Kế hoạch phụ đạo môn Ngữ văn 12 năm học 2014 - 2015

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức: HS hệ thống lại những kiến thức cơ bản của chương trình Ngữ văn 11, làm tiền đề cho chương trình Ngữ văn 12.

2. Kĩ năng: Tổng hợp, khái quát, phân tích.

3. Thái độ: Ý thức được việc nắm kiến thức môn Ngữ văn một cách có hệ thống.

B. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của thầy: Đọc TL, SGK 11, soạn giáo án

2. Chuẩn bị của trò: Ôn lại kiến thức Ngữ văn 11, soạn bài.

C. HOẠT ĐỘNG:

1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.

2. Giới thiệu bài mới:

 

doc 39 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1407Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch phụ đạo môn Ngữ văn 12 năm học 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sâu trong tâm trí của tác giả vẫn là hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trẻ trung, ngang tàng, đa cảm và hào hoa... Phần kết có thể coi là khúc vĩ thanh vừa nhắc nhở lời hẹn ước của ngày xưa vừa nhắc nhở một đoạn đời không quên của những con người trẻ tuổi và cả dân tộc.
- Nghệ thuật: Bài thơ có sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tinh tế hai bút pháp hiện thực và lãng mạn. Trong đó, bút pháp lãng mạn có phần nổi trội.
* Bài tập:
* Bài tập 1: Cảm nhận về đoạn thơ thứ hai của bài thơ.
Gợi ý:
* Tình quân dân thắm thiết, đậm đà: 4 câu đầu của đoạn thơ.
- Dùng động từ mạnh: bừng lên, khèn lên, về, xây...
- Sử dụng hô ngữ: Kìa em biểu lộ thái độ ngạc nhiên, hào hứng trước cái lạ của xứ lạ: trang phục lạ, vũ điệu lạ.
- Hình ảnh hội đuốc hoa vừa tả thực vừa mang ý nghĩa hàm ẩn về nghi thức lễ cưới hỏi, đêm tân hôn.
- Âm thanh: nhạc, khèn vang vọng, tha thiết, đầm ấm tình quân dân.
* Vẻ đẹp của con người và núi rừng miền Tây.
- Ngôn ngữ thơ hàm súc cô đọng: Ba chữ Chiều sương ấy đã gói gọn cả thời gian, không gian và ấn tượng.
- Hồn lau: tả dáng lau qua màn sương, đồng thời đem lại linh hồn cho cây cỏ -> đó cũng là sự gắn bó thân thiết của nhà thơ với vùng đất thân thương
- Dáng người trên độc mộc: dáng vẻ uyển chuyển thướt tha trên con thuyền vững chãi thấp thoáng trong sương càng thêm đẹp đẽ bởi sự làm duyên của cánh hoa đong đưa theo dòng nước lũ.
-> Bút pháp mờ nhòa với những nét vẽ cách điệu đã tạo nên bức tranh đậm đà chất hội họa hòa với chất thị vi trữ tình lôi cuốn người đọc.
* Bài tập 2: Cảm nhận về đoạn thơ thứ 3 của bài thơ.
 - Đoàn binh "không mọc tóc", "xanh màu lá": tả hiện thực gian khổ bệnh tật, sốt rét rừng nhưng câu thơ vẫn khỏe khoắn, khắc họa nét gân guốc của đoàn binh qua diện mạo độc đáo
- "Dữ oai hùm", "mắt trừng ..." từ ngữ, giọng thơ mạnh mẽ quyết liệt cho thấy sức mạnh tinh thần, cái oai phong lẫm liệt của người chiến binh, ánh mắt quyết tử hướng về kẻ thù .
- Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm: giấc mộng gửi về Hà Nội thân yêu.
-> Nét đẹp tâm hồn hào hoa lãng mạn, đa tình của người lính Tây Tiến. - Sự hi sinh của người lính anh hùng: 
+ Hình ảnh: Mồ viễn xứ. 
 + Sử dụng những từ ngữ Hán Việt: viễn xứ, áo bào, độc hành.
