Modul 14: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp

1.Tóm tắt Modul 14: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp

1.1 Các yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp:

1.1.1 Thế nào là dạy học tích hợp (DHTH)

DHTH được hiểu là 1 quá trình dạy học sao cho trong trong đó toàn bộ các hoạt động học tậpgóp phần hình thành ở HS những năng lực riêng, có dự tính trước những điều cần thiết cho HS, nhằm phục vụ cho quá trình học tập tiếp theovà chuẩn bị cho HS bước vào cuộc sống lao động. Mục tiêu cơ bản của tư tưởng sư phạm tích hợp là nâng cao chất lượng giáo dục HSphù hợp với các mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường.

1.1.2 Kế hoạch dạy học là gì?

Kế hoạch dạy học là bản chương trình công tác do giáo viên soạn thảo ra bao gồm toàn bộ công việc của thầy và trò trong suốt năm học, trong một học kì, đổi với từng chương hoặc một tiết học tiết lớp.

Ta cỏ thể chia kế hoạch dạy học của giáo viên thành hai loại: kế hoạch năm học và kế hoạch bài học (còn gọi là giáo án hay bài soạn).

1.1.3 Các yêu cầu của việc xây dựng hế hoạch dạy học tích hợp

- Đối với 1 bài dạy trong 1 tiết học cấu trúc bài soạn phải bao quát đuợc tổng thể các phuơng pháp dạy học đa dạng gồm nhiều chiều, tạo điều kiện vận dụng phối hợp những phuơng pháp dạy học, mềm dẻo về mức độ chi tiết để có thể thích ứng đuợc với cả những giáo viên đã dày dặn kinh nghiệm lẫn những giáo viên trẻ mới ra trường hay giáo sinh thực tập sư phạm. Đồng thòi làm nổi bật hoạt động của học sinh như là thành phần cốt yếu.

 

