Kiểm tra 1 tiết môn: Vật lý 6

A. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (7 điểm)

1. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1dm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?

 A. 5m. B. 50dm. C. 500cm. D. 50,0dm.

2. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:

 A. V1 = 20,2cm3. B. V2 = 20,50cm3. C. V3 = 20,5cm3. D. V4 = 20cm3.

3. Dụng cụ nào sau đây không dùng để đo độ dài?

 A. Thước kẻ. B. Bình chia độ. C. Thước dây. D. Thước mét.

4. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị đo thể tích chất lỏng?

 A. Lít (l). B. Mililít (ml). C. Mét khối (m3). D. Mét vuông (m2).

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2115Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết môn: Vật lý 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN: MÔN: VẬT LÝ 6
LỚP 6: TUẦN: 8 – TIẾT: 8
ĐIỂM
LỜI PHÊ
ĐỀ 2:
A. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (7 điểm)
1. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1dm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?
 A. 5m.	B. 50dm.	C. 500cm.	D. 50,0dm.
2. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:
 A. V1 = 20,2cm3.	B. V2 = 20,50cm3.	C. V3 = 20,5cm3.	D. V4 = 20cm3.
3. Dụng cụ nào sau đây không dùng để đo độ dài?
 A. Thước kẻ.	B. Bình chia độ.	C. Thước dây.	D. Thước mét.
4. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị đo thể tích chất lỏng?
 A. Lít (l).	B. Mililít (ml).	C. Mét khối (m3). 	D. Mét vuông (m2).
5. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:
 A. Thể tích bình tràn.	B. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
 C. Thể tích bình chứa.	D. Thể tích nước còn lại trong bình tràn.
6. Dụng cụ dùng để đo khối lượng là?
 A. Cân đồng hồ.	B. Thước thẳng.	C. Bình chia độ.	D. Bình tràn.
7. Dùng dụng cụ nào sau đây đo thể tích của vật rắn nhỏ không thấm nước?
 A. Một cái ca.	B. Một cái bát to.	C. Một cái xô. 	D. Một bình chia độ.
8. Đơn vị đo khối lượng là:
 A. Mét (m).	B. Kilôgam (kg).	C. Mét khối (m3).	D. Lít (l).
9. Hai lực cân bằng là hai lực?
 A. Mạnh như nhau.	
 B. Mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều.
 C. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều.
 D. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều và cùng đặt vào một vật.
10. Lấy tay ép hai đầu một lò xo. Lực mà tay ta ép vào lò xo đã làm lò xo:
 A. Biến đổi chuyển động.	B. Không biến đổi chuyển động.
 C. Biến dạng.	D. Không biến dạng.
11. Trọng lực có phương:
 A. Nghiêng về bên phải.	B. Nghiêng về bên trái.
 C. Thẳng đứng.	D. Nằm ngang.
12. Câu nào sau đây đúng khi nói về trọng lực? 
 A. Trọng lực là lực hút của Trái đất.	B. Trọng lực là lực hút của nam châm.
 C. Trọng lực là lực kéo của lò xo.	D. Trọng lực là lực đẩy của gió.
13. Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại. Nhận xét về tác dụng của các ngón tay lên lò xo và của lò xo lên các ngón tay. Chọn câu trả lời đúng.
 A. Lực mà ngón cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng.
 B. Lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng.
 C. Hai lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng.
 D. Hai lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực không cân bằng.
14. Trọng lượng của quả cân 5kg là:
 A. 1N.	B. 5N.	C. 10N.	D. 50N.
B. Tự luận: (3 điểm) 
Câu 15: Dùng bình chia độ đo thể tích viên sỏi. Thể tích nước ban đầu là 95cm3. Thể tích nước sau khi thả viên sỏi vào là 140cm3. Thể tích viên sỏi là bao nhiêu? (1 điểm)
Câu 16: Tại sao người ta sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau? (1 điểm)
Câu 17: Hãy nêu một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó và một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật đó. (1 điểm)
BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN - ĐỀ 2
A. Trắc nghiệm: (7 điểm)
* Khoanh tròn vào phương án đúng (mỗi câu đúng 0,5 điểm).
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
B
C
B
D
B
A
D
B
D
C
C
A
C
D
B. Tự luận: (3 điểm)
Câu 15: (1 điểm)
	Thể tích viên sỏi là:
	Vsỏi = V2 – V1 = 140 – 95 = 45(cm3).
Câu 16: (1 điểm)
	Người ta sản xuất ra nhiều loại thước để có thể chọn thước phù hợp với độ dài thực tế cần đo.
Câu 17: (1 điểm)
	Mỗi thí dụ đúng đạt 0,5 điểm.
MA TRẬN ĐỀ 2:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Đo độ dài, thể tích, khối lượng.
1. Biết được dụng cụ đo độ dài.
2. Biết được đơn vị đo thể tích.
3. Biết được dụng cụ đo khối lượng.
4. Biết được đơn vị đo khối lượng.
7. Biết cách ghi kết quả đo độ dài.
8. Biết cách ghi kết quả đo thể tích.
9. Xác định thể tích của vật rắn không thấm nước.
10. Xác định được dụng cụ đo thể tích vật rắn không thấm nước.
14. Phân tích đề bài để tích thể tích của vật rắn không thấm nước.
15. Giải thích được vì sao có nhiều loại dụng cụ đo độ dài khác nhau.
Số câu hỏi
4(1.3;2.4;
3.6;4.8)
4(7.1;8.2;9.5;10.6)
1(14.15)
1(15.16)
10
Số điểm
2
2
1
1
6 (60%)
2. Lực.
5. Biết được hai lực cân bằng.
6. Biết được phương của trọng lực.
11. Xác định được kết quả tác dụng lực.
12. Nhận biết được trọng lực.
13. Nhận biết tác dụng của hai lực cân bằng.
14. Tính được trọng lượng của vật.
16. Tìm được ví dụ về kết quả tác dụng của lực.
Số câu hỏi
2(5.9;6.11)
4(11.10;12.12;
13.13;14.14)
1(16.17)
7
Số điểm
1
2
1
4 (40%)
TS câu hỏi
6
8
3
17
TS điểm
3
4
3
10 (100%)

Tài liệu đính kèm:

  • docKT_1T_HKI_2015.doc