Phương pháp giải bài tập di truyền học quần thể

 a. Xét một gen có hai alen ( A, a)

 a 1. Gen nằm trên NST thường: quần thể có 3 kiểu gen AA, Aa, aa.

 a 11. Thành phần kiểu gen

 - gọi D là tỉ lệ kiểu gen AA, ta có:

 D= ( số cá thể mang kiểu gen AA)/ ( tổng số cá thể trong quần thể)

 - gọi H là tỉ lệ kiểu gen Aa, ta có:

 H= ( số cá thể mang kiểu gen Aa)/ ( tổng số cá thể trong quần thể)

 - gọi R là tỉ lệ kiểu gen aa, ta có:

 R= ( số cá thể mang kiểu gen aa)/ ( tổng số cá thể trong quần thể)

 

doc 12 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1806Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp giải bài tập di truyền học quần thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình dạy học môn sinh học 12, tôi nhận thấy một trong số các dạng bài tập khó đối với học sinh là dạng bài tập di truyền học quần thể, mà thời gian dành cho chương “ Di truyền học quần thể” chỉ có hai tiết lý thuyết, không có tiết bài tập và tiết ôn tập. Do đó, học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn khi gặp phải các dạng bài tập này trong các đề thi tốt nghiệp , đặc biệt là đề thi đại học. Chính vì vậy tôi viết sang kiến kinh nghiệm với đề tài “ Phương pháp giải bài tập di truyền học quần thể ” nhằm giúp học sinh có cơ hội hiểu sâu hơn và nâng cao kỹ năng làm bài tập di truyền học quần thể cũng như rèn thói quen tự học và yêu thích môn sinh học hơn.
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
	Học sinh lớp 12 trường THPT Lê Quý Đôn
 III. ĐIỂM MỚI TRONG NGHIÊN CỨU
	Đề tài “ Phương pháp giải bài tập di truyền học quần thể ” không chỉ giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, biết phân dạng bài tập khi giải các đề thi, mà cón giúp các em nâng cao kỹ năng làm bài tập và rèn thói quen tốt tự học.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ THỰC TIỄN
	Qua hai tiết lý thuyết, học sinh còn rất mơ hồ. Các em còn hay bị nhầm lẫn giữa quần thể nội phối và quần thể ngẫu phối khi tìm cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ tiếp theo. Nhiều em còn luẩn quẩn trong cách tính tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Còn một số em thì ngại hỏi thầy cô và muốn buông xuôi môn học này.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
	Trong phân phối chương trình chỉ có hai tiết lý thuyết dành cho chương “Di truyền học quần thể, không có tiết bài tập và tiết ôn tập.
	Trong sách bài tập, phần bài tập có lời giải hướng dẫn thì nội dung còn hạn chế và cách giải vắn tắt ( bài 3, ý c trang 49). Nên các em rất khó có thể hiểu được nội dung một cách thấu đáo và hoàn thiện, đồng thời khó phát huy khả năng tự học của bản thân. 
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Sau mỗi tiết học lý thuyết, giáo viên đưa các dạng bài tập và hướng dẫn cách học cho học sinh nghiên cứu. Sau đó kiểm tra học sinh bằng bài tập trắc nghiệm, giúp học sinh tháo gỡ dần những khó khăn khi giải bài tập.
