộ Viết chữ đẹp làm nòng cốt cho phong trào; tổ chức thi VSCĐ cho học sinh. 
- Chỉ đạo thực hiện tốt sinh hoạt ngoài giờ lên lớp bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động trong các buổi học.
- Nâng cao chất lượng sinh hoạt Đội, Sao; tăng cường nội dung, cải tiến phuơng pháp, tích cực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và thời gian, tổ chức các hoạt động dưới nhiều hình thức phong phú, thiết thực hấp dẫn, có sức thu hút và có tính giáo dục cao đối với các em học sinh.
 * Chỉ tiêu: 100% thực hiện tốt.
III. VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀO TRONG CÁC TIẾT HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA 
- Khai thác tối đa tiềm năng về cơ sở vật chất của nhà trường đặc biệt là các phương tiện thiết bị mới để học sinh nhanh chóng làm quen như sử dụng băng đĩa, máy chiếu (nếu có) trong các hoạt động ngoại khóa.
- Thực hiện việc làm và sử dụng ĐDDH một cách có hiệu quả; chú trọng duy trì và phát huy việc ứng dụng CNTT, ĐDDH hiện đại trong giảng dạy, học tập, làm các chuyên đề, hoạt động ngoại khoá.	
IV. HOẠT ĐỘNG VỀ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT
- Tổ chức các hội thi mang tính giáo dục như: Hội thi “Tìm hiểu An toàn giao thông”; thi văn nghệ nhân ngày 20/11, thi tìm hiểu về lịch sử địa phương nhân ngày 22/12, Với mục tiêu bồi dưỡng và làm phong phú thêm về tinh thần, đưa cái đẹp vào cuộc sống, biết thưởng thức cái đẹp, hành động đẹp.
- Đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống, di sản văn hóa vào nhà trường như hát về quê hương đất nước, về thầy cô, cha mẹ,, tham quan bảo tàng, trò chơi dân gian vào ngày 26/3. 
- Tiếp tục tổ chức tốt, thu hút học sinh tham gia các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể dục- thể thao, các hoạt động giáo dục, các hội thi năng khiếu văn nghệ, mỹ thuật. tạo ra sân chơi lành mạnh để giáo dục đạo đức, nhân văn. Quan tâm các hoạt động “ đền ơn đáp nghĩa”, vệ sinh môi trườngphù hợp với từng lứa tuổi học sinh; tổ chức nội dung giáo dục địa phương. Chuẩn bị tốt các điều kiện cho học sinh luyện tập tham gia Hội khỏe Phù Đổng đạt kết quả cao nhất.
- Tạo điều kiện giúp đỡ để học sinh tham gia thi viết bài tuyên truyền, thi sáng tạo, 
V. LAO ĐỘNG VỆ SINH
	- Ngoài công việc vệ sinh sân trường, lớp học hàng ngày, nhà trường còn chú trọng tổ chức cho học sinh tham gia lao động và chăm sóc hàng cây ở trường, lao động giúp đỡ gia đình,
	- Giáo dục học sinh biết vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh nơi mình ở, bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp,
- Tổ chức cho các em học sinh tái chế những vật dụng như: vỏ chai nhựa, giấy bìa cứng. làm các phương tiện học tập, đồ chơi cho các em nhỏ.
VI. GIÁO DỤC THỂ CHẤT – GIÁO DỤC THẨM MĨ VÀ NGHỆ THUẬT
1. Giáo dục thể chất
- Thường xuyên rèn luyện thể lực và giáo dục đạo đức, lối sống văn minh, lành mạnh cho học sinh và không vi phạm các tệ nạn xã hội.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể đạt hiệu quả.
2. Giáo dục thẩm mĩ và nghệ thuật
- Tổ chức tốt việc thực hiện lồng ghép giáo dục môi trường, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục ngoại khoá, giáo dục tích hợp qua các môn đạo đức, tự nhiên xã hội, khoa học...
- Tổ chức các hoạt động phong trào văn nghệ, cắm trại nhân các ngày lễ lớn: 20/11; 26/3, ...
- Xây dựng cho học sinh nhận thức đúng về cái đẹp phù hợp với lứa tuổi học sinh, đồng phục chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng, không nhuộm màu, 
 * Chỉ tiêu: 100 % thực hiện tốt. 
C. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
I. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY, TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
	- Để triển khai tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho giáo viên ngay từ đầu năm học, thao giảng mẫu cho giáo viên các khối tham dự. Giáo viên dạy hoạt động ngoài giờ phải có giáo án theo mẫu quy định và tích hợp đầy đủ các nội dung do Chuyên môn trường quy định trong các tiết ngoài giờ lên lớp theo từng khối lớp.
