Phân phối chương trình THCS môn Ngữ văn 8 năm 2015 - 2016

Tuần 1

Tiết 1 đến tiết 4

Tôi đi học;

Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ;

Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.

Tuần 2

Tiết 5 đến tiết 8

Trong lòng mẹ;

Trường từ vựng;

Bố cục của văn bản.

Tuần 3

Tiết 9 đến tiết 12

Tức nước vỡ bờ;

Xây dựng đoạn văn trong văn bản;

Viết bài Tập làm văn số 1.

Tuần 4

Tiết 13 đến tiết 16

Lão Hạc;

Từ tượng hình, từ tượng thanh;

Liên kết các đoạn văn trong văn bản.

Tuần 5

 

doc 86 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1254Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phân phối chương trình THCS môn Ngữ văn 8 năm 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật?
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tổng kết
- Đây là văn bản đậm đà chất trữ tình- Yếu tố trữ tình đựơc tạo nên như thế nào?
Em hãy trình bày nội dung đoạn trích?
( HS đọc ghi nhớ: SGK " Trong lòng mẹ " là lời K/đ chân thành đầy cảm động về sự bất diệt cảu tình mẫu tử ) 
 Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố
- Gíao viên treo bảng phụ yêu cầu học sinh đọc trả lời câu hỏi và chọn câu đúng.
b.Tâm trạng bé Hồng qua cuộc đối thoại với bà cô:
 - Đáng thương vì phải xa mẹ
- Đau đớn, uất ức, căm giận
- Nỗi cô đơn, niềm khát khao tình mẹ của bé Hồng bất chấp sự tàn nhẫn, vô tình của bà cô, thấu hiểu, cảm thông hoàn cảnh bất hạnh của mẹ.
=> Hồng giàu tình thương mẹ, nhạy cảm, thông minh, quả quyết
2. Tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹvà trong lòng mẹ:
 * Gặp mẹ:
- mừng, tủi
- Gọi mẹ đầy vui mừng mà bối rối.
- Vội vã, cuống cuồng đuổi theo.
* Trong lòng mẹ:
- Ngồi vào lòng mẹ: Vui sướng đến ngất ngây, tỏ rõ những cảm xúc mãnh liệt
=> Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc. tinh tế xúc động khi miêu tả bé Hồng gặp mẹ.
III/- Tổng kết
Nhân vật- người kết chuyện để ở ngôi thứ 1.
- Tình huống truyện phù hợp, đặc sắc, điển hình có điều kiện bộc lộ tâm trạng.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể, tả và biểu hiện cảm xúc.
- Những so sánh mới mẻ, hay hấp dẫn.
- Miêu tả tâm lý đặc sắc, tinh tế
+ Nội dung: 
* Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập, củng cố
- Có nhà nghiên cứu cho rằng Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Qua chương " Trong lòng mẹ " em thấy ý kiến trên có đúng không? vì sao?
GV: Treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc và khoanh tròn vào câu đúng.
- Câu 1: Nhân vật chính được kể tron văn bản “ Trong lòng mẹ là ai”?
A. Bà cô, bé Hồng. B. Người mẹ,bé Hồng.
C. Bé Hồng D.Bà cô.
- Câu 2: Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hiểu gì về bé Hồng?
A. Là một cậu bé đầy khổ đau, mất mát.
B. Là một chú bé tinh tế, nhạy cảm.
C. Là một chú bé có tình yêu mẹ vô bờ bến.
D. Cả câu A, B, C đều đúng.
4. Hướng dẫn tự học:
*Bài cũ: 
- Học kĩ nội dụng văn bản và chú ý đến mặt thành công về nghệ thuật. Đọc một vài đoạn văn ngắn trong đoạn tríchTrong lòng mẹ, hiểu tác dụng của một vài chi tiết miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn đó.
- Viết một đoạn văn ghi lại những ấn tượng sâu sắc nhất về người mẹ của em
*Bài mới:
- Xem trước bài: TRƯỜNG TỪ VỰNG
Tiết 7
TRƯỜNG TỪ VỰNG
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được thế nào là trường từ vựng và xác lập được một số trường từ vựng gần gũi.
- Biết cách sử dụng các từ cùng trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Khai niệm trường từ vựng.
2. Kỹ năng:
- Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
3 Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập của học sinh luôn biết vận dụng trường từ vựng đúng 
III. Các kĩ năng sống được giáo dục