NỘI DUNG THỰC HIỆN
DẠNG 1: TÌM THÀNH PHẦN KIỂU GEN VÀ TÍNH TẦN SỐ TƯƠNG ĐỐI CỦA CÁC ALEN
 a. Xét một gen có hai alen ( A, a)
	 a 1. Gen nằm trên NST thường: quần thể có 3 kiểu gen AA, Aa, aa.
	a 11. Thành phần kiểu gen
	- gọi D là tỉ lệ kiểu gen AA, ta có:
 D= ( số cá thể mang kiểu gen AA)/ ( tổng số cá thể trong quần thể)
	- gọi H là tỉ lệ kiểu gen Aa, ta có: 
 H= ( số cá thể mang kiểu gen Aa)/ ( tổng số cá thể trong quần thể)
	- gọi R là tỉ lệ kiểu gen aa, ta có:
 R= ( số cá thể mang kiểu gen aa)/ ( tổng số cá thể trong quần thể)
VD: Một quần thể thực vật có 1000 cây với 500 cây có kiểu gen AA, 200 cây có kiểu gen Aa, 300 cây có kiểu gen aa. Tìm thành phần kiểu gen của quần thể.
Hướng dẫn: theo lý thuyết :
D (AA) == 0,5
H (Aa) = = 0,2
R (aa) = = 0.3
 ó quần thể có dạng: 0,5 AA + 0,2 Aa + 0,3 aa =1
a 12. Tính tần số alen
	- Theo lý thuyết:
	+ Tần số alen A: P(A) = ( số laen A) / tổng số alen của gen A
	+ Tần số alen a:q( a) = ( số laen a) / tổng số alen của gen A
	Suy ra: P( A) +q( a) = 1
VD: Một quần thể thực vật có 1000 cây với 500 cây có kiểu gen AA, 200 cây có kiểu gen Aa, 300 cây có kiểu gen aa. Tìm tần sồ alen A và a của gen A.
Hướng dẫn:
 Ta hiểu rằng mỗi cá thề mang kiểu gen AA là có hai alen A, mỗi cá thể mang kiểu gen Aa là mang một alen A và một alen a, mỗi cá thể mang kiểu gen aa là mang hai alen a.Vậy số alen A trong quần thể bằng 500.2 + 200 = 1200, số alen a trong quần thể bằng 300.2 + 200 =800.
	Suy ra p( A) = ; p(a) = 
	- Tính tần số alen khi biết cấu trúc di truyến quần thể
VD: Quần thể thực vật ở thế hệ P có cấu trúc di truyền như sau:0,5AA+ 0,3Aa + 0,2aa =1. Thì tấn số alen A va a của quần thề này là?
Hướng dẫn: P( A) = 0,5 +0,3/ 2 = 0,65
	 Q (a ) = 0,2 + 0,3/2 = 0,35.
a 13. tính tấn số alen khi quần thể đạt trạng thái cân bằng: Nếu yêu cầu đề bài cho quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền, thì tần số alen lặn bằng căn bậc hai tần số kiều hình lặn.
VD: Một quần thể gia súc đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 84 % cá thể lông vàng , các cá thể còn lại có lông đen. Biết gen A quy định lông vàng là trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Tần số của alen A và a trong quần thể này lần lượt là:
a. 0,4 và 0,6	b. 0,6 và 0,4	c. 0,7 và 0,3 	d. 0,3 và 0,7	
Hướng dẫn: % số cá thể lông đen = 100% - 64% = 36%
	Ta có: 
	Suy ra P( A) = 1- 0,6 = 0,4
a 2. Gen trên NST X không có alen tương ứng trên Y. 
-Trường hợp quần thể cân bằng, thì tần số alen lặn q ( Xa) tính bằng ( số cá thể đực mắc bệnh)/ tổng số cá thể đực của quần thể.
	q(Xa) = q(Xa Y)
	P(XA) = 1- q(Xa)
VD. Trong quần thể người tỉ lệ nam giới mắc bệnh mù màu là 1 %. Khả năng nữ giới trong quần thể này mắc bệnh là bao nhiêu ?
Hướng dẫn: q(Xa Y) = q(Xa) = 1% = 0,01. 