Phát huy vai trò, rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ngoài nội dung sách giáo khoa thì nhà trường còn bổ sung thêm những nội dung mang tính thời sự vào nội dung sinh hoạt hàng tuần như: Giáo dục ý nghĩa của các ngày lễ lớn trong chủ điểm tháng; phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, dịch tả 
	- Ngoài ra kết hợp việc tổ chức các hoạt động văn thể mĩ và phong trào Đội, nhà trường cũng đã triển khai chủ đề năm học, chủ điểm tháng theo chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Thường xuyên tổ chức các hoạt động như: giáo dục đạo đức, rèn luyện nhân cách, lối sống thông qua hoạt động thi tìm hiểu về lịch sử địa phương, an toàn giao thông,
	- Tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp được xếp thành 1 buổi học riêng theo từng khối lớp, mỗi buổi học gồm 4 tiết theo chủ đề của tháng.
II. THỜI GIAN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
- Thời gian tổ chức các hoạt động GDNGLL: Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 1 buổi/ tháng hoặc 1 tiết/tuần (theo phân công của chuyên môn), các Hội thi do nhà trường tổ chức.
- Thời gian tổ chức quy mô hoạt động GDNGLL toàn trường vào dịp các ngày lễ lớn: 20/11, 26/3.
D. KẾ HOẠCH VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN CỤ THỂ
KHỐI 1
Tháng
Nội dung 
Ghi chú
8+9/2017
Chủ đề: Mái trường thân yêu của em
- Giáo dục về truyền thống nhà trường, cơ cấu cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường
- Giáo dục về nội quy trường lớp.
- Giáo dục HS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Tìm hiểu các ngày lễ trong tháng: 02/9, Tết Trung thu.
- Giáo dục HS biết lễ phép với thầy cô, ông ba, cha mẹ và người lớn tuổi.
- Giáo dục an toàn giao thông.
- Tham gia các hoạt động lao động vệ sinh lớp học, sân trường.
- Tổ chức cho HS chơi một số trò chơi dân gian.
10/2017
Chủ đề: Tự phục vụ
- Giáo dục học sinh nên biết tự phục vụ, chăm sóc mình từ những việc nhỏ nhất như: đánh răng, rửa mặt, mặc và gấp quần áo, sắp xếp sách vở
- Nhận biết những việc làm đúng và chưa đúng trong việc tự phục vụ mình.
11/2017
 Chủ đề: Biết ơn thầy cô giáo
- Giáo dục học sinh lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
- Tham gia lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Phát động thi đua “ Tuần học tốt – Ngày học tốt”- trò chơi.
- Đăng kí thi đua “ Hoa điểm tốt dâng thầy, cô”.
- Sinh hoạt văn nghệ “ Hát về thầy cô & mái trường”.
12/2017
Chủ đề: Giữ gìn đồ dùng cá nhân
- Giáo dục HS biết sống gọn gàng, ngăn nắp. Đồ dùng để đúng chỗ giúp em không mất thời gian tìm kiếm khi cần.
- Giáo dục HS những hành động cụ thể để giữ gìn đồ dùng. Biết giữ gìn đồ dùng học tập giúp em tiết kiệm tiền cho bố mẹ và góp phần bảo vệ môi trường.
01/2018
Chủ đề: Phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn và bị ngã.
- Giáo dục học sinh cần tránh leo trèo trên cao, chạy đuổi nhau ở các nơi dốc, trơn trượt để phòng tránh bị ngã. Đồng thời không chơi các vật sắc nhọn, để phòng tránh bị thương, chảy máu.
- Biết xử lí tình huống trong các trường hợp GV đưa ra.
02/2018
Chủ đề: Ứng xử với người lạ
- Biết thảo luận cùng bạn mọi điều có thể xảy ra trong các tình huống trong tranh.
- Giúp học sinh cần biết cách phòng tránh và tự đối phó với các tình huống khẩn cấp.
03/2018
Chủ đề: Tìm kiếm sự giúp đỡ
- Biết phân tích câu chuyện, rút ra bài học cho bản thân.
- Biết ghi nhớ 1 số thông tin của bản thân cần thiết khi bị lạc
- Giúp học sinh có kĩ năng biết tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người lớn đáng tin cậy và có trách nhiệm khi em bị lạc đường, bị ốm, bị mệt
04/2018
Chủ đề: Ứng xử văn minh, lịch sự.
