Kiểm tra 1 tiết môn: môn Giáo dục công dân 9

A/ Trắc nghiệm : (3 điểm )

I. Khoanh tròn vào phương án đúng : (1 điểm)

Câu 1: Hành vi thể hiện tính tự chủ là :

a. Luôn hành động theo ý mình không cần người khác giúp đỡ.

b. Không nóng nảy, vội vàng trong công việc.

c. Dù đang học bài nhưng khi bạn đến rủ đi chơi thì đi ngay.

d. Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai.

Câu 2: Hành vi biểu hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới:

a. Viết thư giao lưu, kết bạn với thiếu nhi các nước khác.

b. Thấy người nước ngoài thì chỉ trỏ hoặc chạy theo để xem.

c. Tính toán cân nhắc kĩ lưỡng khi quyết định ủng hộ cho các bạn thiếu nhi quốc tế gặp khó khăn.

d. Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi cho bản thân.

 

doc 6 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết môn: môn Giáo dục công dân 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH	 KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN  MÔN: MÔN GDCD 9 
LỚP 9. TUẦN 9- TIẾT 9
 Điểm
 Lời phê của thầy (cô).
ĐỀ 1:
A/ Trắc nghiệm : (3 điểm )
I. Khoanh tròn vào phương án đúng : (1 điểm)
Câu 1: Hành vi thể hiện tính tự chủ là :
a. Luôn hành động theo ý mình không cần người khác giúp đỡ.
b. Không nóng nảy, vội vàng trong công việc. 
c. Dù đang học bài nhưng khi bạn đến rủ đi chơi thì đi ngay.
d. Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai.
Câu 2: Hành vi biểu hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới: 
a. Viết thư giao lưu, kết bạn với thiếu nhi các nước khác.
b. Thấy người nước ngoài thì chỉ trỏ hoặc chạy theo để xem.
c. Tính toán cân nhắc kĩ lưỡng khi quyết định ủng hộ cho các bạn thiếu nhi quốc tế gặp khó khăn.
d. Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi cho bản thân.
Câu 3: Hành vi biểu hiện tính dân chủ và kỉ luật là:
a. Sự đóng góp của mọi người vào công việc chung.
b. Toàn mượn truyện bạn rồi không trả đúng hẹn.
c. Tham gia bầu cử.
d. Trong giờ học, Bình luôn chăm chú lắng nghe giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Câu 4: Hợp tác cùng phát triển:
a. Hợp tác với nhau để cùng chống lại một số người.
b. Hợp tác với người khác để đạt mục đích của mình.
c. Cùng nhau học nhóm để giải bài tập.
d. Rủ nhau ăn chơi, đàn đúm.
II. Hãy sử dụng những từ, cụm từ thích hợp điền vào khoảng trống: (1 điểm )
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vô cùng., góp phần ...................... vào quá trình của dân tộc và của mỗi cá nhân. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn .dân tộc Việt Nam.
III. Ghép cột A với cột B sao cho phù hợp với nội dung sau: ( 1 điểm )
Cột A
Cột B
 Trả lời
1. Hùng viết giấy xin phép nghỉ một buổi học.
2. Nam là người luôn bình tĩnh trước một vấn đề nào đó.
3. Quan hệ thân thiện tôn trọng giữa người với người.
4. Sau khi tổ chức bàn bạc với lớp, giáo viên chủ nhiệm quyết định chi tiền quỹ lớp ra để làm thẻ thư viện.
a. Tự chủ.
b. Dân chủ.
c. Kỉ luật.
d. Hợp tác.
1.
2.
3.
4.
B/ Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Thế nào là chí công vô tư ? Nêu ý nghĩa. Là học sinh em phải làm gì để trở thành một người chí công vô tư. ( 3 điểm )
Câu 2: Nêu chính sách của Đảng và Nhà nước ta về quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. ( 2 điểm )
Câu 3: Nếu trường em tổ chức buổi giao lưu với học sinh nước ngoài thì em và các bạn trong lớp sẽ làm gì? Hãy nêu dự kiến của em.( 2 điểm )
........
.....
......
....
....
...
...
.....
..
..
..
 ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1 
 MÔN: GDCD 9
A/ Trắc nghiệm: ( 3đ )
I. Khoanh tròn vào phương án đúng: ( 1đ )
1
2
3
4
b
a
d
c
II. Điền vào chỗ trống: ( 1đ )
Quý giá, tích cực, phat triển, bản sắc
III. Nối cột A với cột B: ( 1đ )
1c	2a	3d	4d
B/ Tự luận:
Câu 1: ( 3đ )
- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người biểu hiện ở chỗ công bằng, thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chunmg lên trên lợi ích cá nhân.
- Ý nghĩa: Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
- Để rèn luyện chí công vô tư là học sinh cần phải có thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư, đồng thời dám phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết mọi công việc.
Câu 2: ( 2đ )
 Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị với các dân tộc và các quốc gia trên thế giớ. Chính quan hệ hữu nghị đó đã làm dho thế giới hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam, về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; từ đó tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới đối với Việt Nam.