=> Tỉ lệ nữ mắc bệnh là: q2(Xa Xa) = (0,01)2 =0,0001 = 0,01%
- Trường hợp xét cả hai giới:
Giới XX có dạng cấu trúc: p2 (XAXA)+ 2pq (XAXa )+ q2 (XaXa )=1
Giới XY có dạng cấu trúc: p ( XA Y) + q ( XaY) =1
 Xét cả hai giới:XAXA+ pq XAXa +XaXa +(XA Y)+ (XaY) =1
	 Ta có số người mắc bệnh là: XaXa + (XaY). Từ đây ta tìm ra q ( Xa)
VD. Trong quần thể người có 12 % ngưới bị mù màu, xác định tỉ lệ nam và nữ bị bệnh mù màu? Biết quần thể đang cân bằng.
Hướng dẫn
 	 Ta có XaXa + ( XaY) = 0,12.
Giải phương trình này được q( Xa) = 0,2
Vậy tỉ lệ nam bệnh: q( Xa Y) = 0,2 = 20%. 
Tỉ lệ nữ bệnh q2 (XaXa )= 0,22 =0,04 = 4 %.
b. Xét một gen có nhiểu alen.
 b1. Trường hợp các gen di truyền theo kiểu đồng trội:
Xét sự di truyền nhóm máu ở người có ba alen IA, IB, I0 với tần số tương ứng là p,q,r. Khi quần thể cân bằng di truyền thì cấu trúc di truyền quần thể là: 
[ p(IA ) + q(IB )+ r(I0)] =1.
Tần số nhóm máu A: p2 (IA IA) + 2pr(IA I0) 
Tần số nhóm máu B: q2 (IB IB) + 2qr( IB I0)
Tần số nhóm máu AB: 2pq(IA, IB, )
Tần số nhóm máu O: r2 (I0I0)
Từ nhóm máu O ta tìm ra tấn số alen I0 , từ tấn số nhóm máu A và tần số alen I0 ta tìm ra alen IA và tương tự ta tìm ra alen IB. 
VD: Trong một quần thể người cân bằng di truyền , người ta khảo sát thấy 1% người có nhóm máu O, 28 % người có nhóm máu AB. Tỉ lệ người có nhóm máu A và B của quần thể đó là bao nhiêu? Biết nhóm máu A cao hơn nhóm máu B.
Hướng dẫn: ta có 
I0 = 
2pqIAIB =0,28. 
(IA + IB + I0) = 1 
IA = 0,7, IB = 0,2 . 
Nhóm máu A = :p2 (IA IA) + 2pr(IA I0) =( 0,7)2 +2.0,7.0,1= 0,63. 
Nhóm máu B = q2 (IB IB) + 2qr( IB I0)=( 0,2 )2 +2.0,2.0,1= 0,08.
b2. trường hợp các gen di truyền theo thứ tự trội lặn khác nhau:
	 Xét locus A có ba alen a1, a2, a3 theo thứ tự trội lặn hoàn toàn a1> a2, > a3 với tần số tương ứng là p,q,r. Cấu trúc di truyển của quần thể khi cân bằng là:
p2 ( a1a1) + 2pq (a1a2 ) +2pr( a1 a3 ) + q2 (a2 a2) +2qr (a2 a3 ) + r2 (a3 a3 )= 1
Tần số kiểu hình 1: p2 ( a1a1) + 2pq (a1a2 ) +2pr( a1 a3 ) 
Tần số kiểu hình 2: q2 (a2 a2) +2qr (a2 a3 ) 
 Tần số kiểu hình 3: r2 (a3 a3 )
 Từ tần số kiểu hình 3 ta tìm ra tần số alen r a3, từ tần số kiểu hình 2 và tần số alen a3 tìm ra tấn số alen a2. Sau đó lấy 1 trừ đi tấn số alen a2 và a3 ra tần số alen a1. 
c. Xét trường hợp có chọn lọc tự nhiên.
c1. Quần thể nội phối.
	Đối với quần thề nội phối có chọn lọc để loại bỏ một kiểu gen nào đó, thì ta phải xác định lại cấu trúc di truyền quần thể sau khi có chọn lọc.
VD. Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA: 0,30Aa: 0,25aa. Cho biết trong quá trình chọn lọc người ta đã đào thải các cá thể có kiểu hình lặn. Tính theo lí thuyết, tần số alen A và a ở F1 là?
Hướng dẫn: cấu trúc di truyển quần thể sau chọn lọc ( aa bị loại bỏ)
 + = 1 hay o,6 AA + 0,4 Aa = 1
P(A) = 0,6 + 0,4 / 2=0,8; q( a) = 0,4/2 = 0,2
c2. Quần thể ngẫu phối.
