Kiểm tra 1 tiết lần 1 Lịch sử lớp 12 - Mã đề thi 132

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguồn gốc chủ yếu dẫn đến tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Xô – Mĩ là gì ?

A. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

B. CNXH trở thành hệ thống thế giới.

C. Sự đối lập về mục tiêu chiến lược.

D. Liên Xô trở thành chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.

Câu 2: Trong những năm 50 của thế kỉ XX, sự kiện trở thành tâm điểm trong quan hệ của Mĩ và phương Tây với Liên Xô và các nước XHCN là

A. CHLB Đức gia nhập NATO. B. Mĩ đề ra kế hoạch Mácsan.

C. sự ra đời của CHLB Đức và CHDC Đức. D. cuộc phong tỏa Berlin (Béclin).

Câu 3: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay là

A. khoa học và kĩ thuật gắn bó chặt chẽ với nhau.

B. đã tạo ra những vật liệu mới.

C. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

D. đã đưa lại những đổi thay lớn lao trong đời sống nhân loại.

Câu 4: Sự kiện nào được xem là khởi đầu của Chiến tranh lạnh ?

A. Tháng 6 – 1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Mácsan”.

B. Tháng 3 – 1947, Bản thông điệp của Tổng thống Mĩ gửi Quốc hội.

C. Tháng 1 – 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập.

D. Tháng 5 – 1955, Tổ chức Hiệp ước Vácsava thành lập.

Câu 5: Liên minh quân sự lớn nhất của các nước phương Tây do Mĩ đứng đầu nhằm chống Liên Xô và các nước Đông Âu là

