Phiếu mô tả dự án dự thi

I. Tên dự án dạy học:

Dạy học tích hợp trong môn Sinh học 8: Tiết 23 - bài 22: Vệ sinh hô hấp

II. Mục tiêu dạy học

a. Về kiến thức:

 + Môn sinh học

- Trình bày được các tác nhân gây hại hoạt động hô hấp, các bệnh đường hô hấp thường gặp, đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp.

- Nêu được các biện pháp để có hệ hô hấp khỏe mạnh.

 + Môn hóa học :

Đặc điểm khí CO và nguyên nhân tạo ra khí CO.

 Bài : Oxit axit (oxit phi kim)

 

doc 20 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1346Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu mô tả dự án dự thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Toán học:
Vận dụng các phép tính toán để tính được lượng khí vô ích và lượng khí hữu ích, từ đó rút ra được cần phải thở sâu và giảm nhịp thở để tăng hiệu quả hô hấp
 	+ Môn Địa lí:
Nắm rõ nguyên nhân, thực trạng và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
Nắm được địa hình, khí hậu vùng núi cao Tây Bắc.
 + Môn Văn hoc:
Hiểu được tác hại ghê gớm của tệ nạn nghiện hút thuốc lá đối với sức khỏe của bản thân và đạo đức xã hội.
Hiểu được việc chống hút thuốc không còn là vấn đề của riêng cá nhân mà, vì nó trực tiếp làm hại cả cộng đồng, cho nên, chống thuốc lá là việc của toàn xã hội. 
Lớp 9: Tiết 45 : Ôn dịch, thuốc lá
 + Môn GDCD : 
- Giáo dục học sinh biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể để có một hệ hô hấp khỏe mạnh.
- Có ý thức tuyên truyền mọi người xung quanh các biện pháp bảo vệ đường hô hấp.
- Biết cảm thông, chia sẻ với các em vùng cao không đủ áo ấm mặc trong mùa đông lạnh giá.
- Có ý thức bào vệ môi trường, bảo vệ nguồn không khí.
Lớp 6: Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể
Lớp 7 :Bài 14 : Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 
b. Về kỹ năng
+ Môn sinh học;
- Tìm kiếm thông tin trên mạng.
- Thu thập và xử lí thông tin.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập.
- Làm việc theo nhóm.
- Viết và trình bày báo cáo trước đám đông.
- Học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức.
- Kỹ năng hợp tác ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận
- Kỹ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
- Kỹ năng lắng nghe tích cực
- Đề ra các biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khoẻ.
+ Môn Hóa học:
 - Rèn kỹ năng quan sát, tổng hợp kiến thức.
 - Kỹ năng phân tích số liệu, giải thích hiện tượng thực tế.
+ Môn Thể dục:
 - Kỹ năng rèn luyện thân thể phù hợp với tình trạng sức khỏe.
+ Môn Toán học:
 - Kỹ năng giải toán.
+ Môn Địa lí:
 - Kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, phản hồi lắng nghe tích cực về tác hại và những tổn thất to lớn do ô nhiêm môi trường không khí
+Môn Văn học:
 - Kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, phản hồi lắng nghe tích cực về tác hại và những tổn thất to lớn do nạn dịch thuốc lá gây cho con người
	- Kĩ năng giao tiếp, tuyên truyền: quyết tâm phòng chống tệ nạn thuốc lá, động viên mọi người xung quanh cùng thực hiện. 
+ Môn GDCD:
 - Rèn luyện kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào thực tế đời sống.
 c. Về thái độ
- Nâng cao ý thức bảo vệ bản thân, tự chăm sóc bản thân mình và người thân.