- Quần thể chưa cân bằng: để tìm được tần số alen ta phải xác định lại cấu trúc di truyền của quần thể , sau đó tính tần số alen theo công thức (dạng I, mục a12 trang 2 ) 
- Quần thể đã cân bằng:
Nếu kiểu gen đồng hợp lặn gây chết thì tần số alen lặn sau một thế hệ tính bằng : q ( a) = . Ta có thể chứng minh: 
 	* Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ P:
p2AA + 2pq Aa + q2aa = 1 ( điếu kiện: p2 q2 = 
 * Sau khi chọn lọc ta có cấu trúc di truyền của quần thể như sau:
 + = 1
Suy ra q ( a )= 
Nếu kiểu gen đồng hợp lặn gây chết thì tần số alen lặn sau n thế hệ tính bằng: q (a)= 
VD: Một quần thể thực vật có cấu trúc di truyền ở thế hệ P như sau: 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa = 1. trong quá trình chọn lọc người ta đã đào thải những cá thể có kiểu hình lặn. Tìm tần số alen A, a sau 3 thế hệ ngẫu phối.
Hướng dẫn: áp dụng công thức 
	q( a) == 
suy ra: p ( A)= 1- 0,125=0,875
d. Tính tần số alen trong trường hợp xảy ra đột biến, xảy ra nhập cư. Tôi không thể áp dụng được nên không thể hiện trong đề tài này.
DẠNG 2: XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ
a. quần thể nội phối ( quần thể tự thụ và quần thể giao phối gần)
 a 1. Quần thể có cấu trúc di truyền dạng Aa = 1: qua n lần tự thụ liên tiếp thì cấu trúc di truyền của quần thể là:
Aa =
AA= 
Aa= 
VD: Một quần thể thực vật ở thế hệ P có 100% cá thể có kiểu gen Aa. Tìm cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ 3 khi cho quần thể tự thụ phấn ?
Hướng dẫn: Aa còn bằng 
Như vậy thực giảm của Aa= mà thực giảm lại bằng thực tăng.
Lấy thực tăng chia cho 2 ra tăng đều AA và aa. Nên ta có . Vậy cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ 3 là: 
a2. Quần thể cấu trúc có dạng tổng quát: xAA + yAx + Zaa =1, nếu quần thể tự thụ qua n thế hệ thì: 
	Aa còn: .y
Suy ra Aa thực giảm = y - = y ( 1 - ) = thực tăng
Vậy AA = x + Lượng thực tăng2 = x + y ( 1 - )/ 2
aa = Z +Lượng thực tăng2 = Z + y ( 1 - )/ 2
VD: Quần thể có cấu trúc di truyền ở thế hệ P: 0,12AA +0,8Aa+0,08aa = 1.Tìm cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ ở thế hệ F4.
Hướng dẫn: Từ F1 tự thụ đến F4 là trải qua 3 thế hệ tự thụ:
Ta có: Aa còn =0,8. (12)3 =0,1 suy ra Aa thực giảm = 0,8-0,1 = 0,7 = thực tăng của AA và aa
Suy ra AA =0,12+ 0,72= 0,47
	aa = 0,08 + 0,72 = 0,43 
Vậy cấu trúc di truyền của quần thể F4 là : 0,47 AA+ 0,1Aa + 0,43aa = 1
Ta xét tần số alen của quần thể ở thế hệ F1 và thế hệ F4.
Ở thế hệ F1:
p(A) = 0,12+ 0,82 = 0,52
q(a) = 1-0,52 = 0,48
Cấu trúc di truyền ở F1 : 0,47AA+0,1Aa+0,43aa= 1
p(A) = 0,47+ 0,12 = 0,52
q(a) = 0,43+ 0,12 = 0,48
Kết luận: Quần thể tự thụ qua n thế hệ thì tần số alen không đổi, còn thành phần KG thì thay đổi theo hướng đồng hợp tăng dần còn dị hợp giảm dần.
