Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác kênh hình trong học tập bộ môn Lịch sử 9

CHUYÊN ĐỀ THAO GIẢNG

Tên chuyên đề:

 “RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KĨ NĂNG KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG HỌC TẬP BỘ MÔN LỊCH SỬ 9”

I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:

Kênh hình bao gồm bản đồ, lược đồ, tranh ảnh lịch sử, là những phương tiện dạy học rất đặc trưng của bộ môn lịch sử, nó giúp cho học sinh (HS) tái hiện những sự kiện, nhân vật trong quá khứ. Theo xu hướng hiện nay là giảm bớt thuyết trình của giáo viên, tạo điều kiện để học sinh học tập tích cực nên chúng được sử dụng như là một nguồn cung cấp kiến thức giúp học sinh tự tìm tòi, phát hiện những kiến thức và rèn luyện kĩ năng bộ môn chứ không chỉ để minh họa cho lời giảng của giáo viên.

Hiện nay, một số giáo viên mới dừng lại ở việc sử dụng kênh hình để minh họa về con người, công việc, nơi chốn. Còn việc tổ chức các hoạt động nhận thức, rèn luyện các kĩ năng khai thác cho HS thì giáo viên chưa quan tâm nhiều. Đôi khi do thời gian học hạn chế, nhiều giáo viên còn bỏ qua ngay cả các tranh ảnh trong SGK, vì vậy chưa phát huy được vai trò tích cực của kênh hình vào dạy học bộ môn.

Như vậy kênh hình là đối tượng để học sinh chủ động, tự lực khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác tốt kênh hình trong học tập bộ môn lịch sử là một yêu cầu cấp thiết và mang tính quyết định đến sự thành công trong dạy - học của thầy và trò.

Từ lí do trên, tôi xây dựng chuyên đề: “Rèn luyện cho học sinh kĩ năng hai thác tốt kênh hình trong học tập bộ môn lịch sử 9” Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn.