Giáo dục học sinh biết chào hỏi mọi người khi gặp gỡ. Biết nói: cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phù hợp là thể hiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp.
05/2018
Chủ đề: Bác Hồ kính yêu
- Giáo dục HS hiểu ngày 1/5, 15/5, 19/5.
- Giáo dục HS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Tổ chức Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ.
- Bàn giao HS hè cuối năm về địa phương.
HS toàn trường tham gia thi kể chuyện về Bác
KHỐI 2
Tháng
Nội dung 
Ghi chú
8+9/2017
Chủ đề: Mái trường thân yêu của em
- Giáo dục về truyền thống nhà trường, cơ cấu cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường
- Giáo dục về nội quy trường lớp.
- Giáo dục HS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Tìm hiểu các ngày lễ trong tháng: 02/9, Tết Trung thu.
- Giáo dục HS biết lễ phép với thầy cô, ông ba, cha mẹ và người lớn tuổi.
- Giáo dục an toàn giao thông.
- Tham gia các hoạt động lao động vệ sinh lớp học, sân trường.
- Tổ chức cho HS chơi một số trò chơi dân gian.
10/2017
Chủ đề: Lắng nghe tích cực
Giáo dục học sinh nên biết lắng nghe là một kĩ năng rất quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ được những thông tin, tình cảm mà người khác muốn truyền đạt, chia sẻ. Đồng thời giúp chúng ta xây dựng và duy trì được các mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh.
11/2017
 Chủ đề: Biết ơn thầy cô giáo
- Giáo dục học sinh lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
- Tham gia lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Phát động thi đua “ Tuần học tốt – Ngày học tốt”- trò chơi.
- Đăng kí thi đua “ Hoa điểm tốt dâng thầy, cô”.
- Sinh hoạt văn nghệ “ Hát về thầy cô & mái trường”.
12/2017
Chủ đề: Tự phục vụ, vệ sinh cá nhân
Giúp học sinh biết để giúp cơ thể khỏe mạnh chúng ta cần chú ý:
- Giữ gìn đôi tay sạch sẽ
- Đánh răng, rửa mặt, tắm gội mỗi ngày.
01/2018
Chủ đề: Tự bảo vệ mình.
Giáo dục học sinh biết trong cuộc sống luôn có những nguy hiểm đang rình rập các em ( bị con vật cắn, điện giật, sét đánh, tai nạn, té ngã) Do đó các em hãy học cách nhận biết các nguy cơ, tự bảo vệ mình và hỗ trợ người khác trong những trường hợp khẩn cấp.
02/2018
Chủ đề: Tìm kiếm sự giúp đỡ
Giúp học sinh hiểu: trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta gặp khó khăn mà không thể tự mình giải quyết được. Khi đó em cần tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ của những người đáng tin cậy, đồng thời cần trình bày rõ ràng, ngắn gọn điều em cần họ giúp đỡ.
03/2018
Chủ đề: Cảm thông và chia sẻ
 Giúp học sinh có kĩ năng biết cảm thông, chia sẻ với người thân trong gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh, đặc biệt là lúc khó khăn, hoạn nạn.
 Niềm vui sẽ nhân đôi, nỗi buồn sẽ vơi đi một nữa nếu được cảm thông, chia sẻ.
04/2018
Chủ đề: Biết từ chối.
Giáo dục học sinh biết từ chối khi bị rủ rê làm những việc không tốt, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng và học tập, tương lai của bản thân. Khi từ chối nên nói nhẹ nhàng nhưng cương quyết, tránh làm tổn thương người khác.
05/2018
Chủ đề: Bác Hồ kính yêu
- Giáo dục HS hiểu ngày 1/5, 15/5, 19/5.
- Giáo dục HS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Tổ chức Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ.
- Bàn giao HS hè cuối năm về địa phương.
HS toàn trường tham gia thi kể chuyện về Bác
KHỐI 3
Tháng
Nội dung 
Ghi chú
8+9/2017
Chủ đề: Mái trường thân yêu của em
- Giáo dục về truyền thống nhà trường, cơ cấu cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường
- Giáo dục về nội quy trường lớp.
- Giáo dục HS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Tìm hiểu các ngày lễ trong tháng: 02/9, Tết Trung thu.
- Giáo dục HS biết lễ phép với thầy cô, ông ba, cha mẹ và người lớn tuổi.
- Giáo dục an toàn giao thông.
- Tham gia các hoạt động lao động vệ sinh lớp học, sân trường.