- Biết thương yêu, chia sẻ với các em nhỏ vùng cao đang có một mùa đông lạnh giá mà không có áo ấm.
- Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm.
- Hứng thú trong quá trình làm dự án.
d. Phát triển năng lực 
- Học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức các môn học sinh học, hóa học, thể dục, ngữ văn, địa lý, giáo dục công dân, ngữ văn để đưa ra các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp và đề ra các biện pháp phòng tránh gây hại cho hệ hô hấp
- Học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức môn toán học để giải thích cơ sở tăng hiệu quả hô hấp.
III. Đối tượng dạy học của bài học
- Học sinh lớp 8 trường THCS Đông Hải
- Tổng số học sinh là 168 được chia làm 5lớp, trong đó lớp 8B1 và 8B4 tập hợp nhiều học sinh học giỏi đều các môn 8B2, 8B3, 8B5 có nhiều học sinh chỉ học giỏi ở một số môn.
- Bài dạy được thực hiện với việc kết hợp dạy học theo hình thức cả lớp và hoạt động nhóm.
IV. Ý nghĩa của dự án
“Dạy học tích hợp trong môn Sinh học 8: Tiết 23 - bài 22: Vệ sinh hô hấp” giúp học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học như : toán học, hóa học, thể dục, ngữ văn, địa lý, giáo dục công dân để giải quyết các tình huống, các câu hỏi đặt ra trong quá trình dạy học như: tình hình ô nhiễm không khí hiện nay? hút thuốc lá có hại cho sức khỏe như thế nào? những tác nhân nào gây hại cho hệ hô hấp? các biện pháp để có một hệ hô hấp khỏe mạnh, hình thức tập luyện thể thao như thế nào để tăng hiệu quả hô hấp
Dự án “Dạy học tích hợp trong môn Sinh học 8: Tiết 23 - bài 22: Vệ sinh hô hấp” không chỉ hình thành cho học sinh các kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm, trình bày trước lớp, giao tiếp mà còn giúp học sinh phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực phát triển tư duy, năng lực tính toán Hơn nữa, dự án còn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của học sinh, giáo dục kỹ năng sống như: kỹ năng bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại và tập luyện hệ hô hấp thường xuyên, kỹ năng tư duy, phê phán những hành vi gây hại đường hô hấp cho chính thân và những người xung quanh
Dự án giúp học sinh hiểu nguyên nhân, các biện pháp khắc phục vấn đề mang tính thời sự như: sự ô nhiễm môi trường, đặc biệt là sự ô nhiễm không khí đặc biệt là chăm sóc bản thân, bảo vệ hệ hô hấp trong mùa đông lạnh giá.
 Dự án giúp học sinh hứng thú, say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học, thực hiện tốt định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS hiện nay. 
V. Thiết bị dạy học, học liệu
a. Yêu cầu tiên quyết đối với giáo viên 
Internet 
Kĩ năng sử dụng web
Sao chép các hình ảnh
Microsoft Word
Đánh máy và định dạng văn bản.
Mở văn bản.
Lưu văn bản.
Chèn hình ảnh
In văn bản
Microsoft PowerPoint
Mở bài trình bày.
Tạo bài trình bày.
Lưu bài trình bày.
Chèn văn bản và phim ảnh, nhạc nền.
In phần trình chiếu và trình chiếu ( slide show).
Nguồn công nghệ thông tin cho lớp
Internet để truy cập các trang liên quan đến vấn đề môi trường, nguyên nhân gây hại cho hệ hô hấp và các biện pháp tránh các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
Microsoft Word.
Microsoft PowerPoint
b. Yêu cầu đối với lớp học
 -Máy vi tính cài đủ bộ microsoft Office 2003 và các phần mềm cần thiết khác, 
