Kiểm tra 1 tiết môn: Vật lý 7

A. Trắc nghiệm: (7 điểm)

 Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau:

 1. Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút các vụn giấy. Vì sao?

 A. Vì mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt. B. Vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.

 C. Vì mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm. D. Vì mảnh phim nhựa bị nóng lên.

 2. Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây?

 A. Vật đó mất bớt điện tích dương. B. Vật đó mất bớt êlectrôn.

 C. Vật đó nhận thêm êlectrôn. D. Vật đó nhận thêm điện tích dương.

 3. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?

 A. Quạt máy. B. Bếp lửa. C. Đèn pin. D. Acquy.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết môn: Vật lý 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT 
HỌ VÀ TÊN: MÔN: VẬT LÝ 7
LỚP: 7.. TUẦN: 27 - TIẾT: 27
 Điểm:
 ĐỀ 
A. Trắc nghiệm: (7 điểm)
 Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau: 
 1. Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút các vụn giấy. Vì sao?
 A. Vì mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt. B. Vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.
 C. Vì mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm. D. Vì mảnh phim nhựa bị nóng lên.
 2. Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây?
 A. Vật đó mất bớt điện tích dương.	B. Vật đó mất bớt êlectrôn.
 C. Vật đó nhận thêm êlectrôn.	D. Vật đó nhận thêm điện tích dương.
 3. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
 A. Quạt máy.	B. Bếp lửa. 	C. Đèn pin.	D. Acquy.
 4. Trong nguyên tử: Hạt có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật vày sang vật khác là:
 A. Êlectrôn. 	B. Hạt nhân.	C. Hạt nhân và êlectrôn. 	 D. Không có loại hạt nào.
 5. Chất nào dẫn điện tốt nhất trong các chất dưới đây?
 A. Nhôm.	B. Đồng.	C. Sắt. 	D. Vàng.
 6. Vật nào dưới đây không cho dòng điện đi qua?
 A. Một đoạn dây nhôm.	B. Một đoạn ruột bút chì.
 C. Một đoạn dây nhựa.	D. Một đoạn dây thép.
 7. Sau một thời gian cánh quạt dính nhiều bụi vì: 
 A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.
 B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.
 C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại trong cánh quạt và hút nhiều bụi.
 D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.
 8. Mũi tên trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện?
 9. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng đang hoạt động bình thường?
 A. Ruột ấm điện.	B. Công tắc.
 C. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia đình.	D. Đèn báo tivi.
 10. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
 A. Điện thoại di động. B. Rađiô (máy thu thanh). C. Tivi (máy thu hình). D. Nồi cơm điện.
 11. Dòng điện chạy qua đèn nào dưới đây làm phát sáng chất khí?
 A. Đèn LED (điốt phát quang).	B. Đèn dây tóc đui cài.
 C. Đèn dây tóc đui xoáy.	D. Đèn của bút thử điện.
 12. Tác dụng hóa học của dòng điện thể hiện ở chỗ.
 A. Làm dung dịch trở thành vật liệu dẫn điện.	
 B. Làm dung dịch nóng lên.
 C. Làm cho thỏi than nối với cực âm nhúng trong dung dịch được phủ một lớp vỏ bằng đồng.
 D. Làm cho dung dịch này bay hơi nhanh hơn.
 13. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút.
 A. Các vụn nhôm.	B. Các vụn sắt.	 C. Các vụn đồng.	 D. Các vụn giấy viết.
 14. Làm theo cách nào dưới đây khi chú ý tới tác dụng sinh lí của dòng điện?
 A. Không sử dụng bất cứ một dụng cụ điện nào, vì dòng điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
 B. Sử dụng tùy ý mọi dụng cụ điện, không cần tránh việc dòng điện có thể đi qua cơ thể người.
 C. Chỉ sử dụng dòng điện khi cần chữa một số bệnh.
 D. Sử dụng các dụng cụ điện khi cần thiết và chú ý đảm bảo an toàn về điện.
B Tự luận: (3 điểm).
 Câu 15: (2 điểm).
 a) Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhựa nhiễm điện âm. Hỏi sau khi chải, tóc bị nhiễm điện loại gì? Vì sao có những lần sau khi chải tóc, ta thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên? (1 điểm).
 b) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 2 pin, 1 công tắc đóng, 1 bóng đèn và các dây dẫn. Vẽ mũi tên chỉ chiều dòng điện. (1 điểm).
 Câu 16: Để mạ vàng cho một vỏ đồng hồ thì phải làm như thế nào?
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
ĐỀ
I. Trắc nghiệm: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm. 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
B
C
D
A
B
C
A
A
D
D
D
C
B
D
II. Tự luận: 3 điểm.
Câu 15. (2 điểm).
 a) Sau khi chải nếu cho rằng lược nhựa nhiễm điện âm thì tóc nhiễm điện dương. Có những lần sau khi chải tóc thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên là vì các sợi tóc nhiễm điện cùng loại nên đẩy nhau. (1 điểm).
 b) (1 điểm).