-> Giọng thơ trang trọng, giảm nhẹ bi thương, đậm chất bi tráng.
+ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh: lý tưởng xả thân vì nước.
+ Sông Mã gầm lên: khúc ca hùng tráng của núi sông đã bất tử hóa sự hy sinh của người lính
 Những người lính ngã gục bên đường, sự thật là không có đến một manh chiếu bọc thân, qua cách nhìn của nhà thơ lại được khâm liệm bằng những tấm áo bào sang trọng: "Áo bào thay chiếu anh về đất". 
* Tóm lại, hình ảnh những người lính Tây Tiến trong đoạn thơ này thấm đẫm tính chất bi tráng, chói ngời vẻ đẹp lí tưởng.
2. Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
* Hoàn cảnh sáng tác:
- Việt Bắc là căn cứ địa CM Việt Nam trong suốt thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ được ký kết 10/1954, các cơ quan của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội.
- Trong cuộc chia tay đầy lưu luyến, nhân sự kiện có tính chất thời sự đó, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc in trong tập thơ cùng tên.
* Đặc điểm bài thơ:
* Nội dung: Gồm 2 phần
- Phần đầu: Tái hiện kỷ niệm CM và kháng chiến.
- Phần sau: Gợi viễn cảnh hòa bình tươi sáng và, niềm tin vào tương lai tươi sáng, biết ơn Đảng và Bác.
* Nghệ thuật: Đậm đà tính dân tộc: kết cấu đậm chất ca dao, sử dụng linh loạt đại từ mình-ta; giọng thơ ngọt ngào, tha thiết...
* Bài tập:
* Bài tập 1: Tâm trạng nhân vật trữ tình trong buổi chia tay:
- Sử dụng hình thức đối đáp : mình - ta -> giọng thơ ngọt ngào, da diết, âm hưởng ca dao làm cho lời thơ thêm truyền cảm.
- Lời người Việt Bắc:
+ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng: quãng thời gian gắn bó thiết tha
+ Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn: nhắn nhủ người về xuôi cần phải ghi nhớ nghĩa tình của nhân dân.
-> Hình thức câu thơ chủ yếu là câu hỏi tu từ, từ ngữ biểu cảm, cách xưng hô thân mật, gần gũi, âm điệu lời thơ tha thiết, ngọt ngào. 
-> Đó chính là tình cảm thiết tha của người VB với người cán bộ về xuôi. 
 - Lời người CM về xuôi:
+ Tiếng ai tha thiết ...: người Việt Bắc nói thiết tha, người về xuôi nghe tha thiết -> sự hô ứng về tình cảm cho thấy mối gắn bó máu thịt giữa nhân dân với CM.
+ Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi: từ láy quen thuộc, gợi cảm.
+ Áo chàm: hoán dụ, thể hiện hình ảnh thân thương, gần gũi.
+ Cầm tay: cử chỉ bình dị, chân thành
-> Sự gắn bó, niềm lưu luyến của người cán bộ về xuôi được thể hiện bằng ngôn ngữ giản dị, miêu tả giàu cảm xúc.
- Lời nhắn nhủ của Việt Bắc:
+ Điệp ngữ: "Mình đi có nhớ ... mình về có nhớ ..." nhắc nhở người đi những kỷ niệm không thể nào quên.
+ Những kỷ niệm: mưa nguồn suối lũ, miếng cơm chấm muối, rừng núi nhớ ai, ... hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son ... biện pháp tiểu đối, liệt kê, hình ảnh hoán dụ, tương phản, đậm đà tính dân tộc đã thể hiện được những kỷ niệm của một thời gian khổ, hy sinh nhưng ngời sáng tấm lòng yêu nước, thắm đượm tình đồng chí, nghĩa đồng bào.
* Cuộc chia tay bộc lộ tâm trạng nhân vật trữ tình: Người Việt Bắc và người về xuôi, trong tình cảm bịn rịn, lưu luyến. Đó cũng là sự gắn bó máu thịt giữa CM và nhân dân Việt Bắc.