doc 23 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 2183Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Modul 14: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Không thể dạy học một cách dàn trải, đồng đều, các quá trình học tập ngang bằng với nhau. Bên cạnh những điều hữu ích, những kiến thức và năng lực cơ bản có những thứ được dạy chỉ là “lí thuyết", không thật hữu ích. Trong khi đó, giờ học trên lớp là có hạn, nhiều kiến thức và năng lực cơ bản không đủ thời gian cần thiết.
Giáo viên nên nhấn mạnh những quá trình học tập cơ bản, chẳng hạn như: là cơ sở của các quá trình học tập tiếp theo; là những kĩ năng quan trọng hoặc chúng có ích trong cuộc sống hằng ngày.
Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống. DHTH chú trọng tới việc thực hành, sử dụng kiến thức mà HS đã lĩnh hội đuợc, thay vì chỉ học tập lí thuyết mọi loại kiến thức. Mục tiêu của DHTH là hướng tới việc giáo dục HS thành con người chủ động, sáng tạo, có năng lực làm việc trong xã hội cũng như làm chủ cuộc sống của bản thân sau này.
Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học. Một trong bốn mục tiêu của DHTH là nhằm thiết lập mối quan hệ giữa những khái niệm khác nhau của cùng một môn học cũng như của những môn học khác nhau. Điều này sẽ giúp cho HS có năng lực giải quyết các thách thức bất ngờ gặp trong cuộc sống, đòi hỏi người đối mặt phải biết huy động những năng lực đã có không chỉ ở một khía cạnh mà nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết.
1.2.2 Nội dung tích hợp:
Quan điểm tích hợp trong “Nội bộ môn học". 
Quan điểm “đa môn". Quan điểm này theo định hướng: những tình huổng, những “đề tài", nội dung kiến thức nào đó được xem xét, nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau nghĩa là theo những môn học khác nhau, ví dụ, nghiên cứu giải bài Toán theo quan điểm Toán học, Vật lí, Sinh học. Quan điểm này, những môn học tiếp tục tiếp cận một cách riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số thời điểm trong quá trình nghiên cứu các đề tài. Như vậy, các môn học chưa thực sự được tích hợp.
Quan điểm “liên môn", trong đó chúng ta đề xuất những tình huống chỉ có thể được tiếp cận một cách hợp lí qua sự soi sáng cửa nhiều môn học. Ví dụ, câu hỏi “Tại sao phải bảo vệ rừng?" chỉ có thể giải thích được dưới ánh sáng cửa nhìều môn học: Sinh học, Địa lí, Toán học... Ở đây chúng ta nhấn mạnh đến sự liên kết giữa các môn học, làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết một tình huống cho trước. Các quá trình học tập sẽ không được đề cập một cách rời rạc mà phẳi liên kết với nhau xung quanh những vấn đề phải giải quyết.
Quan điểm “xuyên môn", trong đó chúng ta chủ yếu phát triển những kĩ năng mà học sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống, chẳng hạn, nêu một giả thiết, đọc thông tin, thông báo thông tin, giải một bài toán... Những kĩ năng này chứng ta gọi là những kĩ năng xuyên môn, có thể lĩnh hội được những kĩ năng này trong từng môn học hoặc nhân dịp có những hoạt động chung cho nhiều môn học.
Trong bốn quan điểm trên, quan điểm liên môn cho phép việc phối hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống. Quan điểm xuyên môn cho phép phát triển ở học sinh những kiến thức, kĩ năng xuyên môn để có thể áp dụng trong mọi tình huống, giải quyết vấn đề.
Phương pháp tích hợp:
Phương thức tích hợp đưa ra 2 dạng tích hợp cơ bản, mỗi một dạng lại đưa ra 2 cách thức tích hợp, được thể hiện như sau:
Dạng tích hợp thứ nhất : vẫn duy trì các môn học riêng rẽ, chỉ tích hợp vào những thời điểm thích hợp. Đây là cách tích hợp được vận dụng phổ biến hiện nay. 
+Cách thứ nhất: tích hợp nhiều môn trong một bài học hoặc một bài tập vào thời điểm cuối năm hoặc cuối cấp học.
+Cách thứ hai: tích hợp nhiều môn học tương đối đều trong suổt năm học, trong các tình huống thích hợp.