Câu 16: Nối vỏ đồng hồ với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối vàng và đóng mạch điện cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian, vàng sẽ bám lên một lớp mỏng trên vỏ đồng hồ. (1 điểm). 
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT 
HỌ VÀ TÊN: MÔN: VẬT LÝ 7
LỚP: 7.. TUẦN: 27 - TIẾT: 27
 Điểm:
 ĐỀ 
A. Trắc nghiệm: (7 điểm)
 Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau: 
1. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?
 A. Một ống bằng gỗ. B. Một ống bằng giấy. C. Một ống bằng thép. D. Một ống bằng nhựa.
2. Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây?
 A. Một mảnh nilông đã được cọ xát.	
 B. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn.
 C. Đồng hồ dùng pin đang chạy.	
 D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào.
3. Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:
 A. Lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra.
 B. Các sợi tóc trơn hơn và bị uốn thẳng ra.
 C. Tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra.
 D. Cọ xát với tóc, lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.
4. Phát biểu nào dưới đây sai?
 A. Mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương, quay xung quanh hạt nhân và các êlectrôn mang điện tích âm.
 B. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
 C. Trong kim loại không có êlectrôn tự do.
 D. Trong kim loại có êlectrôn tự do.
5. Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì:
 A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.
 B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.
 C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi.
 D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.
6. Vật nào sau đây là vật cách điện?
 A. Một đoạn dây thép.	B. Một đoạn dây nhựa.	
 C. Một đoạn dây nhôm.	D. Một đoạn ruột bút chì.
7. Câu phát biểu nào dưới đây sai?
 A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
 B. Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn chuyển dời có hướng 
 C. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện.
 D. Dòng điện là dòng điện tích âm chuyển động tự do.
8. Một mạch điện đang thắp sáng đèn gồm có: Nguồn điện, bóng đèn, công tắc và dây dẫn. Sơ đồ nào dưới đây mô tả mạch điện trên là đúng?
 A. Sơ đồ a. 	B. Sơ đồ b.	C. Sơ đồ c. 	D. Sơ đồ d.
9. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng đang hoạt động bình thường?
 A. Đèn báo của tivi.	B. Ruột ấm điện.
 C. Công tắc.	D. Dây dẫn điện của mạch điện trong nhà.
10. Khi cho dòng diện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút:
 A. Các vụn nhôm.	B. Các vụn sắt.	C. Các vụn đồng.	D. Các vụn giấy viết.
11. Hiện tượng nào sau đây vừa có sự tỏa nhiệt và tỏa sáng khi có dòng điện chạy qua?
 A. Sấm sét.	 B. Chiếc loa.	C. Chuông điện.	D. Máy điều hòa nhiệt độ.
12. Tác dụng hóa học của dòng điện thể hiện ở chỗ:
 A. Làm dung dịch trở thành vật liệu dẫn điện.
 B. Làm dung dịch nóng lên.
 C. Làm cho thỏi than nối với cực âm nhúng trong dung dịch được phủ một lớp bằng đồng.
 D. Làm cho dung dịch này bay hơi nhanh hơn.
13. Phát biểu nào dưới đây sai?
 A. Cơ thể người và động vật là vật dẫn điện.
 B. Cơ thể người và động vật không cho dòng điện chạy qua.
 C. Sẽ không có dòng điện chạy qua cơ thể khi lỡ có chạm tay vào dây điện nếu chân ta đi dép nhựa, đứng trên bàn (cách điện với đất).
 D. Không nên đến gần đường dây điện cao thế.
14. Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ?
 A. Mảnh nilông được cọ xát mạnh.	 B. Sợi dây cao su có hai đầu nối với cực của pin.
 C. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua. D. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn.
B Tự luận: (3 điểm).
Câu 15: (2 điểm).
 a) Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhựa nhiễm điện âm. Hỏi sau khi chải, tóc bị nhiễm điện loại gì? Vì sao có những lần sau khi chải tóc, ta thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên? (1 điểm).
 b) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 2 pin, 1 đèn, 1 khóa K và dây dẫn. Vẽ mũi tên chỉ chiều dòng điện. (1 điểm).
Câu 16: Người ta sử dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết đây là tác dụng gì? Nếu nước trong ấm sôi thì nhiệt độ trong ấm cao nhất là bao nhiêu? (1 điểm).
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
ĐỀ
I. Trắc nghiệm: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm. 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
D
C
D
C
A
B
D
B
A
B
A
C
B
C
II. Tự luận: 3 điểm.
Câu 15. (2 điểm).
 a) Sau khi chải nếu cho rằng lược nhựa nhiễm điện âm thì tóc nhiễm điện dương. Có những lần sau khi chải tóc thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên là vì các sợi tóc nhiễm điện cùng loại nên đẩy nhau. (1 điểm).
 b) (1 điểm).
Câu 16: Tác dụng nhiệt của dòng điện. Khi nước trong ấm sôi thì nhiệt độ của ấm cao nhất là 1000C bằng nhiệt độ của nước đang sôi. (1 điểm).

Tài liệu đính kèm:

  • docly_7_kt1t_HKII_1415.doc