Kiểm tra học kì II môn Lịch Sử

I/ MỤC TIÊU ĐÍCH YÊU CẦU BÀI KIỂM TRA.

 1/ Kiến thức:

 - Kiểm tra kiến thức các em qua các bài học của các chương 3, 4 nhất là các bài trọng tâm như 17, 18, 21, 24, 27. ( HS cần phải vận dung, nhận diện và hiểu nội dung bài học nhất là các sự kiện, diễn biến đã được học và hệ thống nguyên nhân khởi nghĩa năm 40, diễn biến cuộc kháng chiến Bạch Đằng, đặc điểm sông bạch Đằng, chính sách cai trị của nhà Lương.)

 - GVqua bài kiểm tra nắm được khả năng lực học của HS từ đó có thêm cơ sở và điều kiện đánh giá xếp loại học lực cho HS ở cuối năm học.

 2/ Tư tưởng

 Có thái độ làm bài nghiêm túc, có sự tự tin với bộ môn, trung thực trong làm bài để hiểu rõ thực lực của bản thân.Thực hiện nghiệm qui chế thi cử thể hiện tính công bằng.

 3/ Kĩ năng:

 Hình thành tư duy lôgic, khả năng phán đoán.cách trình bày của HS, lập luận logic khi làm bài.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1100Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì II môn Lịch Sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 36. Tiết 36 – LS6
Ngày soạn: ngày 8 / 1/ 2013 Ngày kiểm tra:..
	KIỂM TRA HỌC KÌ II .
I/ MỤC TIÊU ĐÍCH YÊU CẦU BÀI KIỂM TRA.
 1/ Kiến thức: 
 - Kiểm tra kiến thức các em qua các bài học của các chương 3, 4 nhất là các bài trọng tâm như 17, 18, 21, 24, 27. ( HS cần phải vận dung, nhận diện và hiểu nội dung bài học nhất là các sự kiện, diễn biến đã được học và hệ thống nguyên nhân khởi nghĩa năm 40, diễn biến cuộc kháng chiến Bạch Đằng, đặc điểm sông bạch Đằng, chính sách cai trị của nhà Lương...)
 - GVqua bài kiểm tra nắm được khả năng lực học của HS từ đó có thêm cơ sở và điều kiện đánh giá xếp loại học lực cho HS ở cuối năm học.
 2/ Tư tưởng
 Có thái độ làm bài nghiêm túc, có sự tự tin với bộ môn, trung thực trong làm bài để hiểu rõ thực lực của bản thân.Thực hiện nghiệm qui chế thi cử thể hiện tính công bằng.
 3/ Kĩ năng: 
 Hình thành tư duy lôgic, khả năng phán đoán.cách trình bày của HS, lập luận logic khi làm bài.
II/HÌNH THỨC KIỂM TRA
1/Bài kiểm tra có 2 phần
a/ Trắc nghiệm ( 20 % ) với 8 câu hỏi ở mức độ nhận biết sự kiện lịch sử là chính.
b/ Tự luận ( 80%) có từ 3 câu hỏi trở lên. Bao gồm 3 mức độ ( Hiểu 4 điểm = 40%, Nhận biết 1điểm = 10%, Vận dụng 3 điểm = 30%).
2/Nơi thực hiện bài kiểm tra 
HS làm bài tại lớp với thời gian 45 phút.( Không kể thời gian giao đề).
Đề được photocopy sẵn theo qui định.
III/ THIẾT LẬP MA TRẬN
MA TRẬN
Nội dung kiểm tra
(chương hoặc phần )
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bài 17: 
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40
Nhận diện sự kiện
Nguyên nhân khởi nghĩa
Câu/ điểm/ %
2/0,5/ 5%
1/3/
30%
2/0,5/ 5%
1/3/
30%
Bài 18: 
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40
 Nhận diện sự kiện
.
Câu/ điểm/ %
2/0,5/ 5%
2/0,5/ 5%
Bài 21: 
Từ sau Trưng Vương đến trước Lí Nam Đế ( TT)
Nhận diện sự kiện
Chính sách của nhà Lương 
Câu/ điểm/ %
2/0,5/ 5%
1/1/ 10%
2/0,5/ 5%
1/1/ 10%
Bài 24: 
Nhà nước Chăm pa
độc lập.
Nhận diện sự kiện
Câu/ điểm/ %
2/0,5/ 5%
2/0,5/ 5%
Bài 27 : 
Ngô Quyền và kháng chiến Bạch Đằng năm 938
Đặc điểm về sông Bạch Đằng 
( 1ý)
Diễn biến 
( 1ý)
Câu/ điểm/ %
1ý/1/ 10%
1ý/3/ 30%
2/0,5/ 5%
1/4/
40%
Tổng câu / điểm/ %
8/2/
20%
1ý/1/ 10%