Câu 3: ( 2đ )
- Em sẽ tham gia nhiệt tình.
- Dự kiến: Họp lớp và chọn ra một số bạn nói tiếng Anh tốt để chào hỏi giới thiệu về đất nước con người Việt Nam; Tổ chức các tiết mục văn nghệ ( các tiết mục có thể có 2 lời Anh - Việt )
TRƯỜNG THCS TAM THANH	 KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN  MÔN: MÔN GDCD 9 
Lớp 9. TUẦN 9- TIẾT 9
 Điểm
 Lời phê của cô.
ĐỀ 2:
A/ Trắc nghiệm : (3 điểm )
I. Khoanh tròn vào phương án đúng : (1 điểm)
Câu 1: Hành vi nào chưa thể hiện tính tự chủ?
a. Hành động theo kế hoạch đã vạch sẵn.
b. Không nóng nảy, vội vàng trong công việc. 
c. Dù đang học bài nhưng khi bạn đến rủ đi chơi thì đi ngay.
d. Dù ai nói thế nào em vẫn bảo vệ cho lẽ phải.
Câu 2: Hành vi biểu hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới: 
a. Viết thư giao lưu, kết bạn với thiếu nhi các nước khác.
b. Thấy người nước ngoài thì chỉ trỏ hoặc chạy theo để xem.
c. Tính toán cân nhắc kĩ lưỡng khi quyết định ủng hộ cho các bạn thiếu nhi quốc tế gặp khó khăn.
d. Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi cho bản thân.
Câu 3: Hành vi biểu hiện tính dân chủ và kỉ luật là:
a. Sự đóng góp của mọi người vào công việc chung.
b. Toàn mượn truyện bạn rồi không trả đúng hẹn.
c. Tham gia bầu cử.	
d. Trong giờ học, Bình luôn chăm chú lắng nghe giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Câu 4: Hợp tác cùng phát triển:
a. Hợp tác với nhau để cùng chống lại một số người.
b. Hợp tác với người khác để đạt mục đích của mình.
c. Cùng nhau học nhóm để giải bài tập.
d. Rủ nhau ăn chơi, đàn đúm.
II. Hãy sử dụng những từ, cụm từ thích hợp điền vào khoảng trống: (1 điểm )
Bảo vệ hòa bình là ......................cuộc sống xã hội bình yên ; dùng ..................., đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, ...................... giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia; không để xảy ra ..............hay xung đột vũ trang.
III. Ghép cột A với cột B sao cho phù hợp với nội dung sau: ( 1 điểm )
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Quan hệ thân thiện giữa quốc gia này với quốc gia khác.
2. Sau khi thống nhất với cả lớp thì mỗi em nộp 5000 đồng để mua đồ trang trí lớp học.
3. Hùng viết giấy xin phép nghỉ một buổi học.
4. Dù bất cứ tình huống nào ông Năm cũng vững lòng đối mặc.
a. Tự chủ.
b. Dân chủ.
c. Kỉ luật.
d. Hợp tác
e. Chí công vô tư
1.
2.
3.
4.
B/ Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Thế nào là dân chủ ? Thế nào là kỉ luật? Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ thế nào? Hãy nêu một vài ví dụ cụ thể. ( 3 điểm )
Câu 2: Vì sao chúng ta cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? 
( 2 điểm )
Câu 3: Hiện nay đa số các bạn trẻ không thích các loại hình nghệ thuật như: tuồng, chèo, dân ca, hát bộ.... các bạn đó cho rằng những loại hình nghệ thuật này lạc hậu, khó hiểu, mà nói chung cũng không cần thiết phải tìm hiểu về nghệ thuật dân tộc.
Em tán thành thái độ và việc làm của các bạn đó không? Vì sao? ( 2 diểm )
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM ĐỀ 2
MÔN: GDCD 9
A/ Trắc nghiệm: ( 3 điểm )
I. Khoanh tròn vào phương án đúng: ( 1 điểm ) 
1
2
3
4
c
a
d
c
II. Điền vào chỗ trống: ( 1 điểm ) 
Giữ gìn, thương lượng, xung đột, chiến tranh.
III. Nối cột A với cột B: ( 1 điểm ) 
1d	2b	3c	4a
B/ Tự luận: ( 7 điểm )
Câu 1: ( 3điểm )
- Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng bàn bạc, góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể hoặc của xã hội có kiên quan đến mọi người, đến cộng đồng đất nước.
- Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồnghoặc của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung.
- Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ hai chiều, thể hiện: kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả; dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật.
Ví dụ: Nhà trường tổ chức cho học sinh học nội quy của trường; học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện nội quy.
Câu 2: ( 2 điểm )
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.
Cẩu 3: ( 2 điểm )
- Em không tán thành.
- Thái độ và việc làm của các bạn đó không chỉ là không biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn có thái độ xem thường, làm mai một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_DUC_9_TUAN_9_TIET_9.doc