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 972Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác kênh hình trong học tập bộ môn Lịch sử 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
TỔ CHUYÊN MÔN : SỬ - ĐỊA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Duy Tân, ngày 30 tháng 10 năm 2017
CHUYÊN ĐỀ THAO GIẢNG
Tên chuyên đề:
 “RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KĨ NĂNG KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG HỌC TẬP BỘ MÔN LỊCH SỬ 9”
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Kênh hình bao gồm bản đồ, lược đồ, tranh ảnh lịch sử, là những phương tiện dạy học rất đặc trưng của bộ môn lịch sử, nó giúp cho học sinh (HS) tái hiện những sự kiện, nhân vật trong quá khứ. Theo xu hướng hiện nay là giảm bớt thuyết trình của giáo viên, tạo điều kiện để học sinh học tập tích cực nên chúng được sử dụng như là một nguồn cung cấp kiến thức giúp học sinh tự tìm tòi, phát hiện những kiến thức và rèn luyện kĩ năng bộ môn chứ không chỉ để minh họa cho lời giảng của giáo viên. 
Hiện nay, một số giáo viên mới dừng lại ở việc sử dụng kênh hình để minh họa về con người, công việc, nơi chốn. Còn việc tổ chức các hoạt động nhận thức, rèn luyện các kĩ năng khai thác cho HS thì giáo viên chưa quan tâm nhiều. Đôi khi do thời gian học hạn chế, nhiều giáo viên còn bỏ qua ngay cả các tranh ảnh trong SGK, vì vậy chưa phát huy được vai trò tích cực của kênh hình vào dạy học bộ môn.
Như vậy kênh hình là đối tượng để học sinh chủ động, tự lực khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác tốt kênh hình trong học tập bộ môn lịch sử là một yêu cầu cấp thiết và mang tính quyết định đến sự thành công trong dạy - học của thầy và trò.
Từ lí do trên, tôi xây dựng chuyên đề: “Rèn luyện cho học sinh kĩ năng hai thác tốt kênh hình trong học tập bộ môn lịch sử 9” Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn.
II. THỰC TRẠNG 
1. Những việc đã làm được:
Giờ học, học sinh hào hứng hơn, tích cực hơn trong học tập bộ môn lịch sử.
Kiến thức bài học được khai thác triệt để hơn trước.
Nhiều học sinh trước đây còn rụt rè e ngại, lúng túng không biết được những kiến thức cơ bản trong khai thác kênh hình thì giờ đây các em biết tự quan sát nhận xét đánh giá được, chất lượng học tập bộ môn lịch sử của học sinh ngày càng tăng lên.
2. Tồn tại;
Kênh hình trong sách giáo khoa còn rất hạn chế, chưa phản ánh hết nội dung kiến thức của bài học.
Sách giáo khoa chỉ đơn thuần có hình ảnh mà không có các Video clip sự kiện liên quan đến bài học nên giáo viên phải mất nhiều thời gian công sức để tìm kiếm, hiệu chỉnh cho phù hợp với thời gian của tiết học. Kĩ năng quan sát, nhận xét của một số học sinh vẫn còn những hạn chế nhất định.
3. Nguyên nhân.
Học sinh chưa chịu khó tìm tòi những hình ảnh, Video clip liên quan đến bài học từ các nguồn khác ngoài sách giáo khoa.
Thái độ làm việc của học sinh với kênh hình còn hết sức tiêu cực, quan sát qua loa đại khái, không rèn luyện kĩ năng, nhiều em chỉ thích xem trong kênh hình có gì đẹp, lạ hay không mà không chú ý đến chủ đề, nội dung, ý nghĩa của kênh hình.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Đối với giáo viên:
Nghiên cứu chương trình dạy học theo sách giáo khoa, theo phân phối chương trình, theo chuẩn kiến thức kĩ năng .
Tìm kiếm các hình ảnh, các Video Clip phù hợp để làm tư liệu cho bài dạy.
Thiết kế bài giảng thông quan phần mềm Office PowerPoint.
Chuẩn bị máy tính, màn hình TV hoặc máy chiếu.
2. Đối với học sinh:
Chủ động trong việc nghiên cứu bài học trong sách giáo khoa.
Tìm kiếm ngữ liệu, hình ảnh, các Video Clip có liên quan đến nội dung bài học.
Nghiên cứu nội dung các ngữ liệu, hình ảnh, các Video Clip đã thu thập được để hiểu về nội dung của các tư liệu đó.
Trả lời các câu hỏi sgk và dự kiến các câu hỏi, các hoạt động trong tiết học.
IV. THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