- Tổ chức cho HS chơi một số trò chơi dân gian.
10/2017
Chủ đề: Tự nhận thức về bản thân
Giáo dục học sinh biết tự nhận thức về bản thân là khả năng hiểu rõ các đặc điểm của bản thân và đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của mình. Biết phát huy những điểm mạnh và sửa chữa, khắc phục những điểm yếu để mau tiến bộ.
10/2017
Chủ đề: Tự lập
Giúp học sinh biết tự lập giúp chúng ta tự tin, chủ động, tự lập trong cuộc sống, mang lại niềm vui cho chính mình và người thân trong gia đình. 
11/2017
 Chủ đề: Biết ơn thầy cô giáo
- Giáo dục học sinh lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
- Tham gia lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Phát động thi đua “ Tuần học tốt – Ngày học tốt”- trò chơi.
- Đăng kí thi đua “ Hoa điểm tốt dâng thầy, cô”.
- Sinh hoạt văn nghệ “ Hát về thầy cô & mái trường”.
12/2017
Chủ đề: Tự lập
Giúp học sinh biết tự lập giúp chúng ta tự tin, chủ động, tự lập trong cuộc sống, mang lại niềm vui cho chính mình và người thân trong gia đình. 
01/2018
Chủ đề: An toàn trên đường
Giúp học sinh biết tham gia giao thông an toàn là cần thiết để bảo vệ cuộc sống của mình và những người khác.
02/2018
Chủ đề: Giao tiếp hiệu quả
Học sinh biết được cách giao tiếp ứng xử nơi công cộng cũng như khi nghe và nhận điện thoại. Đó là biểu hiện của người văn minh lịch sự, tự trọng và biết tôn trọng người khác.
03/2018
Chủ điểm: Quản lí thời gian
Kĩ năng quản lí thời gian giúp chúng ta sống, học tập và làm việc một cách khoa học, cân bằng, hiệu quả, tránh được căng thẳng do áp lực về công việc, góp phần quan trọng vào thành công của cá nhân và của nhóm.
04/2018
Chủ đề: Giải quyết mâu thuẫn
Biết cách giải quyết các mâu thuẫn, xung đột một cách hòa bình, không dùng vũ lực. Điều đó giúp bạn bảo vệ được sức khỏe của bản thân và giữ được các mối quan hệ tốt đẹp.
05/2018
Chủ đề: Bác Hồ kính yêu
- Giáo dục HS hiểu ngày 1/5, 15/5, 19/5.
- Giáo dục HS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Tổ chức Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ.
- Bàn giao HS hè cuối năm về địa phương.
HS toàn trường tham gia thi kể chuyện về Bác
KHỐI 4
Tháng
Nội dung 
Ghi chú
8+9/2017
Chủ đề: Mái trường thân yêu của em
- Giáo dục về truyền thống nhà trường, cơ cấu cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường
- Giáo dục về nội quy trường lớp.
- Giáo dục HS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Tìm hiểu các ngày lễ trong tháng: 02/9, Tết Trung thu.
- Giáo dục HS biết lễ phép với thầy cô, ông ba, cha mẹ và người lớn tuổi.
- Giáo dục an toàn giao thông.
- Tham gia các hoạt động lao động vệ sinh lớp học, sân trường.
- Tổ chức cho HS chơi một số trò chơi dân gian.
10/2017
Chủ đề: Những điều quan trọng đối với em
Giúp học sinh biết xác định những điều quan trọng đối với mình để sống và hành động theo những điều đó, giá trị đó; đồng thời phải tôn trọng những giá trị của người khác.
11/2017
 Chủ đề: Biết ơn thầy cô giáo
- Giáo dục học sinh lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
- Tham gia lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Phát động thi đua “ Tuần học tốt – Ngày học tốt”- trò chơi.
- Đăng kí thi đua “ Hoa điểm tốt dâng thầy, cô”.
- Sinh hoạt văn nghệ “ Hát về thầy cô & mái trường”.
12/2017
Chủ đề: Em là người lịch sự
Ngôn ngữ không lời trong giao tiếp ( ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của cơ thể hay trang phục) giúp cho mọi người hiểu biết về nhau và giao tiếp tốt hơn. Thể hiện ngôn ngữ không lời một cách lịch sự và hợp lí sẽ giúp xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè và mọi người xung quanh.