* Bài tập 2: Phân tích bức tranh tứ bình Việt Bắc:
+ Mùa đông: màu sắc đối lập: xanh - đỏ, hình ảnh "nắng ánh dao gài thắt lưng" -> mùa đông ấm áp, rực rỡ sắc màu với hình ảnh người Việt Bắc trong tư thế làm chủ núi rừng.
+ Mùa xuân: mơ nở trắng rừng, một màu thanh khiết gợi cảm giác thư thái, nhẹ nhàng. Người Việt Bắc lặng thầm lao động "đan nón chuốt từng sợi giang".
+ Mùa hạ: "ve kêu rừng phách đổ vàng": miêu tả gợi cảm, tiếng ve như một bát màu vàng sóng sánh lan tỏa khu rừng phách. Con người Việt Bắc hiền hòa cũng ở trong tư thế lao động.
+ Mùa thu: ánh trăng thơ mộng cùng tiếng hát thủy chung của người Việt Bắc.
-> Bức tranh tứ bình về bốn mùa đạt đến độ hài hòa, cân xứng, quấn quýt giữa một câu tả người với một câu tả cảnh, làm cho thiên nhiên ấm áp, dồi dào sức sống, mang vẻ đẹp đẫm sắc thái phương đông.Thiên nhiên Việt Bắc hiện ra với những vẻ đẹp phong phú, đa dạng, thay đổi theo thời tiết, từng mùa.Gắn với cảnh tượng ấy là con người giản dị,người đi làm nương rẫy,người đan nón, người hái măng.
 3. Củng cố: GV yêu cầu HS nắm vững giá trị nội dung, nghệ thuật của các bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 12.
Tiết: 10, 11, 12 
Ngày soạn: 16/10/2014 
Ngày giảng: /11/2014 
CÁCH LÀM BÀI NGHI LUẬN VĂN HỌC
VÀ LUYỆN TẬP
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. Kiến thức: Giúp HS nắm vững những kiến thức về cách làm bài văn nghị luận văn học: nghị luân về một bài thơ, đoạn thơ; nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
	2. Kĩ năng: Phát hiện, khái quát tổng hợp, đánh giá.
	3. Thái độ: Ý thức làm bài tốt hơn.
B CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của thầy: Đọc tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của trò: Ôn tập lại các bài thơ đã học, nắm nội dung, nghệ thuật.
C. HOẠT ĐỘNG:
	1. Kiểm tra bài cũ: 
	2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại lí thuyết về văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
GV: Nêu cách tìm hiểu đề?
GV: Nêu cách lập dàn ý? Những yêu cầu ở phần dàn ý?
GV: Yêu cầu từng phần cụ thể đối với dàn ý?
* Hoạt động 2: GV cho HS thực hành một số đề cụ thể:
GV: Cung cấp cho HS một số đề?
GV: Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu của các đề bài?
GV: Cho HS thực hành đề 4
GV yêu cầu HS đọc và xác định rõ yêu cầu của đề, xác định nội dung bàn bạc?
GV: Sau khi HS đã xác định được yêu cầu của đề, GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài?
HS: Trao đổi, bàn bạc, lập dàn ý cho đề bài.
GV: Gọi 1-2 HS trình bày dàn ý của mình?
GV: Gọi HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Gợi ý dàn ý chung cho HS.
GV: Cho HS viết một số đoạn.
*Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại lí thuyết về văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
GV: Nêu cách tìm hiểu đề?
GV: Nêu cách lập dàn ý? Những yêu cầu ở phần dàn ý?
GV: Yêu cầu từng phần cụ thể đối với dàn ý?
* Hoạt động 2: GV cho HS thực hành một số đề cụ thể:
GV: Cung cấp cho HS một số đề?
GV yêu cầu HS đọc và xác định rõ yêu cầu của đề, xác định nội dung bàn bạc?
GV: Sau khi HS đã xác định được yêu cầu của đề, GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài?