A. ANZUS B. CENTO. C. SEATO. D. NATO.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 935Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết lần 1 Lịch sử lớp 12 - Mã đề thi 132", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO SÓC TRĂNG
TRUNG TÂM GDTX TỈNH SÓC TRĂNG
KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1
 LỊCH SỬ LỚP 12
Thời gian làm bài: {45} phút; 
({20} câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: 12.............................
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nguồn gốc chủ yếu dẫn đến tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Xô – Mĩ là gì ?
A. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.
B. CNXH trở thành hệ thống thế giới.
C. Sự đối lập về mục tiêu chiến lược.
D. Liên Xô trở thành chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.
Câu 2: Trong những năm 50 của thế kỉ XX, sự kiện trở thành tâm điểm trong quan hệ của Mĩ và phương Tây với Liên Xô và các nước XHCN là
A. CHLB Đức gia nhập NATO.	B. Mĩ đề ra kế hoạch Mácsan.
C. sự ra đời của CHLB Đức và CHDC Đức.	D. cuộc phong tỏa Berlin (Béclin).
Câu 3: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay là
A. khoa học và kĩ thuật gắn bó chặt chẽ với nhau.
B. đã tạo ra những vật liệu mới.
C. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
D. đã đưa lại những đổi thay lớn lao trong đời sống nhân loại.
Câu 4: Sự kiện nào được xem là khởi đầu của Chiến tranh lạnh ?
A. Tháng 6 – 1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Mácsan”.
B. Tháng 3 – 1947, Bản thông điệp của Tổng thống Mĩ gửi Quốc hội.
C. Tháng 1 – 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập.
D. Tháng 5 – 1955, Tổ chức Hiệp ước Vácsava thành lập.
Câu 5: Liên minh quân sự lớn nhất của các nước phương Tây do Mĩ đứng đầu nhằm chống Liên Xô và các nước Đông Âu là
A. ANZUS	B. CENTO.	C. SEATO.	D. NATO.
Câu 6: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra là do
A. yêu cầu phát triển quan hệ thương mại quốc tế.
B. sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ.
C. nhu cầu chế tạo ra vũ khí phục vụ chiến tranh hiện đại.
D. nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt.
Câu 7: Nội dung nào không phải là biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ?
A. Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
B. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
C. Sự tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
D. Sự ra đời và phát triển các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
Câu 8: Hội nghị Ianta được tổ chức ở nước nào ? Thời gian diễn ra hội nghị là
A. tại Liên Xô, từ ngày 4 đến ngày 11 – 2 – 1945.
B. tại Anh, từ ngày 4 đến ngày 11 – 2 – 1945.
C. tại Pháp, từ ngày 4 đến ngày 12 – 2 – 1945.
D. tại Mĩ, từ ngày 25 – 4 đến ngày 26 – 6 – 1945.
Câu 9: Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhảy vọt của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời cũng là nguyên nhân phát triển kinh tế của nhiều nước là
A. do các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước.
B. điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.
C. trình độ tập trung sản xuất rất cao, sức cạnh tranh lớn và hiệu quả.
D. áp dụng thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
Câu 10: Đối với sự phát triển kinh tế ở Tâu Âu, nhà nước giữ vai trò
A. quản lí, điều tiết, thúc đẩy.	B. kiểm soát một cách chặt chẽ.
C. tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện.	D. đề ra các kế hoạch 5 năm.
Câu 11: Tình hình căng thẳng ở châu Âu dịu đi rõ rệt từ sau:
A. Hiệp ước Maxtrích (1991).	B. Định ước Henxinki (1975).
C. Hiệp ước Rôma (1957).	D. Hiệp định Pari (1973).
Câu 12: Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (1945) ?
A. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít.
B. Thành lập tòa án quốc tế Nuyrămbe để xét xử tội phạm chiến tranh.
C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh và tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
D. Thống nhất về việc thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
Câu 13: Tổ chức (có tên viết tắt theo tiếng Anh) không phải là tổ chức của Liên hợp quốc?
A. UNICEF.	B. UNESCO.	C. WHO.	D. WTO.
Câu 14: Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, về đối ngoại, Mĩ đã triển khai chiến lược:
A. “Phản ứng linh hoạt”.	B. “Ngăn đe thực tế”
C. “Đối đầu trực tiếp”.	D. “Cam kết và mở rộng”.
Câu 15: Trong những năm 90 của thế kỉ XX, về đối nội, chính quyền B. Clintơn “ cố gắng ứng dụng ba giá trị”, đó là
A. cơ hội, trách nhiệm và cộng đồng.	B. gia đình, xã hội và nhà nước.
C. láng giềng, dân tộc và Tổ quốc.	D. cơ hội, trách nhiệm và cam kết.
Câu 16: Cuộc gặp gỡ cấp cao của hai vị nguyên thủ quốc gia nào của Liên Xô và Mĩ gắn liền với việc tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12 – 1989) ?
A. Goóbachốp và Rigân.	B. Goóbachốp và Busơ (cha).
C. Goóbachốp và Busơ (con).	D. Goóbachốp và Clintơn.
Câu 17: So với nhiều nước Tây Âu khác, điểm nổi bật đặc biệt trong chính sách đối ngoại của Pháp trong giai đoạn 1950 – 1973 là
A. phản đối việc CHLB Đức gia nhập NATO.	B. chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô.
C. rút khỏi Bộ chỉ huy NATO.	D. phản đối Mĩ xâm lược Việt Nam.
Câu 18: Trong hoạt động đối ngoại của Mĩ, người mở ra thời kì mới trong quan hệ Mĩ – Trung là
A. G. Busơ	B. R. Níchxơn	C. B. Clintơn	D. Rigân
Câu 19: Liên minh châu Âu (EU) là một tổ chức
A. hợp tác về kinh tế và văn hóa.	B. liên minh về quân sự.
C. liên kết chính trị - kinh tế.	D. diễn đàn hợp tác về thương mại.
Câu 20: Trong những năm 1950 – 1973, nền kinh tế của các nước Tây Âu
A. rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài.	B. phục hồi và đạt mức trước chiến tranh.
C. đặc biệt phát triển nhanh.	D. phát triển xen lẫn với suy thoái.
-----------------------------------------------
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. (3đ) Trình bày sự ra đời của Liên minh châu Âu. Liên hệ thực tế quan hệ của Liên minh châu Âu với Việt Nam.
Câu 2. (2đ) Trình bày nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Theo anh (chị) nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao?
BÀI LÀM

Tài liệu đính kèm:

  • docLich su 12 Bai 11 Tong ket lich su the gioi hien dai tu nam 1945 den nam 2000_12189431.doc