 nối mạng internet để truy cập vào các website có liên quan đến dự án.
 - Projector, loa.
3. Tài liệu tham khảo
 - Sách giáo khoa sinh học 8, sách giáo khoa công nghệ 6, sách giáo khoa hóa học 9, sách giáo khoa giáo dục công dân 7, giáo dục công dân 6...
 - Sách khoa học phổ thông, tờ rơi tuyên truyền, đĩa CD, VCD, DVD, phần mềm có liên quan.
 - Sách giáo viên, tài liệu liên quan.
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
BÀI 22: VỆ SINH HÔ HẤP
 I/ Mục tiêu 
1/ Kiến thức
 - Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp và nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp.
 - Tác hại của thuốc lá.
 - Trình bày được tác hại của tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp.
 - Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập TDTT đúng cách. 
 - Đề ra các biện pháp luyện tập để có 1 hệ hô hấp khoẻ mạnh và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí. 
2/ Kĩ năng
 	- Vận dụng kiến thức liên quan giải thích hiện tượng thực tế 
	- Hoạt động nhóm
3/ Thái độ 
Giáo dục ý thức bảo vệ , giữ gìn cơ quan hô hấp, có ý thức bảo vệ môi trường. 
 II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 - GV: 
 + Tranh lượng khí lưu thông trong phổi, một số hình ảnh về hoạt động của con người 
 + Phiếu học tập, bảng phụ
 - GADT
Phiếu học tập nhóm 
Không khí có thể bị ô nhiễm và gây tác hại tới hoạt động hô hấp từ những loại tác nhân nào?
Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại và nêu tác dụng của từng biện pháp?
STT
Biện pháp
Tác dụng
1
2
3
- HS: Xem trước nội dung bài, tìm hiểu các tác nhân gây ô nhiễm gây hại cho hệ hô hấp và cách phòng tránh.
 III/ Tiến trình bài học
 a/ Kiểm tra bài cũ 
 (?) Cho biết các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?
 (?) Sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào diễn ra như thế nào? 
b/ Bài mới
- Vào bài : Em hãy nêu một số bệnh về đường hô hấp? ( viêm đường hô hấp, viêm phổi, lao phổi, ung thư phổi, hen, SARS...)
	Trong thực tế có nhiều nguyên nhân gây bệnh đến hệ hô hấp. Vậy nguyên nhân gây ra hậu quả đó là gì? Biện pháp khắc phục như thế nào? Luyện tập ra sao để có một hệ hô hấp khẻo mạnh. Bài học hôm nay chúng ta nghiên cứu
Hoạt động 1: Cần phải bào vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại.
Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giáo tiếp, năng lực hợp tác,, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Gv: Cho học sinh đọc thông tin trong bảng 22 để tìm ra các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp và y/c hs hoàn thành bảng sau:
Bảng 22: Các tác nhân gây hại đường hô hấp
Tác nhân
Nguồn gốc
Tác nhân
Tác hại
Bụi
NO
SO
CO
Các chất độc hại
Các vsv gây bệnh
Gv: GV chiếu trên màn hình về hoạt động của con người và thiên nhiên gây ô nhiễm không khí.
Kết hợp thông tin bảng 22SGK vừa hoàn thành và hình ảnh đã quan sát, G/v yêu cầu học sinh thảo luận 2 câu hỏi sau trong phiếu học tập( 4 phút)
Phiếu học tập
Câu 1: Không khí có thể bị ô nhiễm và gây tác hại tới hoạt động hô hấp từ những loại tác nhân nào?
GV chiếu trên màn hình và thuyết trình:
Nội dung tích hợp môn hóa học:
GV: Khí CO được sinh ra từ hoạt động sinh hoạt nào của gia đình? Em sẽ làm gì để hạn chế khí CO trong không khí?
GV chiếu thông tin và thuyết trình: 