HS: Trao đổi, bàn bạc, lập dàn ý cho đề bài.
GV: Gọi 1-2 HS trình bày dàn ý của mình?
GV: Gọi HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Gợi ý dàn ý chung cho HS.
GV: Cho HS viết đoạn mở đầu và ý 1 của phần thân bài.
A. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ:
I. Kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý:
1- Tìm hiểu đề: Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, đoạn thơ, vị trí đoạn trích, cảm hứng chủ đạo, những đặc sắc về nghệ thuật và tư tưởng của bài thơ, đoạn thơ.
2- Lập dàn ý: 
+ Mở bài: Giới thiệu về bài thơ, đoạn thơ, tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề
+ Thân bài: đi vào khai thác giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
Để khai thác các giá trị ấy cần đi vào tìm hiểu các từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ của bài thơ, đoạn thơ. Từ đấy rút ra ý nghĩa tư tưởng của bài thơ, đoạn thơ. Tránh lối diễn xuôi bài thơ, đoạn thơ.
+ Kết bài: đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
II. Một số đề bài và yêu cầu cụ thể:
a. Một số đề bài:
Đề 1: Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây Bắc qua đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng: 
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
.............
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Đề 2: Cảm nhận của anh/ chị về cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ sau trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu:
Ta về mình có nhớ ta
..................
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Đề 3: Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài ”Sóng” của Xuân Quỳnh:
Con sóng dưới lòng sâu
...................
Hướng về anh - về một phương.
Đề 4: Phân tích những cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
...................
Đất Nước có từ ngày đó.
b. Thực hành đề 4:
* Mở bài: đây là đoạn thơ đầu trong đoạn trích “Đất nước” trích trong ”Trường ca mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, thể hiện cảm nhận độc đáo của tác giả về đất nước.
* Thân bài: 
- ”Đất Nước” là một khái niệm rất trừu tượng, nên tác giả cảm nhận bằng những gì rất cụ thể, gần gũi, trong cuộc sống của mỗi gia đình, từ ”câu chuyện mẹ kể”, ”cái kèo, cái cột”, hạt gạo, miếng trầu..
- Đoạn trích ”Đất nước” thể hiện cảm nhận về đất nước ở ba phương diện: văn hoá, thời gian - lịch sử, không gian - địa lí, nhưng đoạn thơ này chủ yếu thể hiện ở phương diện văn hoá.
+ Trong những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết mà ”ngày xửa, ngày xưa” mẹ thường hay kể.
+ Phong tục tập quán ”miếng trầu bà ăn”, ”tóc mẹ thì bới sau đầu”.
+ Giá trị tinh thần truyền thống: 
	. Truyền thống đánh giặc giữ nước ”Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.
	. Tình nghĩa thuỷ chung ”cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.
	. Cần cù lam lũ trong lao động ”hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng”.
- Về hình thức nghệ thuật, cần khai thác một số khía cạnh như: thể thơ tự do, nhịp điệu ”hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng”, hình ảnh thơ chọn lọc, giàu sức biểu cảm. 
* Kết bài: 
+ Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận độc đáo của tác giả về đất nước (khác với các tác giả khác khi viết về cùng đề tài).
+ Giúp độc giả cảm nhận đất nước là những gì thân thiết gần gũi và rất đỗi thiêng liêng.
B. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
I. Kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý: 
1- Tìm hiểu đề :
+ Nội dung của kiểu bài này thường là một ý kiến, một nhận định bàn về văn học : giai đoạn văn học; tác giả, tác phẩm văn học; phong cách nghệ thuật; lý luận văn học
+ Phải biết ý kiến đó của ai, nói hay viết ở đâu, trong hoàn cảnh nào, mục đích
+ Thông thường, muốn giải quyết được vấn đề nêu ra, cần giải thích các từ ngữ khó, hàm súc, các khía cạnh của ý kiến đó.
+ Căn cứ vào thực tế văn học để phân tích, xem xét, đánh giá ý kiến đó, nêu ý nghĩa, tác dụng của ý kiến đó đối với văn học, đời sống. (Trong chương trình THPT, kiểu bài này thường nghị luận về một ý kiến đúng bàn về văn học).