01/2018
Chủ đề: Thương lượng
Học sinh biết được thương lượng là một việc cần thiết trong cuộc sống hằng ngày, góp phần giải quyết các mâu thuẫn và bất hòa giữa mọi người, giuup1 đạt được một phần mục đích. Để thương lượng hiệu quả, cần hiểu mong muốn của bản thân và của người khác và thực hiện để ai cũng được thỏa mãn nguyện vọng của mình.
2/2018
Chủ đề: Quyết định sáng suốt
Chẳng ai có quyết định đúng đắn ở mọi lúc. Nhưng nếu em có kĩ năng ra quyết định, em có thể làm cho cơ hội thành công trong cuộc sống của em tang lên.
3/2018
Chủ điểm: Tự bảo vệ, phòng tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục.
Kĩ năng tự bảo vệ, phòng tránh bị xâm hại tình dục bao gồm cả việc chúng ta biết nhận dạng, biết tránh xa và biết ứng phó phù hợp khi rơi vào các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục.
4/2018
Chủ đề: Em biết chi tiêu thông minh
Học cách chi tiêu khoa học, hợp lí từ nhỏ sẽ giúp chúng ta tránh hình thành thói quen tiêu tiền lãng phí và rơi vào tình trạng chi tiêu không kiểm soát, mất khả năng chi trả sau này.
05/2018
Chủ đề: Bác Hồ kính yêu
- Giáo dục HS hiểu ngày 1/5, 15/5, 19/5.
- Giáo dục HS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Tổ chức Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ.
- Bàn giao HS hè cuối năm về địa phương.
HS toàn trường tham gia thi kể chuyện về Bác
KHỐI 5
Tháng
Nội dung 
Ghi chú
8+9/2017
Chủ đề: Mái trường thân yêu của em
- Giáo dục về truyền thống nhà trường, cơ cấu cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường
- Giáo dục về nội quy trường lớp.
- Giáo dục HS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Tìm hiểu các ngày lễ trong tháng: 02/9, Tết Trung thu.
- Giáo dục HS biết lễ phép với thầy cô, ông ba, cha mẹ và người lớn tuổi.
- Giáo dục an toàn giao thông.
- Tham gia các hoạt động lao động vệ sinh lớp học, sân trường.
- Tổ chức cho HS chơi một số trò chơi dân gian.
10/2017
Chủ đề: Sức mạnh của mục tiêu
Kĩ năng đặt mục tiêu giúp ta sống có mục đích, có kế hoạch. Mục tiêu sẽ dẫn đường cho quyết định và hành động của chúng ta, đưa chúng ta đến với thành công.
11/2017
 Chủ đề: Biết ơn thầy cô giáo
- Giáo dục học sinh lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
- Tham gia lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Phát động thi đua “ Tuần học tốt – Ngày học tốt”- trò chơi.
- Đăng kí thi đua “ Hoa điểm tốt dâng thầy, cô”.
- Sinh hoạt văn nghệ “ Hát về thầy cô & mái trường”.
12/2017
Chủ đề: Thuyết trình không khó
- Phát biểu ý kiến ngắn, tranh luận, thảo luận, hung biện.. là các hình thức khác nhau của việc trình bày trước tập thể hay còn gọi là thuyết trình.
- Để có một bài thuyết trình thành công, cần chú ý đến nhiều yếu tố.
01/2018
Chủ đề: Hợp tác với bạn bè và mọi người
Hợp tác là một kĩ năng sống quan trọng của con người trong xã hội hiện tại. Kĩ năng hợp tác giúp con người có them sức mạnh vật chất và tinh thần, vượt qua mọi khó khăn, gặt hái được nhiều thành công cho bản thân và cho tập thể.
2/2018
Chủ đề: Tìm kiếm và xử lí thông tin
Học sinh có kĩ năng tìm kiếm thông tin như hỏi qua người khác, đọc sách báo, tra cứu ở thư viện, tìm trên mạng Internet Tuy nhiên chúng ta phải có kĩ năng kiểm tra độ chính xác và sàng lọc thông tin trước khi sử dụng.
3/2018
Chủ điểm: Quyết định sáng suốt
Học sinh biết được khi ra quyết định em cần thu thập thông tin đầy đủ, liệt kê các phương án giải quyết, đánh giá kết quả nếu thực hiện mỗi phương án, so sánh lựa chọn giải pháp tối ưu.
4/2018
Chủ đề: Vượt qua căng thẳng
Khi bị căng thẳng học sinh có kĩ năng ứng phó một cách tích cực, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của bản thân; đồng thời xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.
5/2018
Chủ đề: Bác Hồ kính yêu
- Giáo dục HS hiểu ngày 1

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12182618.doc