- Các bon ôxit (CO) hay còn gọi là mônôxít cácbon CO là chất khí không màu, không mùi và không gây kích ứng nên rất nguy hiểm vì người ta không cảm nhận được sự hiện diện của CO trong không khí. CO có ái lực với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 230-270 lần so với ôxy nên khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO do đó máu không thể chuyên chở ôxy đến tế bào. CO còn gây tổn thương tim do gắn kết với hymoglobin của cơ tim.
Tích hợp môn Ngữ Văn
GV. Em hãy nêu tác hại của việc hút thuốc lá thông qua bài ngữ văn” ôn dịch thuốc lá” mà các em đã học?
GV chiếu thông tin về thành phần khói thuốc lá gây hại cho sức khỏe.
- Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Người ta chia ra 4 nhóm chính:
 1. Nicotine. 
2. Monoxit carbon (khí CO) 
3. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá . 
 4. Các chất gây ung thư
 GV: yêu cầu học sinh quan sát video về tác hại của ô nhiễm không khí năm 2012 của WHO.
GV: trước tình hình ô nhiễm không khí nặng nề như vậy gây hại cho đường hô hấp như vậy? Các bạn cùng trả lời câu 2. 
Câu 2: Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại và nêu tác dụng của từng biện pháp?
GV: Để hạn chế các hoạt động tạo ra các tác nhân gây hại cho sức khỏe con người nhà nước ta đã đưa biện pháp gì?
- Tích hợp giáo dục pháp luật: Ngày 14/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 176/NĐ - CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có các quy định về phòng chống tác hại thuốc lá
Một trong các quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc lá khi chưa đủ 18 tuổi.
GV chiếu video về tác hại của thuốc lá: 
Gv: Các em chưa đủ 18 tuổi, lại còn đang đi học, còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy các em phải cương quyết nói không với thuốc lá.
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
GV: Nhà ở và nơi làm việc phải đảm bảo vệ sinh, tránh bị ô nhiễm môi trường, không khí kém thoáng
 (?) Các em đã làm gì để tham gia bảo vệ môi trường trong sạch ở trường, lớp? 
- Tích hợp giáo dục công dân ( tự chăm sóc và rèn luyện thân thể) qua bài tập tình huống:
Để chứng tỏ mình là một cậu bé khỏe mạnh, Hùng đã chứng minh cho các bạn cùng lớp thấy được những việc làm của mình: ăn kem vào mùa đông, mặc 1 chiếc áo sơ mi vào mùa đông, tắm nước lạnh vào mùa đông Em có đồng tình với Hùng không? Nếu không, em khuyên Hùng thế nào?
- GV: Không chỉ các tác nhân gây ô nhiễm không khí gây hại cho đường hô hấp, mà không khí lạnh cũng gây hại cho đường hô hấp. GV chiếu những hình ảnh em bé vùng cao chịu rét, chịu đói trên màn hình và thuyết trình Nội dung tích hợp môn Địa Lý: Khí hậu vùng núi cao Tây Bắc tương đối khắc nghiệt, mùa đông nhiệt độ dưới 0 độ, kinh tế rất khó khăn, nhiều hộ nghèo nào nhiều dân tộc thiểu số ít người. Cừ mỗi mùa đông đến có rất nhiều trẻ bị bệnh đường hô hấp. Em có thể làm gì để các em vùng cao có một mùa đông ấm áp? 
- Gv: Liên hệ thực tế một số bệnh thường gặp hiện nay:
 + Viêm các cơ quan của đường dẫn khí, viêm phổi.
 + Lao phổi, lao hạch. (do vi trùng lao).
 + Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (thường gặp ở người hút thuốc lá).
 + Ung thư phổi 
- Từ đó có hướng giáo dục hs ý thức, thực hiện tốt các nội dung đã nêu ở trên và vận dụng các kiến thức đã biết vào cuộc sống thực tế.
- Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận 
- HS: Tự thu thập thông tin trong bảng 22 và làm việc độc lập 1 – 2 phút
- HS: Hoàn thành bảng theo 22 theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- 
Học sinh quan sát 1 số hình ảnh?
- Đại diện nhóm trình bày, tóm tắt ý kiến của nhóm mình
- HS: Nêu được
 + Bụi
 + Nitơ ôxit (NOx)
 + Lưu huỳnh ôxit (SOx); Cacbon ôxit (COx)
 + Các chất độc hại (nicôtin, nitrôzamin)
 + Các VSV gây bệnh.
+ Khí CO được sinh ra nhiều từ hoạt động đốt, dùng than tổ ong, đốt gạch, động cơ xe thải ra...
 + Hạn chế dùng than tổ ong, mà nếu có dùng thì nên nhóm lò cách xa khu dân cư.
- Học sinh lắng nghe.
Yêu cầu học sinh nêu được: 
+ Hủy hoại nghiêm trọng đến sức khỏe và là nguyên nhân của những căn bệnh nguy hiểm về đường hô hấp: bênh viêm phổi, ung thư phổi. bệnh viêm vòm họng
- Ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống, nhân cách người Việt Nam nhất là thanh thiếu niên.
- Học sinh lắng nghe, từ đó ý thức được rằng : hút thuốc là có hại cho sức khỏe.
Học sinh quan sát và lắng nghe.
Đại diện nhóm trình bày, đại diện nhóm khác nhận xét và bổ sung
TT
Biện pháp
Tác dụng
1
- Trồng nhiều cây xanh nơi công sở, trường học, đường phố, bệnh viện và nơi ở.
- Điều hòa thành phần không khí (chủ yếu là tỉ lệ O2 và CO2) theo hướng có lợi cho hô hấp, ngăn bụi
2
- Không xả rác bừa bãi
- Không hút thuốc lá và vận động mọi người không nên hút thuốc.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra các khí độc hại
- Hạn chế ô nhiễm môi trường
- Hạn chế ô nhiễm không khí từ các chất khí độc (NOx, SOx, CO, nicôtin)
3
- Đeo khẩu trang chống bụi khi dọn vs ở những nơi có bụi
- Hạn chế ô nhiễm không khí từ bụi
Học sinh dựa vào kiến thức giáo dục công dân lớp 7 nêu được:
+ Để hạn chế các hoạt động tạo ra các tác nhân gây hại cho sức khỏe con người nhà nước ban hành: Luật bảo vệ môi trường, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh lằng nghe.
- HS: không vứt rác, xé giấy, không khạc nhổ bừa bãi.... tuyên truyền cho các bạn cùng tham gia.
- Cần giữ nhà cửa, sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng, ngăn nắp để cho không khí trong nhà thoáng khí, đảm bảo hàm lượng oxi thích hợp.
- Học sinh thảo luận và nêu ý kiến cá nhân: 
- Không đồng tình với việc làm của Hùng:
 + Có thể chứng minh sự khỏe mạnh của mình bằng cách chăm tập luyện thể dục, thể thao. Ăn uống, nghỉ ngơi, học tập đúng giờ, vừa sức
 + Mùa đông rất lạnh nếu không giữ gìn, cơ thể gặp lạnh đột ngột dẫn đến sốc nhiệt , có thể tử vong. Mặt khác vào mùa đông, không giữ ấm cơ thể, không biết lựa chọn trang phục phù hợp, đặc biệt là giữ ấm cổ, không đeo khẩu trang khi đi ngoài đường lạnh. Thì sẽ dẫn đến bệnh về đường hô hấp
- Tham gia chương trình áo ấm vùng cao, áo ấm cho em.. quyên góp tiền, quần áo gửi lên cho các em vùng cao Tấy Bắc.
- HS: Chú ý lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.
*Kết luận:
- Có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp như: Bụi, khói thuốc lá, nitơ ôxit, lưu huỳnh ôxit, cacbon ôxit, VSV gây bệnh
- Cần tích cực xây dựng môi trường sống và làm việc có bầu không khí trong sạch, ít ô nhiễm gồm các biện pháp sau:
 + Trồng nhiều cây xanh
 + Không xả rác bứa bãi
 + Không hút thuốc lá