2. Lập dàn ý: 
a. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu ý kiến bàn về văn học của ai, viết nói trong hoàn cảnh nào, hướng giải quyết.
b. Thân bài: 
- Giải thích để hiểu ý kiến.
- Đánh giá ý kiến; phê phán biểu hiện chưa đúng, sai.
- Ý nghĩa, tác dụng của ý kiến.
- Minh họa
c. Kết bài: Tổng hợp, khái quát về ý kiến.
II. Thực hành . 
Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
a. Mở bài: 
- Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh.
- Trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa ngày 10/12/1951, Hồ Chí Minh viết: “Văn hóamặt trận ấy”
- Hướng giải quyết: 
b. Thân bài: 
- Văn hóa nghệ thuật bao gồm nhiều lĩnh vực: hội họa, âm nhạc, điêu khắc, sáng tác văn chương
- Gọi văn hóa, nghệ thuật là một mặt trận vì nó rất quyết liệt, một mất một còn. 
- Chiến sĩ: vì phải chiến đấu với kẻ thù của giai cấp, của dân tộc trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
+ Đây là ý kiến đúng vì xưa nay, trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, giai cấp nào cũng sử dụng văn hóa, nghệ thuật để chống lại giai cấp đối kháng của mình. Cho nên, câu nói của Hồ Chí Minh phù hợp với nhiệm vụ của văn hóa, nghệ thuật lúc bấy giờ, hiện nay và vẫn có ý nghĩa lâu dài.
Coi văn hóa nghệ thuật là một mặt trận vì tầm quan trọng của nó cũng không thua kém mặt trận quân sự, ngoại giao, kinh tế và cuộc chiến đấu trên mặt trận này cũng rất quyết liệt. Mặt khác, câu nói có tác động cảnh tỉnh những ai lơ là, coi nhẹ văn hóa, nghệ thuật.
+ Lời dặn của Hồ Chí Minh có tác dụng nâng cao tinh thần cảnh giác, ý chí chiến đấu cho những người làm văn hóa, nghệ thuật; dùng ngòi bút của mình phụng sự kháng chiến. Có những nhà thơ, nhà văn đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ..
+ Đảng tin tưởng và giao nhiệm vụ đánh địch trên mặt trận văn hóa, nghệ thuật cho văn nghệ sĩ.
c. Kết bài: 
- Khẳng định sự đúng đắn của câu nói đó.
- Tác dụng và ý nghĩa lâu dài của vấn đề.
liêng.
 3. Củng cố: GV lưu ý nội dung bài học: nắm cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
Tiết: 13, 14, 15 
Ngày soạn: 18/12/2014 
Ngày giảng: /01/2015 
THƠ CA THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
	1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống hóa và nắm chắc hơn những bài thơ trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ trong chương trình Ngữ văn 12.
	2. Kĩ năng: Khái quát, tổng hợp, phân tích, đánh giá thơ.
	3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
B. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của thầy: Đọc tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của trò: Ôn tập lại các bài thơ đã học, nắm nội dung, nghệ thuật.
C. HOẠT ĐỘNG:
	1. Kiểm tra bài cũ: Phân tích vẻ đẹp của bức tranh tứ bình trong đoạn trích Việt Bắc?
	2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại những đặc điểm cơ bản của thơ ca thời kì kháng chiến chống Mĩ.
GV: Nêu những nội dung cơ bản của thơ ca thời kháng chiến chống Mĩ?
GV: Đặc điểm nghệ thuật của thơ ca thời chống Mĩ?
GV yêu cầu HS nêu những thành tựu cơ bản của thơ ca kháng chiến chống Mĩ? Yêu cầu HS đọc thuộc lòng những bài thơ đã học?
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS ôn lại những tác phẩm đã học.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại những nét cơ bản về tác giả QD?
GV: Nhấn mạnh một số điểm.
GV: Yêu cầu HS trình bày lại hoàn cảnh sáng tác đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm?
GV: Cho HS làm các bài tập 
GV: Xác định yêu cầu của BT1?
GV: Yêu cầu HS cảm nhận về đoạn thơ?
HS: Cảm nhận về đoạn thơ trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật.
GV: Mời 1-2 HS trình bày kết quả làm việc của mình.
HS: Trình bày
GV: Nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS hoàn chỉnh bài viết ở nhà.
GV: Cho HS làm BT2.
GV: Xác định yêu cầu của BT2?
GV: Yêu cầu HS cảm nhận về đoạn thơ còn lại để làm nổi bật tư tưởng Đất Nước của Nhân dân?
HS: Cảm nhận về đoạn thơ trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật.
GV: Mời 1-2 HS trình bày kết quả làm việc của mình.
HS: Trình bày
GV: Nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS hoàn chỉnh bài viết ở nhà.
GV: Cho HS hoàn thành một số ý.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại những nét cơ bản về tác giả Xuân Quỳnh?
GV: Nhấn mạnh một số điểm.
GV: Yêu cầu HS trình bày lại hoàn cảnh sáng tác bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh?
GV: Cho HS làm các bài tập 
GV: Xác định yêu cầu của BT?
GV: Yêu cầu HS cảm nhận về đoạn thơ?
HS: Cảm nhận về đoạn thơ trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật.
GV: Mời 1-2 HS trình bày kết quả làm việc của mình.
HS: Trình bày
GV: Nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS hoàn chỉnh bài viết ở nhà.
GV: Cho HS hoàn chỉnh một số ý.
I. Đặc điểm thơ ca thời kì kháng chiến chống Mĩ:
1. Về nội dung:
- Hình ảnh con người lao động. Ngợi ca những thay đổi của đất nước và con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tình cảm sâu nặng với miền Nam trong nỗi đau chia cắt.
- Đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
2. Về nghệ thuật:
- Mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Mở rộng, đào sâu chất liệu hiện thực, tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng và chính luận.
- Về sau đậm cảm hứng anh hùng ca.
3. Thành tựu:
- Thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mĩ đạt được những thành tựu xuất sắc. 
II. Những tác phẩm cụ thể:
1. Đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm:
a. Tác giả:
- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế, trong một gia đình trí thức CM.
- Phong cách thơ: giàu chất suy tư, xúc cảm, lắng đọng, màu sắc chính luận thể hiện tâm tư của người trí thức, tích cực tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ "Đất Nước" trích trong phần đầu chương V của trường ca "Mặt đường khát vọng", được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974.
- Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng tạm bị chiếm miền Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của Đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, đất nước, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chung của dân tộc.
* Bài tập:
1. Bài tập 1: Cảm nhận về Đất Nước.
a. Cảm nhận về cội nguồn Đất Nước:
- "Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi": lời thơ giản dị, khẳng định cội nguồn của đất nước.
- Đất Nước có từ những ngày xưa, miếng trầu, ngôi nhà...
-> Giọng thơ nhẹ nhàng, đưa ta về với cội nguồn của Đất Nước, một Đất Nước vừa cụ thể, vừa huyền ảo, vừa có từ rất lâu đời.
b. Cảm nhận về đất nước trên phương diện lịch sử - văn hóa:
- Đất Nước gắn liền với nền văn hóa dân gian lâu đời: "Câu chuyện ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể".
- Phong tục của người Việt: ăn trầu, bới tóc -> thể hiện những truyền thống cao đẹp ( Sự tích trầu cau) có từ lâu đời, gắn liền với người bà, người mẹ thân thương.
- Đất Nước gắn với cuộc trường chinh không nghỉ của con người: "dân mình biết trồng tre mà đánh giặc": sức sống bất diệt của dân tộc.
- Gắn với nền văn minh lúa nước: "hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng".
- Gắn với những con người sống nhân hậu, thủy chung "thương nhau bằng gừng cay muối mặn".