Dạng tích hợp thứ hai: Dạng tích hợp này nhằm hợp nhất hai hay nhiều môn học thành một môn học duy nhất. 
+Cách thứ nhất: phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng đề tài tích hợp. Nhóm các nội dung có mục tiêu bổ sung cho nhau thành các đề tài tích hợp, trong khi các môn học vẫn giữ nguyên những mục tiêu riêng.
- Cách thứ hai: phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng tình huống tích hợp, dạy cho học sinh giải quyết các tình huống bằng cách vận dụng kiến thức từ nhiều môn học trong một tình huống gắn với cuộc sống (hình 1.2.3.1)
Hình 1.2.3.1: phương pháp dạy học bằng những tình huống tích hợp
2. Tóm tắt Modul 29: Giáo dục học sinh THCS thông qua các hoạt động giáo dục
2.1 Vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục:
Hoạt động giáo dục trong nhà trường là một bộ phận của quá trình giáo dục nhà trường. Cùng với quá trình dạy học, quá trình giáo dục là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể. 
Hoạt động giáo dục góp phần hình thành tình cảm, niềm tin ở học sinh, là con đường để phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ
Hoạt động giáo dục còn tạo điều kiện để học sinh phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của mình trong quá trình học tập.
Hoạt động giáo dục giúp học sinh đuợc trải nghiệm các kiến thức đã được tìm hiểu, giúp các em có một tâm thế và ý chí vượt qua những thách thức đặt ra.
Hoạt động giáo dục hướng hứng thú cửa học sinh vào các hoạt động bổ ích làm giảm thiểu tình trạng yếu kém đạo đức của học sinh như: cờ bạc, nghiện game, ma tuý, bạo lực... 
Hoạt động giáo dục giúp nhà giáo dục sớm phát hiện năng khiếu của học sinh.
Vai trò của hoạt động giáo dục ở trường phổ thông cần hướng tới các nhiệm vụ quan trọng như:
Về nhận thúc:
+ Giúp học sinh củng cố hiểu biết các lĩnh vục khác nhau, có khả năng vận dụng tri thức để giải quyết các vấn đề thực tiển đặt ra.
+ Giúp phát triển tư duy, phẩm chất trí tuệ.
Về kĩ năng:
+ Giúp học sinh hình thành và củng cố các kĩ năng giao tiếp, ứng xử, kĩ năng học tập, lao động...
+ Điều chỉnh hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Về thái độ:
+ Bồi dưỡng tình cảm, niềm tin vào các giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
+ Bồi dưỡng tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi tham gia các hoạt động.
Như vậy, hoạt động giáo dục có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh, đáp ứng yêu cầu xã hội, góp phần phát huy vai trò của giáo dục trong sụ nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.2. Xây dựng các hoạt động giáo dục trong nhà trường
2.2.1 Các hoạt động giáo dục chủ yếu trong nhà trường
Trong nhà trường THCS, các hoạt động giáo dục chủ yếu như: 
- Dạy học
- Các hoạt động giáo dục ngoài giờ
- Tham quan du lịch
- Vui chơi giải trí
- Văn hoá, văn nghệ
- Thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể
Mọi hoạt động đều có vai trò riêng của nó đối với việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Trong phạm vi học tập và tự nghiên cứu của bản thân tôi tâm đắc nhất là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm.
2.2.2 Mô tả cụ thể hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL):
Đây là một hoạt động khá đặc trưng và có nhiều ý nghĩa trong công tác giáo dục của nhà trườmg. Hiện nay, theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, mỗi lớp trong trường THCS có 3 tiết tổ chức hoạt động GDNGLL, trong đó 1 tiết chào cờ đầu tuần, 1 tiết sinh hoạt tập thể cuổi tuần và 1 tiết cho sinh hoạt GDNGLL theo chủ điểm. Các chủ điểm được thiết kế phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh vừa có tính khả thi. Ví dụ: Học tập tốt; Chăm ngoan theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu; chúng em nhớ công ơn thầy (cô) giáo; Biết ơn các gia đình.