a3. Tìm cấu trúc di truyền quần thể tự thụ trong trường hợp có xảy ra quá trình chọn lọc qua nhiều thế hệ: cứ mỗi thế hệ ta phải xác định lại cấu trúc di truyền của quần thể.
Ví dụ: Quần thể có cấu trúc di truyền ở thế hệ P là: 0,45AA + 0,30Aa + 0,25aa = 1. Biết kiểu gen aa không tham gia sinh sản. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ ở F2?
Hướng dẫn: P: 0,45AA + 0,30Aa + 0,25aa = 1. Cấu trúc di truyền ở P sau chọn lọc : 0,450,75AA +0,30,75Aa=1 Hay 0,6AA +0,4Aa = 1.Quần thể tự thụ qua một thế hệ ở F1:Aa còn = 0,4. (12)1=0,2
 => thực giảm =0,4 -0,2 = 0,2 = thực tăng.
 AA= 0,6+ 0,2/2 = 0,7
 aa= 0,2/2 = 0,1
Vậy cấu trúc di truyền ở F1: 0,7AA+0,2Aa+0,1aa. Cấu trúc di truyền F1sau chọn lọc: 0,70,9AA + 0,20,9Aa =1 hay 79AA +29Aa= 1
Vậy ở F2 Aa còn: 29 . 12 = 218
	AA= 79+218 . 2= 79 + 236 = 3036
	aa= 218 . 2 = 236
Vậy cấu trúc di truyền của quần thề ở F2 là : 3036AA +218 Aa+ = 236aa = 1
b. Quần thể ngẫu phối:
b1. Quần thể có cấu trúc di truyền xAA +yAa +Zaa=1. Để tìm cấu trúc di truyền của quần thể ở F1, F2.., Fn. Ta chỉ cần tìm tần số alen p(A) và q(a) sau đó cho ngẫu phối tức là tuân theo công thức: p2AA +2pqAa+ q2aa=1, và đây chính là cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền.
Ví dụ: Một quần thể sinh vật có cấu trúc di truyền ở thế hệ P: 
0,5AA +0,2Aa + 0,3aa = 1. Tìm cấu trúc di truyền quần thể ngẫu phối ở thế hệ F1, F2?
Hướng dẫn: Ta có ở đời P : : 0,5AA +0,2Aa + 0,3aa = 1
P(A) = 0,5+0,2/2=0,6
q(a)= 1- 0,6 = 0,4
Vậy ở F1 cấu trúc di truyền của quần thể là:
	(0,6)2AA +2 .0,4 . 0,6Aa+(0,4)2 aa =1, hay 0,36AA+0,48Aa+0,16aa=1
p(A)= 0,36+ 0,482 = 0,6
q(a) = 0,4
Suy ra: Cấu trúc di truyền của quần thể ở F2 = (0,6)2AA +0,48Aa+ 0,16aa=1. Như vậy ngẫu phối thì sau một thế hệ là quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.
b2. Cấu trúc di truyền của quần thể có chọn lọc
b21. Quần thể chưa cân bằng : Ta phải xác định lại cấu trúc di truyền của quần thể, sau đó ta xác định tần số alen trội và lặn rồi cho ngẫu phối để đưa về trạng thái cân bằng.
Ví dụ: Một quần thể cây trồng có thành phần kiểu gen là 0,36AA+0,54Aa+ 0,1aa=1. Trong quá trình chọn lọc người ta đã đào thải những cá thể có kiểu gen lặn. Qua ngẫu phối thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ sau là?
Hướng dẫn: Đưa quần thể về dạng sau chọn lọc:
P: 0,360,9AA +0,540,9Aa=1 hay 0,4AA+ 0,6Aa=1 
P( A)=0,4 +0,6 /2 =0,7
Q(a)=1- 0,7 =0,3
Vậy cấu trúc của quần thể ở F1 là:
P2AA=(0,7)2 = 0,49
2pq Aa =2 .0,7 .0.3= 0,42
q2 aa= (0,3)2
Hay 0,49AA+0,42Aa+0,09aa =1 và bây giờ quần thể đã cân bằng ta tìm cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ n theo hướng dẫn sau đây (b22)
b22: Quần thể đã cân bằng di truyền: Tìm cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ n, ta tìm tần số alen ( theo dạng I, ý c2) sau đó cho ngẫu phối tức là tuân theo công thức p2AA +2pqAa+ q2aa=1