 + Đeo khẩu trang chống bụi
Hoạt động 2:.Luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh
Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giáo tiếp, năng lực hợp tác,, năng lực sử dụng ngôn ngữ, phát triển năng lực tính toán.
- Gv: Y/c hs đọc thông tin trong SGK và cho hs thảo luận các câu hỏi sau:
(?) Vì sao khi luyện tập TDTT đúng cách thường xuyên từ bé thì sẽ có được dung tích sống lí tưởng? 
 (?) Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp? 
?) Hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khỏe mạnh ?
Tich hợp nội dung môn thể dục.
- Theo em những bài tập thể dục nào giúp em phát triển lồng ngực?Vì sao?
?) Dung tích sống là gì?
- Gv: Có thể mở rộng thêm: Vì dung tích sống phụ thuộc vào tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn.
 + Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực lại phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa.
 + Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập từ bé. Như vậy chúng cần luyện tập thường xuyên.
- Gv: Cho hs quan sát tranh lượng khí lưu thông ở phổi và yêu cầu học sinh đọc nội dung phần’ Em Có biết’ SGK/ 71:
 GV: thuyết trình; Trong 500ml khí lưu thông, có tới 150ml nằng trong đường dẫn khí( nơi không xảy ra sự trao đổi khí)- còn được gọi là khoảng chết, chỉ có 350ml nằm trong phế nang mới tham gia tra đổi khí.
Nội dung tích hợp môn toán học: Hãy tính lượng khí hữu ích và vô ích trong 2 trường hợp sau: 
- TH1: Một người thở ra 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 500 ml khí
- TH2: Nếu người đó thở sâu 12 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 750 ml khí
Như vậy: Khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong 1 phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp.
GV hỏi:
+ Hãy đề ra biện pháp gì tập luyện để có hệ hô hấp khỏe mạnh?
+ Quá trình tập luyện để tăng dung tích sống phụ thuộc vào yêu tố nào?
GV chiếu hình ảnh: Hình ảnh, tranh vẽ về những người đã đạt được những thành tích cao và đặc biệt trong rèn luyện hệ hô hâp.
- HS: Tự thu thập thông tin và trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.
- HS: Vì sẽ có được tổng dung tích của phổi là tối đa và lượng khí cặn là tối thiểu.
- HS: Làm cho tỉ lệ khí hiệu ích tăng lên và tỉ lệ khí trong đường dẫn khí (khoảng chết, khí vô ích) giảm xuống.
- HS: Cần luyện tập TDTT đúng cách, thường xuyên đều đặng từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng.
HS: Dựa vào kiến thức môn học, thảo luận nhóm đưa ra kiến thức.
- Bài tập thể dục có ích cho phát triển lồng ngực: Bài thể dục phát triển chung( đặc biệt là các động tác vươn thở, tay- ngực), các bài tập chạy. Vì chúng giúp máu nhiều oxi, giúp sự trao đổi chất ở phổi tăng khiến lồng ngực nở ra.
- HS: Dung tích sống là một trong những chỉ tiêu phản ánh trình trình trạng sức khỏe, dung tích sống lớn là cơ sở của sức khỏe tốt hơn.
- HS: Chú ý nghe và ghi nhớ kiến thức
350 ml nằm trong phế nang
( khí hữu ích)
Lượng khí lưu thông( 500ml)
150ml nằm trong đường dẫn khí
- HS: Chú ý quan sát tranh và ghi nhớ kiến thức
- Học sinh làm được: 
+ Lượng khí lưu thông/phút 500 ml kk
 500 x 18 = 9.000 ml
 + Khí vô ích ở khoảng chết:
 150 x 18 = 2700 ml
 + Khí hữu ích tới phế nang
 9.000 – 2700 = 6.300 ml kk 
 - Nếu người đó thở sâu 12 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 750 ml khí
 750 x 12 = 9.000 ml kk
 + Khí vô ích ở khoảng chết:
 150 x 12 = 1.800 ml kk
 + Khí hữu ích tới phế nang:
 9.000 – 1.800 = 7.200 ml kk.
- Học sinh tiếp tục trao đổi nhóm trả lời câu hỏi;.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét
-> Học sinh tự rút ra kết luận.
- Học sinh quan sát.
* Kết luận: - Cần luyện tập TDTT phối hợp với thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé thì sẽ có hệ hô hấp khoẻ mạnh.
- Luyện tập thể thao phải vừa sức , rèn luyện từ từ.
c. Củng cố và tóm tắt bài
Hãy chọn câu trả lời đúng:
Câu 1. Các bệnh nào dễ lây qua đường hô hấp:
a, Bệnh Sars, bệnh lao phổi, bệnh cúm, bệnh thổ tả.
b, Bệnh cúm, bệnh ho gà, bệnh kiết lị, bệnh sán.
c, Bệnh Sars, bệnh ho gà, bệnh cúm, bệnh lao phổi.
d, Bệnh lao phổi, bệnh thương hàn, bệnh kiết lị.
 Câu 2. Trồng nhiều cây xanh có ích lợi gì?
a, Giúp điều hòa không khí, hạn chế ô nhiễm.
b, Hút được bụi.
c, Tạo cảnh quan tươi mới.
d, Cho cuộc sống nhiều màu xanh.
Câu 3. Trong các câu sau đây, câu nào đúng câu nào sai? ( Đánh dấu+ vào ô c chỉ câu cho là đúng, đánh dấu – vào ô câu cho là sai).
a, Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra.
b, Luyện tập thể dục, thể thao đúng cách, đều đặn sẽ có dung tích sống lí tưởng.
c, Thở sâu và tăng nhịp thở sẽ tăng được hiệu quả hô hấp.
d, Khi CO chiếm chỗ O2 trong hồng cầu làm giảm hiệu quả hô hấp.
e, Đeo khẩu trang ở những nơi có nhiều bụi bảo vệ được hệ hô hấp.
Câu 4: Khí nào dưới đây khi xâm nhập vào máu sẽ chiếm chỗ ôxi trong hồng cầu?
 a) Bụi	b) NOx (Nitơ ôxit)
 c) CO (Cacbon ôxit) d) CO2 (khí cacbonic)
Câu 5: khí nào sau đây có trong khói thuốc lá?
 a) O2 (ôxi)	 b) CO (cacbon ôxit)
 c) NO2 (Nitơđiôxit) d) SO2 (lưu huỳnh điôxit)
Câu 6: Câu có nội dung đúng khi nói về khói thuốc lá là: 
a) Làm giảm hiệu quả lọc không khí của đường dẫn khí.
b) Không gây hại cơ thể khi tác dụng với nồng độ thấp
c) Kích thích sự trao đổi khí trong hoạt động hô hấp
d) Gây bệnh bụi phổi.
d. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà. 
- Học bài, làm bài tập 1,2, 3, 4 trang 73
- Chuẩn bị bài “ Thực hành: Hô hấp nhân tạo”. Đem theo gạc cứu thương và mảnh vải màu 40 x 40cm.
VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Thông qua kết quả hoạt động của các nhóm trên lớp để đánh giá và cho điểm.
- Thông qua các bài kiểm tra định kì 15 phút và 45 phút có nội dung liên quan đến bài học để đánh giá và cho điểm.
- Cụ thể GV kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra 15 phút theo 2 câu hỏi sau: 
 ? Kể những tác nhân gây hại đường hô hấp và phổi.
? Đề ra biện pháp để có hệ hô hấp khoẻ mạnh. 
* Yêu cầu nêu được các nguyên nhân lý học, hóa học tác dụng làm ảnh hưởng tới môi trường và ảnh hưởng tới hệ hô hấp, nêu được tác dụng của việc luyện tập TDTT để rèn luyện hệ hô hấp.
VIII. Các sản phẩm của học sinh:
 Sản phẩm của học sinh là kết quả bài kiểm tra 15 phút.
10 học sinh đạt 10 điểm
43 học sinh đạt 9 điểm
37 học sinh đạt 8 điểm
56 học sinh đạt 7 điểm
15 học sinh đạt 6 điểm
7 học sinh đạt 5 điểm
Như vậy, qua sản phẩm của học sinh , thấy được rằng: 100% học sinh trình bày được các kiến thức liên môn theo yêu cầu dự án đề ra về vận dụng

Tài liệu đính kèm:

  • doctich_hop_lien_mon_sinh_8.doc