2/4/
40%
1ý/3/ 30%
8/2/
20%
3/8/ 80%
IV BIỆN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA.
 A/ Phần Trắc nghiệm (2 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu những câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1:Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào năm nào?
A.Năm 40 
B.Năm 42 
C.Năm 43 
D.Năm 44.
Câu 2: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra ở nơi đâu?
A.Cấm Khê 
B.Mê Linh 
C.Cổ Loa 
D.Hát Môn.
Câu 3: Trên vùng đất Cấm Khê vị nữ anh hùng nào đã hi sinh ở đây vào năm 43?
A.Bà Triệu 
B.Thánh Thiên 
C.Hai Bà Trưng 
D.Bà Lê Hoa.
Câu 4: Vào năm 42 – 43 nhà Hán cho quân sang xâm lược ta nữa, vậy ai đã chỉ huy quân Hán lúc này?
A.Mã Viện 
B.Tiêu Tư 
C.Trần Bá Tiên 
D.Dương Phiêu.
Câu 5: Lí Bí thành lập nhà nước Vạn Xuân vào thời gian nào?
A.Năm 542 
B.Năm 544 
C.Năm 546 
D.Năm 548.
Câu 6: Lí Bí có Tên gọi khác là gì?
A.Lí Bôn 
B.Lí Nghĩa 
C.Lí Nam 
D.Lí Bổn.
Câu 7: Nước Chăm- pa cổ đại được thành lập vào năm 192 – 193 có tên là gì?
A.Sin – ha –pu – ra 
B.Trà Kiệu 
C.Chăm- pa 
D.Lâm Ấp.
Câu 8: Ai là người có công thành lập nhà nước Chăm –pa cổ đại đầu tiên nhất?
A.Chế Bồng Nga 
B.Chế Mân 
C.Lí Bí 
D.Khu Liên.
B/ Tự luận (8 điểm)
Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào năm 40? 
(3điểm)
Câu 2: Nhà Lương đã làm những gì để bóc lột sức người sức của của nhân dân ta? (1điểm)
Câu 3 : Nêu 3 đặc điểm chính của sông Bạch Đằng ( 1đ) Trận chiến Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo diễn ra như thế nào (3đ)
------------------Hết----------------
V/BIÊN SOẠN ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
1/ Phần Trắc nghiệm (2 điểm)
Mỗi câu đúng 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
D
C
A
B
A
D
D
2/ Tự luận (8 điểm)
Hướng dẫn chấm
Câu 1: Trình bày 3 nguyên nhân chính ( 3điểm)
 - Do không chịu nổi chính sách áp bức bóc lột của nhà Hán.(1,5 điểm)
 - Do muốn giành lại độc lập đất nước ( giữ nghiệp họ Hùng) (1điểm)
 - Báo thù nhà ( báo thù cho chồng) (0,5đ).
Câu 2: Hiểu nêu đúng 3 biện pháp bốc lột ( 1đ)
 -Đánh nhiều thứ thuế nặng nề ( thuế muối, sắt....)( 0,5điểm)
 -Bắt nộp cống (nộp nhiều sản vật quý hiếm như Ngà voi, sừng tê, đồi mồi...).(0,25đ)
 - Bắt đi lao dịch. .( 0,25điểm)
Câu 3: ( 4 điểm)
a/ Ý 1 trình bày 3 điểm chính ( 1đ)
 + Có nhiều các nhánh sông đổ ra ( 0,25 đ)
 + Hai bên bờ có rừng rậm ( 0,5)
 + Thủy triều lên xuống thất thường ( 0,25đ)
b/ Diễn biến ( 3đ).
- Cuối năm 938 Lưu Hoằng Tháo chỉ huy quân Nam Hán tiến vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng. ( 0,5đ)
- Lúc này thủy triều đang dâng cao, quân ta chỉ ra đánh rồi giã thua dụ địch lọt vào trận địa bãi cọc. ( 1 đ)
- Khi thủy triều rút ta dốc toàn lực đánh trả. ( 0,5đ)
- Quân Nam Hán rút chạy, thuyền bị va vào bãi cọc vỡ, Hoằng Tháo bị giết. ( 0,5đ)
- Trận bạch Đằng kết thúc thắng lợi hoàn toàn. ( 0,5đ)
-------------------Hết-----------------------
VI/ TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM SAU KIỂM TRA.
1/ Tổng kết điểm bài kiểm tra.
Lớp/ điểm
9-10
8,75- 7
6,75- 5
4,75- 3,5
Dưới 3,5
TSHS/ lớp
6A
6B
6C
6D
2/ Nhận xét.
 a/ Ưu điểm:
 b/ khuyết điểm:
3/ Rút kinh nghiệm sau tiết kiểm tra.
Phần ký duyệt của tổ trưởng.

Tài liệu đính kèm:

  • docMA TRAN DE DU THI ( LS6).doc