Ví dụ: Một loài sinh vật có cấu trúc di truyền ở thế hệ P là:0,49AA +0,42Aa + 0,09aa =1. Biết kiểu gen aa không sinh sản, tìm cấu trúc di truyền cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối ở thế hệ F2.
q(a)=
p(A)= 1-0,1875= 0,8125
Cấu trúc di truyền quần thể ở F2 là: (0,8125)2AA+ 2.0,8125. 0,1875Aa + (0,1875)2 aa = 1. Hay 0,66 AA + 0,3 Aa + 0,04aa = 1 
b3.Cấu trúc di truyền quần thể trường hợp có 2 locus độc lập. Để tìm được thành phần kiểu gen của quần thể ta tiến hành với từng locus riêng lẻ, sau đó nhân thành phần kiểu gen của hai locus lại với nhau 
Ví dụ:Trong một quần thể giao phối tự do, xét một gen có hai alen A và a có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3 nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1; Một gen khác có hai alen B và b có tần số tương ứng là 0,8 và 0,2. trong trường hợp mỗi gen quy định một tình trạng, tình trạng trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội về cả hai tính trạng được dự đoán xuất hiện trong quần thể sẽ là: 
A. 75 %	B. 81,25%	C. 51,17%	D. 87,36 %.
Hướng dẫn: Tần số kiểu hình ( A-B-) = (A-). (B-) = (1 – aa). (1- bb) = 
0,91. 0,96 =0,8736.
DẠNG 3: BÀI TẬP VỀ SÁC XUẤT QUẦN THỂ
Xác định tỉ lệ KH trội thông qua tỉ lệ KH lặn = 100% - % KH lặn
Xác suất kiểu gen dị hợp trong số cá thể có KH trội = 2pq/(p2+2pq)
Ví dụ: ở người 1 gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen. Alen A quy định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với 1 người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này. Xác suất để người con đầu lòng thuận tay phải là: 
A. 37,5% 	B. 50% 	C. 43,7% 	D. 62,5%
Hướng dẫn: 
	- (xác suất người thuận tay trái ) + ( xác suất người cộng tay phải)= 1
	- Số người thuận tay trái = 100%- 64% = 36%
	- Gọi q(a) là tần số alen thuận tay trái.
	- P ( a) là tần số alen thuận tay phải.
Ta có q(a) = , p(A) = 1-0,6 = 0,4. Người phụ nữ thuận tay trái có kiểu gen aa kết hôn với người đàn ông thuận tay phải có kiểu gen AA hoặc Aa. Để sinh con thuận tay trái thì người chồng phải có kiểu gen Aa. 
	Xác xuất gặp người chồng thuận tay phải có kiểu gen Aa là : 
	Từ phép lai P ( Aa x aa ) -> F 1: ½ AA + ½ aa. => Xác suất sinh người con thuận tay trái là ½
	Vậy xác suất sinh can thuận tay trái từ cặp vợ chồng trên là: . Xác suất sinh con thuận tay phải = 1- 0,375 = 0,625= 62,5%: đáp án D
IV. KẾT QUẢ
	1. Kết quả: Khi áp dụng đề tài này tôi nhận thấy:
- Học sinh hứng thú học hơn, tự tin hơn bởi các em đã tự giải được một số bài tập 
- Các em chịu khó giải đề thi hơn thông qua việc các em tích cực hỏi bài.
- Con số khảo sát ở hai lớp cơ bản: lớp 12 A 5 năm học 2012-2013 và lớp 12 A7 năm học 2013-2014. Tôi chọn hai lớp này bởi vì năm học 2012-2013 tôi dạy một lớp nâng cao 12A1 và một lớp cơ bản 12A5, trình độ học sinh quá chênh lệch, nên không thể phản ánh chính xác. Chính vì vậy tôi chọn lớp 12A7 năm học 2013-2014 đã áp dụng đề tài so với kết quả của lớp 12 A 5 năm học 2012-2013 chưa áp dụng đề tài.
 * Nội dung bài tập:Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,4Aa: 0,6aa. Nếu biết alen A là trội không hoàn toàn so với alen a thì tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội của quần thể nói trên khi đạt trạng thái cân bằng là:
      A. 40%  B. 36%  C. 4%  D. 16%
* Kết quả:- lớp 12A5 có 7/ 30 em tự làm được.
	 - lớp 12A7 có 20/ 34 em tự làm được.
2. Kinh nghiệm:
- Cần định hướng cho học trò giá trị tri thức của chương Di truyền học quần thể,thiết thực nhất là đưa những bài toán cụ thể trong các đề thi.
- Với mỗi dạng dẫn dắt học sinh từ bài dễ, từ bài hỏi và trả lời trực tiếp đến các bài khó, bài hỏi gián tiếp. 
- Với từng dạng bài tập cần cho học sinh luyện tập nhiều lần.
- Khi kết thúc mỗi dạng hoặc mỗi bài toán cần có những nhận xét, đánh giá về sự cố gắng của học sinh.
C. KẾT LUẬN.
Đề tài này mang lại giá trị rất thiết thực cho học sinh, học sinh có thể tự học để hiểu sâu hơn, rộng hơn, nâng cao kiến thức di truyền học quần thể.
Với bất kỳ môn học nào, nội dung nào học sinh cũng cần phải phân dạng bài tập thì kiến thức mới logic.
Học sinh có ý thức bảo vệ sự đa dạng vốn gen của quần thể sinh vật, tránh trường hợp số lượng cá thể trong quần thể xuống quá mức tối thiểu, dẫn tới giao phối gần làm tăng kiểu gen đồng hợp, quần thể dễ rơi vào trạng thái diệt vong.
	GV thực hiện
	Dương Thị Kim
	 MỤC LỤC
 —&–
	Trang 
 A. ĐẶT VẤN ĐÊ	1	
I. Lý do chọn đề tài	 	1
Phạm vi nghiên cứu	 	1	
Điểm mới trong nghiên cứu 	1
NỘI DUNG
I. Cơ sở thực tiễn	1
II. Cơ sở lý luận	.
III.Các biện pháp thực hiện	1
1. Phương pháp thực hiện	1	
2. Nội dung thực hiện	2
DẠNG 1: TÌM THÀNH PHẦN KIỂU GEN VÀ TÍNH TẦN SỐ 
TƯƠNG ĐỐI CỦA CÁC ALEN
a. Xét một gen có hai alen ( A, a)	2
a 1. Gen nằm trên NST thường...	2
a 2.Gen nằm trên nhiễm sác thể X không có alen tương ứng trên Y	3
b. Xét một gen có nhiểu alen.	4
b1. Trường hợp các gen di truyền theo kiểu đồng trội:	4
b2. trường hợp các gen di truyền theo thứ tự trội lặn khác nhau:	4
c. xét trường hợp có chọn lọc tự nhiên	5
c1.Quần thể nội phối	5
c2.Quần thể giao phối 
DẠNG 2: XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ
a. Quần thể nội phối ( quần thể tự thụ và quần thể giao phối gần)	6
a 1. Quần thể có cấu trúc di truyền dạng Aa = 1:	6
 a2. Quần thể cấu trúc có dạng tổng quát: xAA + yAx + Zaa =1	6
a 3.Tìm cấu trúc di truyền quần thể tự thụ trong trường hợp có xảy ra quá trình chọn lọc qua nhiều thế hệ	7
b. Quần thể ngẫu phối	7
b1. Quần thể có cấu trúc di truyền xAA +yAa +Zaa=1.	7
b 2. Cấu trúc di truyền của quần thể có chọn lọc	8
b3. Cấu trúc di truyền quần thể trường hợp có hai locus độc lập	9
DẠNG 3: BÀI TẬP VỀ XÁC SUẤT QUẦN THỂ	9
Kết quả	10	C. KẾT LUẬN	

Tài liệu đính kèm:

  • docSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BTQT.doc