=> Đất Nước là những giá trị văn hóa, tinh thần lâu đời của người Việt Nam. 
c. Cảm nhận đất nước ở phương diện địa lí:
 - "Đất là nơi anh đến trường
 Nước là nơi em tắm"
-> Lối chiết tự sáng tạo: cụ thể hóa Đất Nước là không gian sinh hoạt hàng ngày thật gần gũi, thân thương.
- "Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thấm"
- Không gian mênh mông có rừng, có biển, ĐN là giang sơn gấm vóc bao la kì vĩ. 
* Không gian mênh mang của tình yêu, của niềm tự hào, của núi sông tráng lệ là một cảm nhận sâu sắc về Đất Nước.
d. Cảm nhận Đất Nước ở phương diện thời gian ::
- Huyền thoại "Lạc Long Quân và Âu Cơ": hướng về nguồn gốc của dân tộc, thời gian thấm đẫm tính cội nguồn.
- Nhắc nhở ngày giỗ tổ : nguồn cội dân tộc.
e. Suy ngẫm về trách nhiệm mỗi người với Đất Nước:
 - Sự gắn bó mật thiết giữa cá nhân và dân tộc :
"Khi chúng ta cầm tay mọi người..."-> Cái riêng hài hòa với cái chung.
- "Con sẽ mang Đất Nước đi xa": Niềm tin tưởng tới tương lai.
- Em ơi em: Lời kêu gọi tha thiết ngọt ngào.
- Trách nhiệm: gắn bó -> san sẻ -> hóa thân
* Lời thơ đậm chất văn học dân gian, âm hưởng kêu gọi tha thiết thể hiện những cảm nhận sâu sắc nhất. Từ đó khơi gợi tinh thần trách nhiệm đối với non sông.
2. Bài tập 2: Phân tích Tư tưởng Đất Nước là của Nhân dân:
a. Nhìn vào danh lam thắng cảnh, thấy Đất Nước là của Nhân dân:
- Tác giả kể những tên núi, tên sông: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm...
-> Những địa danh xuất phát từ cuộc đời, từ số phận của nhân dân. Điều đáng quý là tác giả đã phát hiện, trong những địa danh bình dị ở mọi miền đất nước đã ẩn giấu, chứa đựng cuộc đời của người dân.
- Nhà thơ có phát hiện mới mẻ, những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trở nên thiêng liêng khi nó gắn với phẩm chất, tâm hồn, số phận của nhân dân.
-> Nhân dân đã hóa thân để làm nên Đất Nước.
b. Nhìn vào lịch sử, thấy Đất Nước là của nhân dân:
- "Em ơi em": lời kêu gọi ngọt ngào, tha thiết có vai trò chuyển mạch thơ, làm cho lời thơ từ khô khan chuyển thành lời khích lệ ngọt ngào.
- Nhà thơ nhấn mạnh hai lần: "lớp người giống ta lứa tuổi" -> Lời thơ chứa đựng bao thôi thúc,nhắc đến những con người bình dị đã cần cù làm lụng và đánh giặc bảo vệ đất nước để viết nên lịch sử oanh liệt, từ đó liên tưởng tới trách nhiệm to lớn của thế hệ trẻ ngày nay. 
- Tác giả đề cập đến những con người vô danh, bình dị. Động từ “làm ra” khiến cho ĐN vốn lớn lao trừu tượng trở thành một sản phẩm kì diệu trong bàn tay của những con người lao động cần cù -> nhân dân đã tạo ra lịch sử.
- Nhân dân đã giữ và truyền hạt lúa, truyền lửa, truyền giọng điệu, đắp đập be bờ, chống ngoại xâm, đánh nội thù
-> Lời thơ giản dị, nêu bật một chân lý: Đất Nước là của nhân dân.
c. Nhìn vào văn hóa, thấy Đất Nước là của nhân dân:
- Bề dày văn hóa được thể hiện qua những hình ảnh bình thường: hạt lúa, ngọn lửa, giọng nói
- Sự say đắm, lạc 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_12s.doc