Hình thức tổ chức hoạt động này cần phải hết sức mềm dẻo và linh hoạt, có thể tổ chức thành từng lớp, có thể gộp 3- 4 tiết lại thành một buổi để tổ chức thống nhất trong toàn trường...
Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục
*Khi tổ chức thực hiện bất kì hoạt động giáo dục nào trong nhà trường cũng cần lưu ý:
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ các hoạt đông giáo dục như: đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS: tuổi khủng hoảng, giai đoạn dậy thì diễn ra mạnh mẽ, nhanh nhưng không ân đối.
Giáo viên nắm mục tiêu, nguyên tắc và nội dung tổ chức dạy học, giáo dục. 
Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
Năng lực của giáo viên như
*Quy trình tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường THCS thường theo các bước:
Bước 1: Lập kế hoạch hoạt động
Bước 2: Triển khai kế hoạch hoạt động
Bước 3: Tổ chúc hoạt động 
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá hoạt động 
Bước 5: Rút kinh nghiệm
*Giới thiệu bài minh hoạ:
Tổ chức hoạt động Lễ đăng kí "Tuần học tổt, tháng học tốt"
Bước 1: Khởi động
-	Hát tập thể bài lớp chúng mình.
-	Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
-	Giới thiệu chương trình hoạt động.
Bước 2: Tổ chức các hoạt động cụ thể
Hoạt động l:
- Trao đổi, thảo luận về tuần học tốt.
- Câu hỏi:
+ Thế nào là một tuần học tốt, tháng học tốt?
+ Tác dụng của tuần học tốt, tháng hoc tốt là gì?
+ Để có được tháng học tốt, tuần học tốt, học sinh cần phải làm gì?
-	Các thành viên trong lớp xung phong lên diễn đàn phát hiểu ý kiến.
-	Sau mỗi ý kiến, người điều khiển chia sẻ, bổ sung, thảo luận.
-	Cán bộ lớp tổng kết ngắn gọn các vấn đề đã đuợc trình bày.
Họat Động 2: đăng kí và giao ước thi đua:
-	Giới thiệu nội dung của bản giao ước và hình thức đăng kí.
-	Mỗi cá nhân hoặc đại diện mỗi tổ lần lượt đọc đăng kí thi đua của tổ.
-	Các cá nhân nộp bản đăng kí cho tổ trưởng.
-	Lầy ý kiến để làm những giao ước chung cho cả lớp.
Hoạt động 3: Biểu diễn vãn nghệ
Bước 3: Kết thúc hoạt động
- Phỏng vấn nhanh một số học sinh về kết quả của buổi đăng kí:
+ Bạn có quyết tâm thực hiện không?
-	Người dẫn chương trình mời giáo viên chủ nhiệm hoặc đại biểu phát biểu ý kiến.
-	Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và gợi ý cho các em những biện pháp theo dõi, kiểm tra và các cách thức học tập hiệu quả.
Tóm lại: Hoạt động giáo dục có vai trò qan trọng trong giáo dục toàn diện nhân cách học sinh THCS. Muốn hoạt động giáo dục có hiệu quả, người giáo viên cần hiểu rõ đặt điểm học sinh THCS, kết hợp điều kiện chung của nhà trường, năng lực giáo viên để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp.
3. Tóm tắt modul 35: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS
3.1. Quan niệm và phân loại kỹ năng sống
Có nhiều quan niệm và cách phân loại kĩ năng sống khác nhau, quan niệm phổ biến và được hưởng ứng nhiều nhất là của tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quổc (UNESCO). Theo Unesco kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là:
Cá Các trụ cột kĩ năng sống cần giáo dục cho HS THCS
Có thể thấy, kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sổng hằng ngày của con người. Đó là kĩ năng tự quản bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. 
3.2. Vai trò và mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
3.2.1 Vai trò giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
- Hình thành những hành vi tích cực
- Giúp học sinh giải quyết được những nhu cầu của bản thân để phát triển theo hướng tích cực
- Học sinh sẽ học tập tích cực hơn, có hiệu quả hơn.
- Giáo dục kĩ năng sống ứng phó với những vấn đề của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở như phòng tránh lạm dụng game, phòng tránh rủi ro trong quan hệ giới tính, phòng tránh sử dụng chất gây nghiện, phòng tránh bạo lực học đường...
