Câu 5.5 . Ở ruồi giấm, người ta thấy một số trứng của ruồi cái có chứa NST giới tính XX, X và không chứa chiếc NST giới tính nào (O).
a. Bằng hiểu biết của mình, em hãy giải thích cơ chế hình thành các loại trứng đó.
b. Khi các loại trứng trên kết hợp với giao tử đực bình thường, hợp tử tạo thành có bộ NST như thế nào? Gọi tên các dạng đột biến ở thế hệ con.
Câu 5.5.1 Gen A dài 0,408 micromet. Số Nu loại A chiếm 30% tổng số Nucleotit của gen. Gen A bị đột biến trở thành gen a. Gen a ít hơn gen A 7 liên kết Hidro và ngắn hơn gen A 10,2Ao
a. Xác định dạng đột biến đã sảy ra.
b. Tính số lượng từng loại Nu của gen A và gen a.
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 Môn sinh -Đề 5 Câu 5.5 . Ở ruồi giấm, người ta thấy một số trứng của ruồi cái có chứa NST giới tính XX, X và không chứa chiếc NST giới tính nào (O). a. Bằng hiểu biết của mình, em hãy giải thích cơ chế hình thành các loại trứng đó. b. Khi các loại trứng trên kết hợp với giao tử đực bình thường, hợp tử tạo thành có bộ NST như thế nào? Gọi tên các dạng đột biến ở thế hệ con. Câu 5.5.1 Gen A dài 0,408 micromet. Số Nu loại A chiếm 30% tổng số Nucleotit của gen. Gen A bị đột biến trở thành gen a. Gen a ít hơn gen A 7 liên kết Hidro và ngắn hơn gen A 10,2Ao a. Xác định dạng đột biến đã sảy ra. b. Tính số lượng từng loại Nu của gen A và gen a. Đáp án câu 5.5 Câu 5.5 a) - Do rối loạn trong quá trình giảm phân, cặp NST giới tính không phân li dẫn đến hình thành giao tử XX và giao tử O - Cặp NST giới tính phân li bình thường trong GPI và GP II dẫn đến hình thành các giao tử X. 0.5 B) - Nếu trứng XX kết hợp với tinh trùng X => Hợp tử XXX - Nếu trứng XX kết hợp với tinh trùng Y => Hợp tử XXY Ðây là các dạng đột biến dị bội thể tam nhiễm - Nếu trứng O kết hợp với tinh trùng X => Hợp tử OX - Nếu trứng O kết hợp với tinh trùng Y => Hợp tử OY Ðây là các dạng đột biến dị bội thể một nhiễm. - Nếu giao tử X kết hợp với tinh trùng X => Hợp tử XX - Nếu giao tử X kết hợp với tinh trùng Y => Hợp tử XY Ðây là các hợp tử lưỡng bội bình thường. 0.5 0.5 0.5 Câu 5.5.1 a) Ðổi: 0,408µ= 4080Ao Vì gen a có số liên kết giảm và chiều dài gen cũng giảm => đây là dạng đột biến mất Nucleotit. 0.5 b) Theo đề bài ta có: *Gen A - Tổng số Nu là: N= (L/3,4).2 = (4080/3,4).2 = 2400 (Nu) - Số Nucleotit loại A= 30% =T => Số Nucleotit loại G= X= 50% - 30% = 20% Số Nucleotit từng loại của gen A là: A= T = 2400.30% = 720 (Nu) G =X= 2400.20% = 480 (Nu) * Gen a: - Gọi số cặp Nucleotit A-T bị mất khi sảy ra đột biến là x, số cặp G-X bị mất là y. Gen a ngắn hơn gen A 10,2 Ao => Số cặp Nu bị mất là 10,2/3,4= 3 (cặp) Theo bài ra ta có: x + y = 3 2x + 3y = 7 => x = 2; y = 1. Vậy đột biến đã làm mất đi 2 cặp A-T và 1 cặp G-X => Số Nu mỗi loại của gen a: A = T = 720 - 2 = 718 (Nu) ; G = X = 480 - 1 = 479(Nu) 0.5 0.5 0.5
Tài liệu đính kèm: