Hiện nay Bản đồ tư duy ( Mindmap) đang được khuyến khích sử dụng rộng rãi để nâng cao năng lực nhận thức, tăng tính độc lập, chủ động sáng tạo và phát triển tư duy cho học sinh. Thực tế giảng dạy cho thấy “Bản đồ tư duy” rất tiện lợi, có nhiều tác dụng. Trong đó tác dụng lớn nhất là giúp hệ thống hóa kiến thức, rèn kỹ năng tổng hợp khái quát hóa cho học sinh. Để phát huy vai trò này và khắc phục một số hạn chế trong thực tế dạy-học Sinh học, nuôi dưỡng niềm yêu thích bộ môn, nâng cao chất lượng học tập của học sinh, tôi chọn đề tài : Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức trong chương “Lá” sinh học 6.
MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG I TÓM TẮT ĐỀ TÀI. 2 II GIỚI THIỆU. 2,3 III 1 2 3 4 PHƯƠNG PHÁP. Khách thể nghiên cứu. Thiết kế. Quy trình nghiên cứu. Đo lường. 3 3 3 4,5,6,7,8 8 IV 1 2 IV.PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ. Phân tích dữ liệu. Bàn luận kết quả. 8 8 9 V 1 2 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. Kết luận. Khuyến nghị. 9 9 10 VI TÀI LIỆU THAM KHẢO. 10 VII PHỤ LỤC Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3 11 11 12 13,14 I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Hiện nay Bản đồ tư duy ( Mindmap) đang được khuyến khích sử dụng rộng rãi để nâng cao năng lực nhận thức, tăng tính độc lập, chủ động sáng tạo và phát triển tư duy cho học sinh. Thực tế giảng dạy cho thấy “Bản đồ tư duy” rất tiện lợi, có nhiều tác dụng. Trong đó tác dụng lớn nhất là giúp hệ thống hóa kiến thức, rèn kỹ năng tổng hợp khái quát hóa cho học sinh. Để phát huy vai trò này và khắc phục một số hạn chế trong thực tế dạy-học Sinh học, nuôi dưỡng niềm yêu thích bộ môn, nâng cao chất lượng học tập của học sinh, tôi chọn đề tài : Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức trong chương “Lá” sinh học 6. II. GIỚI THIỆU. Chương trình sinh học 6 chủ yếu nghiên cứu về các giới Thực vật, Vi khuẩn, Nấm, Địa y, trong đó kiến thức về Thực vật là nhiều nhất. Vì Thực vật cực kỳ quan trọng, số lượng loài rất lớn và có vai trò vô cùng quan trọng với sự sống trên Trái đất. Kiến thức về Thực vật được giảng dạy ở lớp đầu cấp, gần gũi với các em và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi. Học sinh lớp 6 ở trường THCS Trần Phú ngoan, sôi nổi, tự giác và rất tích cực học tập tiếp thu kiến thức mới, tuy nhiên kỹ năng tư duy của các em chưa tốt vì thời gian học tập còn ít, độ tuổi còn nhỏ, kinh nghiệm học chưa nhiều. Trong số những kỹ năng tư duy học sinh lớp 6 còn thiếu thì kỹ năng hệ thống hóa kiến thức là yếu nhất, bởi vì các em vẫn quen với lối học thuộc lòng từng bài mà chưa có kỹ năng hệ thống hóa các kiến thức trong cùng chủ đề được phân chia vào các chương, ví dụ : chương Rễ, chương Thân, chương LáKết quả là khi nội dung bài học quá nhiều thì các em không thể nhớ được nên bỏ sót kiến thức, kết quả học tập chưa cao. Để giải quyết khó khăn này thì bản đồ tư duy là một công cụ tốt nhất để hỗ trợ, giúp các em phát huy tính sáng tạo về cách vẽ, sử dụng màu sắc, tổng hợp và hệ thống kiến thức, vì vậy giáo viên chỉ cần rèn luyện tốt kỹ năng sử dụng bản đồ tư duy cho học sinh là đã thu được nhiều ích lợi như học sinh biết hệ thống hóa kiến thức, học sinh biết sử dụng bản đồ tư duy vào các hoạt động học tập khác nâng cao kết quả học tập. Bản đồ tư duy cũng rất phù hợp với quá trình nhận thức, vì học sinh được tự tay làm sẽ nhớ kiến thức lâu hơn. Bản đồ tư duy có những lợi ích như vậy, nên tôi đã thực hiện nghiên cứu để đánh giá hiệu quả thực sự của bản đồ tư duy với hoạt động ôn tập, hệ thống hóa kiến thức của học sinh lớp 6. III. PHƯƠNG PHÁP. 1. Khách thể nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 6A3 và 6A4 của trường THCS Trần Phú, đây là 2 lớp có lực học tương đương nhau, có học sinh Giỏi, Khá, Trung bình. Học sinh cả 2 lớp bao gồm cả những em nhanh nhẹn, cả những em học thụ động được học theo chương trình đại trà. Thông tin về 2 lớp được thể hiện ở bảng sau: STT THÔNG TIN 6A3(Lớp thực nghiệm) 6A4(Lớp đối chứng) 1 Giới tính Nam: 18 Nữ :16 Nam :17 Nữ :16 2 Kết quả tuyển sinh đầu cấp G:20 K :10 TB: 4 G :19 K :10 TB:4 nghiên cứu được rút ra từ những dữ liệu thu được trong năm học 2013 -2014. 2.Thiết kế Để tìm hiểu vai trò của bản đồ tư duy trong việc hệ thống hóa kiến thức cho học sinh, tôi đã chọn dạng thiết kế ngiên cứu là thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương. Vì các em học sinh còn nhiều nhiệm vụ học tập khác nên cần phải lựa chọn được dạng thiết kế vừa kiểm tra được hiệu quả của tác động vừa thuận tiện cho cả học sinh và giáo viên. Nội dung thiết kế được thực hiện tóm tắt như sau: Lớp Kiểm tra trước tác động. Tác động. Kiểm tra sau tác động. 6A3 O1 Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ tư duy trong chương “Lá”. O3 6A4 O2 Không tác động. O4 3.Quy trình nghiên cứu: 3.1.Thời gian thực hiện tác động:Tôi thực hiện rèn kỹ năng lập bản đồ tư duy cho học sinh từ đầu năm, sau 2 tháng tôi tiến hành thu thập dữ liệu biểu thị ở bảng sau: Lớp nghiên cứu Thời gian bắt đâu rèn kỹ năng cho học sinh. Thời gian thực hiện kiểm tra lần 1. Thời gian tác động phục vụ cho thu thập dữ liệu. Thời gian thực hiện kiểm tra lần 2. 6a3(lớp thực nghiệm) 6/9/2013 7/11/2013 8/11/2013 13/11/2013 6a4(lớp đối chứng) 6/9/2013 7/11/2013 8/11/2013 13/11/2013 3.2.Tiến hành nghiên cứu: Để rèn kỹ năng sử dụng bản đồ tư duy trong việc hệ thống hóa kiến thức tôi đã áp dụng ở lớp 6a3(lớp thực nghiệm) và lớp 6a4 (lớp đối chứng)những biện pháp sau: 3.2.1 .Thực hiện các bước chuẩn bị và rèn kỹ năng cho học sinh: *Giáo viên cần hiểu rõ các vấn đề liên quan của bản đồ tư duy, bản đồ tư duy giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, nhìn thấy bức tranh tổng thể mà lại bảo đảm chi tiết, mở rộng ý tưởng đào sâu kiến thức, hệ thống hóa kiến thức, kích thích hứng thú học tập của học sinh. Cụ thể: Bản đồ tư duy cho một chương học: *Sơ lược một bản đồ tư duy: Một bản đồ tư duy có một hình ảnh trung tâm và các nhánh xuất phát từ hình ảnh trung tâm đó. - Hình ảnh trung tâm là vấn đề bạn cần giải quyết, hoặc quan tâm. - Phân nhánh cấp I. - Phân nhánh cấp II. - Phân nhánh cấp III. Hoặc có thể có nhiều cấp, nếu vấn đề được mở rộng. Sau đó sử dụng các mũi tên, đường nối, nhánh rẽ để thể hiện sự liên hệ giữa các kiến thức chúng ta sẽ vẽ các nhánh cấp 1 từ chủ đề trung tâm, đó là các đề mục lớn. Sau đó là các nhánh cấp 2 là nội dung chi tiết bài học. Chúng ta nên sử dụng màu sắc để làm bản đồ tư duy của mình sinh động hơn. Lưu ý rằng các nhánh cùng cấp thì sử dụng cùng màu sắc. Chúng ta có thể sử dụng nhiều hình ảnh có liên quan đến chủ đề mình đang thực hiện. Ví dụ minh họa trong tiết 21 bài: Đặc điểm bên ngoài của lá Ví dụ minh họa trong tiết 28 bài : Quan sát biến dạng của lá Sau đó sẽ vẽ những bản đồ tư duy phức tạp hơn, kết thúc mỗi chương thì hướng dẫn học sinh vẽ một bản đồ tư duy tổng quát . Từ đầu năm tôi đã hướng dẫn cho học sinh cách sử dụng bản đồ tư duy ở tất cả các lớp, ứng dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy các tiết học có kiến thức mới để tất cả học sinh đều hiểu bản đồ tư duy là gì, cách vẽ, nguyên tắc vẽmột biện pháp quan trọng đã được áp dụng là sử dụng công nghệ thông tin để các em dễ hình dung và làm quen. VD: Có thể vẽ sơ đồ đơn giản. * Giáo viên rèn luyện cho học sinh như sau: - Xác định các kiến thức cần ghi nhớ. - Hướng dẫn cho học sinh cách đưa những kiến thức đó vào bản đồ tư duy. - Dành thời gian cho học sinh tập luyện vẽ bản đồ tư duy: Đây là bước rất quan trọng vì không luyện tập các em sẽ quên. Cần giám sát sao cho mỗi học sinh tự vẽ lại ít nhất là 3 lần: lần 1 do giáo viên hướng dẫn, lần 2 ngay sau khi kết thúc lần 1, đối chiếu để bổ sung những chỗ quên sót, lần 3 vào tiết học sau. - Kiểm tra việc rèn luyện của học sinh: Khi kiểm tra bài cũ có thể chia bảng làm ba hoặc bốn, chuẩn bị phấn màu để các em lên vẽ trên bảng, sau đó giáo viên đánh giá và sửa chữa lại. Cách này giúp giáo viên kiểm tra việc hình thành kỹ năng của nhiều em học sinh, giúp hỗ trợ các em học tập tốt hơn. 3.2.2 .Thực hiện tác động để thu thập dữ liệu: - Thực hiện bài khảo sát về thái độ: trong tiết 31. - Cuối tiết 28 tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra 15’ về chương Lá không báo trước => tổng hợp lại điểm của cả hai lớp. Trong tiết 29 ở lớp thực nghiệm 6a3 hướng dẫn cho học sinh tạo bản đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức chương Lá còn lớp đối chứng dạy tiết 29 bình thường .Vào đầu tiết 30 cho học sinh cả hai lớp làm lại bài kiểm tra, kết quả được thể hiện ở phụ lục. 4. Đo lường: 4.1. Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bản đồ tư duy, tôi đã sử dụng công cụ đo là bài kiểm tra 15 phút, kiến thức tổng hợp có cùng nội dung ở cả hai lớp theo phương pháp kiểm tra nhiều lần ( 2 lần) .(phụ lục 1) -Phạm vi kiểm tra: Các kiến thức trong chương Lá. -Nội dung kiểm tra: Dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, số lượng 10 câu. -Thời gian kiểm tra cụ thể được thể hiện ở bảng trang 4. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ: 1. Phân tích dữ liệu: a.