3.2.2.	Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở
Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở gắn với 4 trụ cột của thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống:
- Học sinh hiểu đuợc sự cần thiết của các kĩ năng sống 
- Hiểu tác hại của những hành vi, thói quen tiêu cực
- Có kĩ năng làm chủ bản thân, biết xử lí linh hoạt trong các tình huống giao tiếp hằng ngày sống có trách nhiệm 
- Học sinh có nhu cầu rèn luyện kĩ năng sống trong cuộc sống hằng ngày; ưa thích lối sống lành mạnh, có thái độ phê phán đối với những biểu hiện thiếu lành mạnh.
3.3. Nội dung và nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
3.3.1 Nội dung giáo dục kĩ năng sống:
stt
Kĩ năng cần giáo dục
stt
Kĩ năng cần giáo dục
1
Kĩ năng tự nhận thức
7
Kĩ năng hợp tác.
2
Kĩ năng giao tiếp
8
Kĩ năng ứng phó căng thẳng
3
Kĩ năng lắng nghe tích cực
9
Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
4
Kĩ năng xác định giá trị
10
Kĩ năng thể hiện sự tự tin
5
Kĩ năng kiên định.
11
Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
6
Kĩ năng ra quyết định.
3.3.2 Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
3.4. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS qua các môn học và hoạt động giáo dục
4. Tóm tắt modul 36: Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS
4.1. Quan niệm về giá trị sống và phân loại giá trị sống
-Giá trị sống (hay còn gọi là “giá trị cuộc sống", “giá trị của cuộc sống") là những điều mà một con người cho là tốt, là quan trọng, phải có cho bằng được. Vì thế, giá trị sống là cơ sở của hành động sống. Nó chi phối hành vi hướng thiện của con người. Thuật ngữ giá trị sống có thể quy chiếu vào những mối quan tâm, những thích thú, những cái ưa thích, những sở thích, những bổn phận, những trách nhiệm tinh thần, những ước muốn, những đòi hỏi, những nhu cầu, những ác cảm, những lôi cuốn và nhiều hình thái khác nữa của định hướng lựa chọn. 
- GS. Phạm Minh Hạc đề xuất phương án xây dựng hệ giá trị chung cho người Việt Nam hiện nay bao gồm:
STT
Các giá trị chung của loài người
Các giá trị toàn cầu
Giá trị dân tộc
Các giá trị gia đình
Các giá trị của bản thân
1
Chân 
Hòa bình, an ninh
Tinh thần dân tộc
Hoà thuận 
Yêu nước.
2
Thiện
 Hữu nghị, hợp tác, 
Yêu nước
Hiếu thảo
Dân chú.
3
Mĩ
Độc lập dân tộc, 
Trách nhiệm cộng đồng.
Coi trọng giáo dục gia đình.
Trách nhiệm với xã hội, cộng đồng, gia đình và bản thân
4
Không xâm phạm chủ quyền
Khoa học
5
Cần cù, chính trực, lương thiện
6
Hòa thuận
7
Thích nghi, sáng tạo
8
Chí hướng cầu tiến
Giáo dục giá trị sổng cho học sinh trung học cơ sở cần chú trọng tới những giá trị hướng tới các quan hệ tập thể, bản thân... Cũng cần lưu ý rằng, 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên cũng hàm chứa những giá trị sống cơ bản dành cho thanh, thiếu niên hiện nay: yêu Tổ quổc, yêu đồng bào, học tập, lao động, đoàn kết, kỉ luật, vệ sinh...
Vai trò và mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh trong giáo dục phổ thông
Vai trò giáo dục giá trị sống cho học sinh trong giáo dục phổ thông
-	Cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng để phát triển và hoàn thiện học sinh một cách toàn diện, bao gồm thể chất, tinh thần, cảm xúc và vai trò xã hội.
-	Tạo động cơ, xây dụng tinh thần trách nhiệm cho học sinh trước những lựa chọn giá trị theo hướng tích cục cho bản thân và xã hội.
-	Khuyến khích, truyền cảm hứng cho học sinh thực hiện những lựa chọn giá trị theo hướng tích cực của bản thân đem lai những lợi ích cho bản thân và xã hội.
4.2.2 Vai trò và mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh trong giáo dục phổ thông
*	Về kiến thức:
-	Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của giá trị sống, tạo hứng thú trong việc khám phá các giá trị theo nhiều hình thức khác nhau. 
-	Giúp học sinh nhận biết các giá trị của bản thân, của mọi người và của thế giới.
-	Giúp học sinh nhận biết tác động của những hành vi, ứng xử tiêu cực và tích cực 
* Về kĩ năng:
-	Biết đánh giá những hành vi ứng xử và những giá trị tích cực cũng như tiêu cực.
-	Ứng xử theo các giá trị đã được khám phá trong quá trình giao tiếp.
-	Phát triển kĩ năng ra quyết định chọn lựa các giá trị tích cực.
-	Biết thể hiện một cách sáng tạo, cảm nhận các giá trị qua nhiều hình thức khác nhau.
-	Áp dụng các phương pháp tích cực giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng.
* Về thái độ:
-	Nâng cao lòng tự trọng, tự tin khẳng định những giá trị tích cực của bản thân và tôn trọng các giá trị của người khác.
-	Mở rộng lòng khoan dung, phát triển khả năng cảm nhận và trân trọng người khác và các nền văn hoá khác.
4. 3. Nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh
- Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở cần hướng tới việc hoàn thiện các giá trị nhân cách công dân mới và giá trị nhân cách cho người học. Cụ thể xem hai bảng sau:
TT
Nội dung
Múc độ cần thiết đối với học sinh THCS
Rất cần
cần
chưa cần
1
Có nhu cầu học tập
X
2
Có hứng thú học tập
X
3
Học tập có định hướng đầy đủ 
X
4
Học tập có định hướng nghề nghiệp cụ thể cho từngmônhọc, bàihọc.
X
5
Học tập có hồi tưởng tích cực
X
6
Học tập có hội tụ kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau (bài giảng của thầy cô, sách giáo khoa, sách tham khảo, thông tin trên internet...)
X
7
Học tập có đặt câu hỏi để hiểu đúng, hiểu sâu kiến thức
X
8
Học tập có đặt câu hỏi để hiểu có phê phán kiến thức
X
9
Học tập có thực hành kiến thức (kĩ năng) đã học
X
lũ
Học tập có thực hành kiến thức thường xuyên trong thực tế theo nhiều cách khác nhau
X
11
Học tập một cách trung thực Ctrong kiểm tra, thi...)
X
12
Quan tâm đến việc học tập của bạn học
X
13
Quan tâm đến tập thể lớp tổ... tham gia làm lãnh đạo tổ, lóp
X
14
Tận dụng thời gian học tập
X
15
Không nghiện game, rượu, bia, thuốc lá, ma tuý
X
16
Kính trọng, yêu quý thầy, cô giáo
X
17
Tiết kiệm (nước, điện, đồ dùng, chi tiêu...)
X
18
Giữ vệ sinh chung và cá nhân
X
GS.VS. Phạm Minh Hạc đề xuất 10 giá trị sống cơ bản cần hình thành cho con người Việt Nam trong đó có thanh thiếu niên như sau:
stt
Giá trị sống
stt
Giá trị sống
1
Lòng yêu nướcc và tinh thần dân tộc
6
Khoa học, tác phong công nghiệp
2
Trách nhiệm với cộng đồng
7
Chính trực: chân thật, đúng đắn, liêm khiết.
3
Dân chủ
8
Lương thiện
4
Hợp tác
9
Hiếu thảo
5
Chăm học, chăm làm
10
Sáng tạo.
Phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS qua các môn học và hoạt động giáo dục:
Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở cần có sự kết hợp nhiều hình thức và phương pháp truyền đạt, tạo sự sinh động, hấp dẫn các em học sinh tham gia. Giáo dục quá trị sống thông qua phương pháp và kỉ thuật dạy học tích cực ở trường THCS gồm:
Dạy học dự án
Phương pháp và Kĩ thuật
giáo dục kĩ năng sống
KT mảnh ghép
KT khăn phủ bàn
KT suy nghĩ
Từng cặp – Chia sẻ 
KT công đoạn
KT phòng tranh
KT KWL
KT động não
KT Chúng em biết 3
KT trình bày 1 phút
Sơ đồ tư duy
KT hỏi và trả lời
Phần 2: Áp dụng các nội dung tự học vào thực tế công tác dạy và học ở trường THCS Linh Đông, năm học 2016-2017:
 Modul 14: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp
 Năm học 2016 và 2017, học kì 2, Tôi xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp trong môn GDCD khối 7 và 9 như:
Kế hoạch dạy học tích hợp theo chủ đề
Yêu cầu đối với học sinh
Hình ảnh hoạt động và kết quả đạtđược
1.Chủ đề tích hợp: 
-Bảo vệ môitrường, -Khối 7
- Môn tích hợp: Mĩ thuật, tin học. GDCD.
- Phát triển năng lực:
Giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo
-Vẽ LoGo về môi trường.
- Làm Phim kêu gọi bảo vệ môi trường