1.Ra quyết định : Nhận ra và biết sử dụng trường nghĩa theo mục đích giao tiếp cụ thể.
IV.Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực 
1.Phân tích các tình huống
2. Động não: 
3.Thực hành có hướng dẫn
V. Chuẩn bị
1/ GV: Nghiên cứu và soạn giáo án.
2/ HS:Học bài cũ, xem trước bài trường từ vựng.
VI. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩ hẹp? Hãy lấy ví dụ về từ ngữ vừa có nghĩa rộng? vừa có nghĩa hẹp?
3.Bài mới:
Hoạt động 1: I/ - Thế nào là trường từ vựng:
HS đọc kĩ đoạn văn trong SGK, chú ý các từ in đậm.
Các từ in đậm dùng để chỉ đối tượng. " là người, động vật hay sinh vật"?
Tại sao em biết được điều đó? 
( Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trong 3 phút và trình bày)
( - Từ in đậm chỉ người vì chúng nằm trong những câu văn cụ thể, có ý nghĩa xác định)
Nét chung về nghĩa của các từ trên là gì?
Nếu tập hợp các từ in đậm ấy thành 1 nhóm từ thì chúng ta có một trường từ vựng. Vậy theo em "Trường từ vựng" là gì?
( Gọi 2 HS đọc kĩ ghi nhớ )
Cho nhóm từ: Cao, thấp, lùn, gầy, béo, lêu nghêu...Nếu dùng nhóm từ trên để chỉ người trường từ vựng của nhóm từ là gì?
- Chỉ hình dáng của con người.
 I/ - Thế nào là trường từ vựng:
 1. Ví dụ: ( Sgk)
 2. Nhận xét:
- Chỉ bộ phận của con người.
 * Ghi nhớ:( SGK)
Hoạt động 2: II/ - Các bậc của trường từ vựng và tác dụng của cách chuyển trường từ vựng:
Trường từ vựng " mắt" có thể bao gồm những trường từ vựng nhỏ nào?
( HS phát hiện ....căn cứ vào SGK)
Trong một trường từ vựng có thể tập hợp những từ có từ loại khác nhau không? Tại sao?
 - HS chỉ ra.
Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể phụ thuộc những trường từ vựng khác nhau. Thử lấy 1 ví dụ:
 - Từ lạnh: - Trường thời tiết.
 - T/c của thực phẩm.
 - T/c tâm lý, t/c của người.
HS đọc kĩ phần 2 d và cho biết cách chuyển trường từ vựng trong thơ văn và trong cuộc sống có tác dụng gì?
 II/ - Các bậc của trường từ vựng và tác dụng của cách chuyển trường từ vựng: 
- Thường có 2 bậc trường từ vựng là lớn và nhỏ.Các từ trong một trường từ vựng có thể khác nhau về từ loại.
( Danh từ chỉ sự vật, động từ chỉ hoạt động, tính từ chỉ tính chất)
- Một từ có nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều truờng từ vựng khác nhau.
=>Cách chuyển trường từ vựng làm tăng thêm sức gợi cảm.
Hoạt động 3: III/ - Luyện tập, củng cố
Hướng dẫn HS tự làm
Đặt tên trường từ vựng cho mỗi nhóm từ sau?
HS: Thảo luận nhóm và trình bày trong 3 phút
GV: Yêu cầu học sinh bài tập 3, 4 sgk và trình bày
HS đọc kĩ đoạn văn, chỉ ra các từ in đậm thuộc trường từ vựng nào?
Hướng dẫn HS sắp xếp vào bảng.
III/ - Luyện tập, củng cố
Bài tập 1: Xác định từ ngữ thuộc trường từ vựng nhất định
Bài tập 2: Xác định từ trung tâm của một nhóm từ thuộc một trường từ vựng.
- Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản
- Dụng cụ để đựng.
- Hoạt động của chân.
- Trạng thái tâm lý.
- Tính cách của con người.
- Dụng cụ để viết.
Bài tập 3: Xác định trường từ vựng khác nhau của một từ
Trường từ vựng: Thái độ.
Bài tập 4: Xác định trường từ vựng.
- Khứu giác: Mùi, thơm, điếc, thính
- Thính giác: Tai, nghe, điếc, rõ, thính.
Bài tập 5: Phân tích hiệu quả của việc chuyển trường từ vựng của một từ ngữ cụ thể
Chuyển từ trường " quân sự" sang trường " nông nghiệp"
Giáo viên treo bảng phụ yêu cầu học sinh đọc và khoanh tròn vào câu đúng
Câu 1: Thế nào là trường từ vựng?
 A. Là tập hợp của những từ có hình thức âm thanh giống nhau.
 B. Là tập hợp của những từ có hình thức cấu tạo giống nhau.
 C. Là tập hợp của những từ có nghĩa trái ngược nhau.
 D. Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Câu 2: Trong các tập hợp dưới đây, tập hợp từ nào là trường nhỏ của trường từ vựng “Động vật cấp thấp”?
A. Băm, vằm, xẻo, thái, gọt, cắt.
B. Cầm, nắm, nâng, kéo, lôi, giật
C. Phi, lồng, trườn, bò, vồ, gặm, đánh, hơi.
D. Nối, buộc, gài, cắt, dán, khâu, may.
4. Hướng dẫn tự học
*Bài cũ: 
- Nắm kĩ ghi nhớ.
- Làm bài tập 7, 5 ( SGK). Vận dụng kiến thức về trường từ vựng đã học, viết một đoạn văn ngắn có sử dụng ít nhất năm từ thuộc một trường từ vựng nhất định.
*Bài mới: 
- Chuẩn bị bài " Bố cục của văn bản "- Nắm được bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây dựng bố cục. Biết cách xây dựng bố cục mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh, ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc
*****************************************************************
Tiết 8
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm bắt được yêu cầu của văn bản về bố cục.
- Biết cách xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng, phản ánh, ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Bố cục của văn bản, tác phẩm của việc xây dựng bố cục.
2. Kỹ năng:
- Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản.
3. Thái độ
- Giáo dục HS có ý thức học tập
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
1.Giao tiếp : Phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng về bố cục văn bản và chức năng, nhiệm vụ, cách sắp xếp mỗi phần trong bố cục.
2.Ra quyết định : lựa chọn cách bố cục văn bản phù hợp với mục đích giao tiếp.
III.Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực
1.Thảo luận nhóm
2.Thực hành viết tích cực
IV. Chuẩn bị
1/ GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
2/ HS: Học bài cũ, xem trước bài mới
V. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?
3.Bài mới: 
 Đặt vấn đề:- Lâu nay các em đã viết những bài tập làm văn đã biết được bố cục của 1 văn bản là như thế nào và đẻ các em hiểu sâu hơn về cách sắp xếp, bố trí nội dung phần thân bài, phần chính của văn bản. Cô cùng các em sẽ đi vào t/h tiết học hôm nay.
Hoạt động 1: I/ - Bố cục văn bản:
GV: Gọi 1 HS đọc văn bản " Người thầy đạo cao đức trọng"
GV? Văn bản trên có thể chia thành mấy phần?
Chỉ ra các phần đó?
GV? Nêu nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên?
+ 3 phần:
- Phần 1: ông CVA... mang danh lợi -> Giới thiệu về Chu Văn An.
- Phần 2: Học trò theo ông....ko cho vào thăm.
- Phần 3: Còn lại, Tình cảm của mọi người đối với Chu Văn An
GV? Em hãy phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản.
+ Mối quan hệ giữa các phần:
Luôn gắn bó chặt chẽ với nhau phần trước là tiền đề, cho phần sau, phần sau là sự tiếp nối cuả phần trước.
Các phần đều tập trung làm rõ cho chủ đề của văn bản.
Từ việc phân tích trên, hãy cho biết khái quát, bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần và mối quan hệ giữa các phần trong một văn bản
I/ - Bố cục văn bản: 
 1. Tìm hiểu: 
- Bố cục của văn bản 3 phần
- 3 phần có quan hệ chặt chẽ với nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản.
2. Kết luận: Ghi nhớ : (SGK)
Hoạt động 2: II/ - Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản:
GV? Phần thân bài văn bản " Tôi đi học" của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào?
HS: Thảo luận nhóm trong 3 phút và trình bày.
- Sắp xếp theo sự hồi tưởng những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của tác giả,các cảm xúc được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
- Sắp xếp theo sự liên tưởng đối lập những cảm xúc của một đối tượng trước dây và buổi tựu trường.
Chỉ ra những diễn biến tâm trạng bé Hồng trong phần thân bài?
 - Tình thương mẹ và thái độ căm ghét cổ tục....
- Niềm vui sướng cực độ khi ở trong lòng mẹ.
Khi tả người vật, con vật, phong cảnh..em sẽ lần lượt miêu tả theo tình tự nào?
Hãy kể một số tình tự thường gặp mà em biết?
Phần thân bài của văn bản " Người thầy đạo cao...." nêu các sự việc như thế nào?
Bằng những hiểu biết của mình hãy cho biết nội dung cách sắp xếp phần thân bài của văn bản?
( Việc sắp xếp nội dung phần thân bài tuỳ thuộc vào những yếu tố nào? Các ý trong phần thân bài thường được sắp xếp theo những trình tự nào?
II/ - Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản:
1. Tìm hiểu:
 a. . Tôi đi học 
b. Trong lòng mẹ
* Tả người, vật, con vật:
- Theo không gian: Xa gần.
- Theo thời gian.
- Theo chỉnh thể - bộ phận
- Theo tình cảm, cảm xúc.
* Tả phong cảnh:
- Không gian.
- Ngoại cảnh Cảm xúc
*Sự việc nói về Chu Văn An là người tài cao.
- Ông được học trò kính trọng.
2. Kết luận: Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 3: III/- Luyện tập, củng cố
Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích?
( Cho HS đọc các đoạn văn, sau đó HS thảo luận- đại diện nhóm trả lời)
- Bố cục của một văn bản? nội dung của từng phần?
- Việc sắp xếp nội dung phần thân bài tuỳ thuộc vào yếu tố nào?
GV: Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
Hs: làm bài, xung phong trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung.
III/- Luyện tập, củng cố
Bài 1: Phân tích được cách sắp xếp, trình bày ý của các đoạn trích
a). Trình bày ý theo trình tự không gian nhìn xa - đến gần- đến tận nơi- đi xa dần.
b). Trình tự thời gian: Về chiều- lúc hoàng hôn.
c). Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh.
2. Bài 2: Phân tích cách sắp xếp, trình bày nội dung văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng
4. Hướng dẫn tự học
Bài cũ: 
- Nắm kĩ nội dung phần ghi nhớ
- Làm bài tập 2, 3. Xây dựng bố cục bài văn tự chọn.
Bài mới:
- Chuẩn bị bài " Tức nước vỡ bờ ".Tóm tắt truyện,vận dụng những kiến thức cơ bản về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực .
Tiết 9
Văn bản: TỨC NƯỚC VỠ BỜ
 ( Ngô Tất Tố)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại.
- Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật hiện đại của nhà văn Ngô Tất Tố.
- Hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội tàn ác, bất nhân dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: có áp bức – có đấu tranh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
- Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.
- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Tóm tắt văn bản truyện.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ
- Giáo dục HS biết yêu thương, cảm thông quý trọng con người nông dân lương thiện. Có thái độ yêu ghét rạch ròi: Yêu lẽ phải, căm ghét cái ác, cái tàn nhẫn.
* Các kĩ năng cơ bản được giáo dục
1. Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ, trao đổi về số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám.
2. Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích bình luận diễn biến tâm trạng các nhân vật trong văn bản.
3.Tự nhận thức : Xác định lối sống có nhân cách, tôn trọng người thân, tôn trọng bản thân.
III.Các phương pháp kĩ thuật dạy học
1.Thảo luận nhóm
2.Viết sáng tạo
IV.Chuẩn bị
1/ GV: SGK, nghiên cứu tài liệu liên quan, soạn giáo án, bảng phụ
2/ HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
V. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
1/ ổn định:
2/ Bài Cũ: Phân tích tâm trạng của bé Hồng khi nằm trong lòng mẹ?
3/ Bài mới:
Vào bài: Trong tự nhiên có quy luật đã được khái quát thành câu tục ngữ, cũng có quy luật " Có áp bức có dấu tranh" Quy luật này được thể hiện khá rõ trong đoạn trích " Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố. Chúng ta cùng tìm hiểu quy luật đó thể hiện như thế nào trong văn bản.
Hoạt động 1:I/ - Tìm hiểu chung
* Gv hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- HS đọc chú thích
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh tác giả
 HS nêu- Gv chốt nội dung cơ bản
? Em hãy giới thiệu đôi nét về tác phẩm
* GV hướng dẫn HS đọc, 
 GV gọi HS đọc phân vai -> nhận xét
 HS hiểu một số chú thích khó
I/ - Tìm hiểu chung
1. Tác giả
 Tác giả: Ngô Tất Tố là nhà văn của nông dân
 Tác phẩm: Đoạn trích từ chương XVIII của tác phẩm
2. Đọc, hiểu từ khó:
 Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung văn bản
 * GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung văn bản
Hdẫn HS tìm hiểu 2 tuyến nhân vật
 GV chia lớp thành hai nhóm 
1. Tìm những chi tiết miêu tả thái độ,hành động của cai lệ và nhận xét ?
HS: Thảo luận nhóm trong 3 phút và trình bày
- Gv cho HS trình bày và nhận xét, GV chốt nội dung.
 ? Qua đó, em thấy cai lệ là người như thế nào.
2. Tìm những hành động, lời nói của chị Dậu ( chú ý cách xưng hô ) diễn biến tâm lí nhân vật
GV cho HS tìm, chú ý cách xưng hô, GV cho HS phân tích tâm lí của nhân vật.
HS: Thảo luận nhóm trong 3 phút và trình bày
?Nhận xét về nhân vật?
Cho HS trình bày, Gv chốt lại đặc điểm của nhân vật 
 ? Do đâu chị Dậu có sức mạnh lạ lùng như vậy?
 ? Tìm hiểu nội dung đoạn trích em hiểu thế nào về nhan đề " Tức nước vỡ bờ " ? 
GV cho HS trình bày
? Nhận xét giá trị nghệ thuật của văn bản?
 nêu những thành công về nghệ thuật tác giả sử dụng trong văn bản
II. Tìm hiểu chi tiết về văn bản
1. Nhân vật Cai Lệ :
 -Hung bạo, dã man, tàn ác, thô lỗ
-> đại diện cho chế độ thực dân phong kiến.
2. Nhân vật chị Dậu:
 - Mộc mạc, hiền dịu, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục nhưng không yếu đuối. Chị có sức sống mãnh liệt, tinh thần phản kháng quyết liệt
- Có tình thương chồng tha thiết 
- "Tức nước vỡ bờ" -> chân lí " có áp bức có đấu tranh".
3. Giá trị nghệ thuật của văn bản:
- Khắc hoạ tính cách nhân vật
- Ngôn ngữ kể chuyện hấp dẫn
- Miêu tả linh hoạt sinh động
Hoạt động 3: Tổng kết
 GV hướng dẫn HS rút ra phần ghi nhớ SGK
? Bài học hôm nay cần ghi nhớ điều gì?
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh củng cố, luyên tập.
III. Tổng kết 
 * Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập, củng cố
 Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc và khoanh tròn vào câu đúng:
- Câu 1: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất nội dung chính của đoạn trích Tức nước vỡ bờ( Ngô Tất Tố)?
A. Chỉ ra nỗi khổ cực của người nông dân bị áp bức.
B. Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân: vừa giàu lòng yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
C. Vạch trần bộ mặt tàn ác của bọn thực dân phong kiến đương thời.
D. Cả A, B, C đều đúng.
- Câu 2: Chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là người như thế nào?
A.Căm thù sâu sắc bọn tay sai phong kiến
B. Giàu tình thương yêu chồng con
C.Có thái độ phản kháng mạnh mẽ
D.Cả A, B, C đều đúng
4. Hướng dẫn tự học 
Bài cũ: - Học kĩ nội dung bài, nắm ghi nhớ.Tóm tắ đoạn trích khoảng 10 dòng theo ngôi kể của nhân vật chị Dậu.
 - Thử phân tích hình ảnh chi Dậu qua đoạn trích. Đọc diễn cảm đoạn trích.
Bài mới: Xem trước bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản
******************************************************
Tiết 10
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
- Vận dụng kiến thức đã học, viết được đoạn văn theo yêu cầu.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho.
- Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.
- Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.
3.Thái độ 
- Giáo dục HS ý thức học tập
* Các kĩ năng cơ bản được giáo dục 
1.Giao tiếp : Phản hồi, lắng nghe tích cực trìng bày suy nghĩ, ấn tượng về đoạn văn ,từ ngữ chủ đề, câu chủ đề quan hệ giữa các câu, cách trình bày nội dung một đoạn văn .
2.Ra quyết định :lựa chọn cách trình bày đoạn văn diễn dịch quy nạp, song hành phù hợp với mục đích giao tiếp.
III. Các phương pháp dạy học tích cực 
1.Phân tích tình huống giao tiếp 
2.Thực hành viết tạo lập đoạn văn 
3.Thảo luận, trao đổi 
IV. Chuẩn bị
1/ GV: Nghiên cứu tài liệu và soạn giáo án.
2/ HS:Học bài cũ, xem trước bài mới.
V. Tiến trình dạy học
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ:
- Bố cục của văn bản? Nhiệm vụ của từng phần? mối quan hệ giữa các phần? Cho biết cách sắp xếp nội dung phần thân bài?
3/ Bài mới:
Hoạt động 1: I/ - Thế nào là đoạn văn:
HS đọc văn bản " Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn"
GV?Văn bản trên gồm mấy ý?
Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?
HS: - 2ý
 - Mỗi ý được viết thành 1 đoạn văn
Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
 - Dấu hiệu: Viết hoa lùi đầu dòng và có dấu chấm xuống dòng.
Vậy theo em đoạn văn là gì?
( Đ.văn là đơn vị trên câu, có vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản)
I/ - Thế nào là đoạn văn:
1. Tìm hiểu:
2. Kết luận:
Đoạn văn:
Đơn vị trực tiếp tạo nên vbản.
- Về hình thức: Viết hoa lùi đầu dòng.
- Ndung: biểu đạt 1 ý tương đối hoàn chỉnh
Hoạt động 2: II/ - Từ ngữ và câu trong đoạn văn:
GV: Đọc lại đoạn văn và tìm từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn?
 - Đ1: Ngô Tất Tố (ông, nhà văn)
 - Đ2: Tắt đèn
Đọc đoạn 2 của văn bản và tìm câu then chốt của đoạn văn?
 Đ2: Câu : Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất tố.
GV? Tại sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn văn?
HS: Nội dung: Mang nội dung khái quát của cả đoạn văn.
GV? Em hãy nhận xét gì về nội dung hình thức và vị trí của câu chủ đề?
HS: Thảo luận nhóm trong 3 phút và trình bày
 HS: Hình thức: Lời lẽ ngắn gọn, thường có 2 thành phần chính
 - Vị trí: Đầu hoặc cuối đoạn.
Đọc 2 đoạn văn về Ngô Tất Tố.
GV? Đoạn 1 có câu chủ đề không? Em có nhận xét gì về các ý được trình bày trong câu?( Học sinh thảo luận nhóm và trình bày trong 3 phút)
 - Đoạn 1: Không có câu chủ đề -> Các ý được lần lượt trình bày trong các câu bình đẳng với nhau.
Câu chủ đề của đoạn 2 là gì? Nó được đặt ở vị trí nào? Mối quan hệ giữa câu chủ đề với các câu khác trong đoạn? 
- Đọc đoạn văn mục II 2b. Đoạn văn có câu chủ đề ko? nếu có thì nó ở vị trí nào?
Gọi 2 HS đọc: ghi nhớ.
II/ - Từ ngữ và câu trong đoạn văn:
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn:
 a. Tìm hiểu:
 Ví dụ: (SGK)
 b. Kết luận: ( SGK )
2.Cách trình bày nội dung đoạn văn:
 a. Tìm hiểu:
 Đoạn 1:
- trình bày theo cách song hành.
 Đoạn 2a : Câu chủ đề đoạn đầu mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn, các câu sau bổ sung, làm rõ nội dung câu chủ đề ( Câu khai triển)
 Đoạn 2b: 
Câu chủ đề: Cuối đoạn văn.
=> Trình bày theo cách quy nạp.
 b. Kết luận:
* Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 3: III/ - Luyện tập, củng cố
HS đọc văn bản " Ai nhầm" văn bản có mấy ý? Mỗi ý đc diễn đạt thành mấy đoạn văn?
HS đọc yêu cầu BT2
Thảo luận nhóm trong 4 phút và trình bày
- Đoạn văn là gì? Tóm tắt cách trình bày nội dung của đoạn văn?
- HS: Làm bài cá nhân trong 4 phút và trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
III/ - Luyện tập, củng cố
Bài tập 1: Đọc và xác định các ý diễn đạt ở văn bản. Nêu nhận xét về cách viết đoạn.
- Văn bản gồm 2 ý.
- Những ý diễn đạt thành 1 đoạn văn
Bài tập 2: Với nội dung cho trước xác định ý của các câu và cho biết các đoạn văn đó viết theo kiểu nào?
- Đoạn a: diễn dịch.
- Đoạn b: Song hành.
- Đoạn c: Song hành.
Bài tập 3: chọn ý trong bài “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng, sau đó viết thành một đoạn, phân tích cách trình bày trong nội dung đó.
4. Hướng dẫn tự học
* Bà

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_van_8_phi.doc