Điểm kiểm tra của 2 lớp trước và sau tác động: Lớp/Điểm số. TBC điểm số trước tác động. TBC điểm số sau tác động. Hiệu số trung bình cộng Sau - Trước. Lớp 6A3 (thực nghiệm) 5,3 7,8 2,5 Lớp 6A4 ( đối chứng) 5,3 5,9 0,6 +Kiểm tra mức độ ảnh hưởng của tác động (ES): Khi áp dụng công thức tính trong phần mềm Excel thu được độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn là 1( trong bảng phụ lục 3). +Tính giá trị p của phép kiểm chứng t-test độc lập: Áp dụng công thức trong phần mềm excel thu được p=0,01 < 0,05. + Tính giá trị p của phép kiểm chứng t-test phụ thuộc : Áp dụng công thức trong phần mềm excel thu được p=0,02 < 0,05. b.Ý kiến của học sinh về bản đồ tư duy: - Sau khi áp dụng công thức để tính hệ số tương quan chẵn lẻ là 0,93, độ tin cậy Spearman –Brown của dữ liệu thu được ở lớp 6a3 là 0,96. - Sau khi áp dụng công thức để tính hệ số tương quan chẵn lẻ là 0,89, độ tin cậy Spearman –Brown của dữ liệu thu được ở lớp 6a4 là 0,94. Kết quả điểm trung bình của mỗi câu hỏi: Lớp/câu C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 Lớp 6A3 4.40 4.35 4.40 4.52 4.43 4.48 4.08 4.53 4.43 4.48 Lớp 6A4 4.12 4.00 3.98 3.80 4.30 4.27 3.59 3.59 3.49 3.54 2. Bàn luận kết quả: a. Điểm trung bình cộng của kết quả hai lớp: Ta thấy lớp 6a3 có kết quả cao hơn lớp 6a4, như vậy là bản đồ tư duy có hiệu quả nâng cao kết quả học tập của lớp thực nghiệm. b.Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn : SMD thu được là 1, chứng tỏ tác động có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh. -Giá trị p của cả 2 phép kiểm chứng đều nhỏ hơn 0,05, có nghĩa là kết quả thu được không phải là do ngẫu nhiên mà thực sự có ý nghĩa, có tác dụng nâng cao khả năng ghi nhớ kiến thức. c.Kết quả khảo sát về hứng thú của học sinh: - Ở lớp thực nghiệm: Mức hứng thú với bản đồ tư duy khoảng 4 điểm trở lên, chứng tỏ học sinh có hứng thú với bản đồ tư duy. Do các em được rèn luyện trở nên thành thục, có thể tự thiết kế theo ý thích nên có hứng thú với bản đồ tư duy. - Ở lớp đối chứng: Mức hứng thú với bản đồ tư duy khoảng từ 3 đến 4 điểm, chứng tỏ học sinh không có hứng thú lắm với bản đồ tư duy, vì các em có được hướng dẫn nên biết sử dụng , nhưng trong bài ôn tập do giáo viên cố ý không ôn tập theo bản đồ tư duy nên kết quả bài kiểm tra thấp hơn, dẫn đến học sinh cảm thấy bản đồ tư duy khá phức tạp nếu kiến thức nhiều, điều này chứng tỏ công tác hướng dẫn của giáo viên là rất quan trọng. - Kết quả của cả 2 lớp đều không quá 4,53: Học sinh vẫn cảm thấy khó khăn nhất định khi dùng, nên để khắc phục giáo viên cần có cách hướng dẫn hiệu quả hơn, dễ dàng hơn, nhất là chú trọng sự rèn luyện thường xuyên để các em cảm thấy thông dụng và không phải lúc nào cũng sử dụng, chỉ nên sử dụng vừa đủ, có sự phối hợp với cách học truyền thống. Cụ thể là dùng vừa phải trong bài học mới và chú trọng dùng trong tiết ôn tập. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 1. Kết luận: - Bản đồ tư duy thực sự có hiệu quả để nâng cao kết quả học tập của học sinh, phát huy trí sáng tạo và tiết kiệm thời gian học tập. - Sử dụng bản đồ tư duy còn có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin là các phần mềm hiện đại, giúp nâng cao hứng thú của học sinh và năng lực của giáo viên. 2. Khuyến nghị: Qua quá trình thực hiện và nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy giai đoạn hướng dẫn của giáo viên là rất quan trọng, làm cho các em dễ dàng tiếp cận cách vẽ bản đồ tư duy thì hiệu quả sẽ cao hơn, dễ dàng cho giáo viên về sau này. - Giáo viên nên khuyến khích các em tự sáng tạo bản đồ tư duy, tạo ra sự hấp dẫn cho bài học. - Giáo viên nên chú ý cho các em vẽ lại bản đồ tư duy lần 1, lần 2, lần 3,...để các em thật sự khắc sâu kiến thức. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1.Sách giáo khoa Sinh học 6. 2.Phân phối chương trình môn Sinh học. 3.Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng. 4.Cách vẽ bản đồ tư duy-nguồn:Internet. 5.Tony Buzan và bản đồ tư duy -nguồn:Internet. VII. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Bài kiểm tra khảo sát. TRAÉC NGHIEÄM: (10ñ) Khoanh troøn vaøo ñaàu caâu traû lôøi em cho laø ñuùng nhaát: 1) Đặc điểm nào của phiến lá giúp nhận được nhiều ánh sáng: a. Phiến lá có dạng bản dẹt, có màu lục, là phần rộng nhất của lá. b. Phiến lá có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. c. Phiến lá có dạng bản dẹt, có màu lục. d. Phần lớn các loại lá đều có cuống và phiến. 2) Hơi nước từ lá thoát ra ngoài nhờ : a. Gaân laù. b. Caùc teá baøo thòt laù c. Hoạt động của caùc loã khí treân laù d. Caùc teá baøo bieåu bì. 3) Laù söû duïng nguyeân lieäu naøo ñeå cheá taïo tinh boät? a. Khí oxi, nöôùc. b. Khí cacbonic. c. Caùc chaát höõu cô. d. Khí cacbonic, nöôùc. 4) Taïi sao khi nuoâi caù caûnh trong beå kính người ta thường thả vào bể các loại rong ? a. Làm đẹp cho bể. b. Làm thức ăn cho cá. c. Laøm cho nöôùc giaøu khí oxi cho caù hoâ haáp. d. Laøm taêng chaát höõu cô. 5) Quang hôïp cuûa caây xanh seõ bò ngöøng treä khi nhieät ñoä ôû: a. 200C b. 300C c. 250C d. 400C 6) Chaát nào döôùi ñaây khoâng phaûi laø saûn phaåm cuûa hoâ haáp : a. Khí oxi. b. Hôi nöôùc. c. Naêng löôïng. d. Khí cacbonic. 7) Boä phaän naøo cuûa caây coù theå tham gia vaøo hoâ haáp? a. Thân, lá, rễ, hoa, quả, hạt. b. Thân, lá hoa, quả, hạt. c. Chỉ có những bộ phận màu xanh mới tham gia hô hấp. d. Rễ nằm dưới mặt đất nên không tham gia hô hấp. 8) Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp ? a. Ánh sáng, nước. b. Nước, nhiệt độ. c. Aùnh saùng, nöôùc, nhieät ñoä, khí cacbonic. d. Ánh sáng, nước, khí cacbonic. 9) Laù bieán thaønh caùc cô quan baét moài gaëp ôû caùc caây. a. Hành, tỏi. b. Cây xương rồng, cây mây. c. Cây nắp ấm, cây bắt ruồi. d. Bầu bí, mướp. 10) Tại sao có những cây sống ở chổ thiếu ánh áng như tán cây rừng, dưới bóng cây vẫn có lá màu xanh tươi và phát triển tốt ? a. Vì những cây này thuộc loại cây ưa bóng, không cần nhiều ánh áng. b. Vì những cây này lấy chất dinh dưỡng của cây chủ. c. Vì những cây này bộ rễ phát triển dài ra khỏi chổ rợp dễ nhận ánh sáng. d. Vì thỉnh thoảng có các ánh chớp lóe cung cấp ánh sáng cho cây. Đáp án như sau: CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/ÁN a c d c d a a c c a Ý KIẾN NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM. *CẤP TRƯỜNG *CẤP HUYỆN .
Tài liệu đính kèm: