Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9

A. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)

 I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau. (2 điểm).

 Câu 1: Bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) được sáng tác trong thời kì nào?

 a. Kháng chiến chống Mĩ b. Kháng chiến chống Pháp

 c. Kháng chiến chống Mĩ - Pháp d. Trong hòa bình

 Câu 2: Bài thơ khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống, là bài thơ nào?

 a. Đồng chí b. Đoàn thuyền đánh cá c. Ánh trăng d. Bếp lửa

 Câu 3: Nghệ thuật thành công nhất trong bài thơ Bếp lửa của Bằng việt là sự sáng tạo hình ảnh nào?

 a. Hình ảnh bếp lửa b. Hình ảnh người bà tần tảo

c. Hình ảnh giặc đốt làng d. Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1306Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH	 KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN: 	 MÔN: NGỮ VĂN 9
LỚP: 	 TUẦN: 15 - TIẾT: 75
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA THẦY, CÔ GIÁO
A. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
 I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau. (2 điểm).
 Câu 1: Bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) được sáng tác trong thời kì nào?
 a. Kháng chiến chống Mĩ b. Kháng chiến chống Pháp 
 c. Kháng chiến chống Mĩ - Pháp d. Trong hòa bình
 Câu 2: Bài thơ khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống, là bài thơ nào?
 a. Đồng chí b. Đoàn thuyền đánh cá c. Ánh trăng	 d. Bếp lửa
 Câu 3: Nghệ thuật thành công nhất trong bài thơ Bếp lửa của Bằng việt là sự sáng tạo hình ảnh nào?
 a. Hình ảnh bếp lửa b. Hình ảnh người bà tần tảo
c. Hình ảnh giặc đốt làng d. Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà
 Câu 4: Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi nhắc, củng cố người đọc thái độ:
 a. Uống nước nhớ nguồn b. Lá lành đùm lá rách 
 c. Tôn sư trọng đạo d. Nghèo cho sạch rách cho thơm
 Câu 5: Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, thời điểm ra khơi của đoàn thuyền được nói tới trong lời thơ nào? 
 a. Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng b. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 c. Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời d. Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông
 Câu 6: Câu thơ thể hiện sự tần tảo, đức hi sinh của người bà trong bài thơ Bếp lửa là:
 a. Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa b. Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
 c. Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa d. Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa! 
 Câu 7: Việc đầu tiên, khi có khách đến nhà chơi anh thanh niên làm gì?
 a. Pha trà mời khách b. Báo cáo công việc
 c. Hái hoa tặng cho cô gái d. Dẫn mọi người đi tham quan nơi làm việc của mình.
 Câu 8: Truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng, là truyện nào?
 a. Chiếc lược ngà b. Lặng lẽ Sa Pa c. Làng d. Chiếc lá cuối cùng 
 II. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống. (1 điểm)
 1. Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại: 
 2. Nguyên nhân dẫn đến những chiếc xe không có kính trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật là: 
III. Điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào các nhận xét về anh thanh niên ở các câu dưới đây. (1 điểm)
 1. Anh thanh niên là người “cô độc nhất thế gian” và “thèm người”. 
 2. Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
 3. Khiêm tốn
 4. Sống khép kín, ích kỉ. 
B. Phần tự luận: (6 điểm)
 Câu 1: Qua bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, vì sao bếp lửa của bà nhen được xem là kì lạ và thiêng liêng? (2 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng? (1 điểm)
Câu 3: Chỉ ra tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. (3 điểm)
ĐÁP ÁN 
NGỮ VĂN 9
TUẦN 15 - TIẾT 75
A. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
 I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: ( 2 điểm) (Mỗi câu đúng 0.25 điểm)
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Trả lời
b
b
d
a
b
c
c
b
 II. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống. (1 điểm)
 1. Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại: Lạnh nhạt, dửng dưng – Như người dưng qua đường
 2. Nguyên nhân dẫn đến những chiếc xe không có kính trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật là: Bom giật bom rung
 III. Điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào các nhận xét về anh thanh niên ở các câu dưới đây. (1 điểm)
 1. Đ 2. Đ 3. Đ 4. S 
B. Phần tự luận: (6 điểm)
 Câu 1: (2 điểm) HS nói được:
 - Bếp lửa bà nhen không phải là nhiên liệu bên ngoài ª Ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin.
 - Bếp lửa của bà không thể dập tắt được. Nó đốt cháy lên trong cảnh ngộ. Bếp lửa của bà thiêng liêng vì nơi ấy ấp ủ và sáng mãi tình cảm bà cháu.
Câu 2: (1 điểm) HS dựa vào ghi nhớ Sgk/ 202 để trả lời.
Câu 3: (3 điểm) HS nói theo những ý dưới đây: 
 - Nỗi đau đớn, bẽ bàng: “Cổrân”, “nước mắt ông lão giàn ra”.
 - Dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ (cúi gằm mặt, chột dạ, nơm nớp, trống ngực ông lão đập thình thịch,).
 - Nỗi băn khoăn khi ông kiểm điểm từng người trụ lại làng, ông trằn trọc không ngủ được, ông trò chuyện với đứa con út,

Tài liệu đính kèm:

  • docKT TIẾT 75 - T 15, 2015-2016_2.doc