- Báo cáo sản phẩm theo nhóm.
- Các nhóm đánh giá kết quả lẫn nhau qua phiếu đánh giá theo 3 tiêu chí:
Giải quyết vấn đề (kĩ năng thuyết trình), hợp tác( biên bản làm việc nhóm), sáng tạo( kết quả sản phẩm nhóm).
Logo và bài báo cáo phim của học sinh.
Phim tuyên truyền bảo vệ môi trường và bài báo cáo nhóm trước lớp.
Học sinh tự đánh giá kết quả giá bài báo cáo cho các nhómtrước lớp.
2. Chủ đề tích hợp khối 9: Năng Đông sáng tạo.
- Môn tích hợp: Mĩ thuật, công dân
- Phát triển năng lực: Hợp tác, sáng tạo, phản biện và giải quyết vấn đề, đánh giá.
 Học sinh thiết kế mẫu trang trí bảng thông báo cho lớp, thuyết trình trước lớp theo kĩ thuật “ phòng tranh”.
HS tự đánh giá kết quả làm việc của cá nhóm qua tiêu chí: Thuyết trình lưu loát, mẫu thiết kế đẹp, sáng tạo.
 Các nhóm giới thiệu sản phẩm theo kĩ thuật phòng tranh.
Học sinh quan sát, phản biện, đánh giá sản phẩm nhóm.
Modul 29: Giáo dục học sinh THCS thông qua các hoạt động giáo dục
Trong công tác chủ nhiệm, tôi luôn tìm tòi các hình thức tổ chức và phương pháp để lồng ghép nội dung giáo dục học sinh, không chỉ giáo dục đạo đức học sinh qua giờ học trên lớp, tôi còn giáo dục học sinh thông qua hoạt đông ngoài giờ lên lớp sôi nổi hào hứng với các chủ đềgắn với thực tế: tri ân thầy cô, biết ơn cha mẹ.
Tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh thông qua dạy học và tiết NGLL
Yêu cầu đối với học sinh
Hình ảnh hoạt động và kết quả đạt được
Chủ đề 1: 
Sinh hoạt Văn nghệ chào mừng 20/11.
Chủ đề 2: Tri ân Cô và mẹ nhân ngày 8 tháng 3.
Giáo dục học sinh lòng biết ơn.
Kĩ năng thể hiện cảm xúc với người đã giúp đỡ và chăm sóc cho mình.
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa mình và mọi người xung quanh, ở nhà, ở trường.
Học sinh tự thành lập nhóm ( 4 em).
Đăng kí 1 tiết mục văn nghệ, một trò chơi tập thể, 1 sản phẩm, 1 việc làm thể hiện biết ơn Cô và Mẹ.
Các nhóm tự tổ chức sinh hoạt trên lớp.
Báo cáo kết quả qua bài viết cảm nhận về ngày 20/11 ,8/3. 
Giáo viên nhận xét Đánh giá.
Tóm tắt modul 35: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS
Kĩ năng sống là những năng lực quan trọng để học sinh phát triển toàn diện, làm chủ cuộc sống. Dạy học không phải chú trọng “rót kiến thức của giáo viên sang học sinh” mà cần chú trọng phát triển kĩ năng cần thiết để học sinh tự học,tự tin ứng phó trước những tình huống có vấn đề, biết đảm nhận và tích cực hoàn thành trách nhiệm của mình. Trong quá trình dạy học tôi đã tổ chức để học sinh rèn kĩ năng sống qua việc hực hiện các nhiệm vụ học tập của mình:
Tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển kĩ năng
Yêu cầu đối với học sinh
Hình ảnh hoạt động và kết quả đạt được
Chủ đề: 
Giáo dục họ sinh lòng biết ơn.
Kĩ năng thể hiện cảm xúc với người đã giúp đỡ và chăm sóc cho mình.
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa mình và mọi người xung quanh, ở nhà, ở trường.
Học sinh tự thành lập nhóm (4 em).
Đăng kí 1 sản phẩm, 1 việc làm thể hiện biết ơn Cô và Mẹ.
Báo cáo sản phẩm là bài viết cảm nhận về ngày 8/3. 
Hoạt động nhóm thực hành bài tập cho chủ đề 8/3.
Sản phẩm tặng mẹ nhân ngày 8/3 nhóm 5 lớp 9/1
Modul 36: Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS
Trong giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm, tôi luôn tìm tòi các hình thức tổ chức và phương pháp để lồng ghép các giá trị sống như:Hòa bình, an ninh, Hữu nghị, hợp tác, Độc lập dân tộc qua giờ học trên lớp, học tập theo nhóm, tự học qua mạng internet, tìm tòi giải quyết tình huống gắn với thực tế theo từng chủ đề: xây dựng tình hữu nghị hợp tác, bảo vệ hòa bình, yêu tổ quốc, 
Tổ chức các hoạt động 
Yêu cầu đối với học sinh
Hình ảnh hoạt động và kết quả đạt được
Chủ đề 1: Xây dựng tình hữu nghị hợp tác (lớp 9)
Chủ đề 2:
 Yêu tổ quốc bảo vệ 

Tài liệu đính kèm:

  • docMODULE THCS 14293536_12242388.doc