Chuyên đề: “Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác kênh hình trong học tập bộ môn Lịch sử 9”.
Bài dạy thể nghiệm: Tiết 13 - Bài 11: TRẬT TỰ THẾ GIIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.
Môn Lịch sử - Lớp thể nghiệm 9A.
Giáo viên thực hiện: Phạm văn Hoan
Thời gian dạy: Tiết 3 - chiều thứ 5, Ngày 09 Tháng 11 năm 2017 
1. Chuẩn bị
Giáo viên: 
Soạn bài bám chuẩn KTKN, ứng dụng CNTT.
Phương tiện dạy học: Giáo án, kênh hình, các Video Clip, bảng phụ...
Câu hỏi gắn với kênh hình, từ kênh hình HS rút ra được nội dung cơ bản, trọng tâm.
Học sinh: chuẩn bị bài chu đáo, nghiên cứu kĩ bài học, xem lại bài cũ.
2. Các hoạt động cụ thể trong bài học:
a. Giới thiệu bài: 
b. Triển khai các hoạt động:
Hoạt động 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới:
* Mục tiêu: Hs nêu được bối cảnh, nội dung và hệ quả của Hội nghị I-an-ta.
* Hoạt động:Cá nhân.
* GV chiếu Video clip, H SGK => Hs theo dõi
Hs trả lời các câu hỏi sau:
H. Bối cảnh lịch sử dẫn tới Hội nghị I-an-ta?
H. Hội nghị I-an-ta diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu? Thành phần tham dự?
H: Nội dung quan trọng của Hội nghị I-an-ta là gì?
*Gv: Chiếu Slide ....Hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ khu vực chịu ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ.
Hs; xác định khu vực ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ trên lược đồ.
H. Thoả thuận I-an-ta dẫn đến hệ quả gì?
H. Ngoài nội dung phân chia khu vực ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ sau chiến tranh, Hội nghị Ianta còn có nội dung gì khác?
*Hoạt động 2: Sự thành lập Liên hợp quốc.
Mục tiêu: Hs biết được thời điểm thành lập LHQ, những nhiệm vụ chủ yếu của LHQ...
H. Tổ chức Liên Hiệp quốc được thành lập vào thời điểm nào? Trụ sở của LHQ được đặt tại quốc gia nào?( Thông tin này không có trong sgk, học sinh phải tự tìm hiểu trong quá trình chuẩn bị bài).
*HĐ nhóm 4 (3p)
Gv; Chiếu Slide.... Hs theo dõi hình ảnh về một số việc làm thường nhật của LHQ.
H. Kết hợp kênh hình trên bảng, kênh chữ sgk, hãy cho biết những nhiệm vụ của tổ chức Liên Hiệp quốc từ khi ra đời đến nay?
Hs: Cá nhân thực hiện=> trao dổi cùng nhóm =>Ghi vào bảng nhóm.
Hs: Đại diện 2 nhóm lên bảng báo cáo kq.
Hs: Theo dõi, nhận xét...
H. VN tham gia Liên hiệp quốc vào thời điểm nào? Là thành viên thứ mấy của tổ chức?
Hs: tháng 9/1977 là thành viên 149. 
*GV; Hiện nay có 193 nước thành viên. Tổng thư kí là ông António Guterres - quốc tịch Bồ Đào Nha.
H. Em hãy nêu những việc làm của LHQ trong việc giúp đỡ nhân dân Việt Nam mà em biết?
 Liên hợp quốc đã có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ nhân dân Việt Nam trên nhiều mặt : kinh tế, giáo dục, môi trường, nhân đạo... thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc có mặt ở Việt Nam : FAO (Tổ chức nông — lương thực), UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc)..
H. Nêu tên một số tổ chức Liên hiệp quốc mà em biết?
+ Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF)
+ Tổ chức Giáo dục –VH-KH: UNESCO
+ Tổ chức y tế thế giới: WHO...
+ FAO (Tổ chức nông - lương thực) IMF Qũy tiền tệ quốc tế
Gv: Chốt kiến thức=> chuyển ý.
*Hoạt động 3: “Chiến tranh lạnh”.
Mục tiêu: Hs biết được khái niệm "Chiến tranh lanh", biểu hiện và hệ quả của nó.
H: Em hiểu k/n “Chiến tranh lạnh” là gì? (“Chiến tranh lạnh” là chính sách thù địch về mọi mặt của Mỹ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN).
Gv: Chiếu Slide.... Hs theo dõi....
* HĐ cặp đôi ( 1-1,5 p). Bối cảnh dẫn tới “Chiến tranh lạnh” ? Biểu hiện? Hệ quả của “Chiến tranh lạnh” là gì?
Hs: Trên cơ sở chuẩn bị bài ở nhà => trao đổi với bạn để thống nhất nội dung.
Hs: Đại diện cặp trả lời.
Hs. Theo dõi và nhận xét.
Gv: Chuẩn kiến thức.
LH: Để nhân loại được sống trong hòa bình và phát triển về mọi mặt, em thấy mình có vai trò ntn trong sự phát triển chung đó?
Hs: Bày tỏ suy nghĩ cá nhân.
*Hoạt động 4; Thế giới sau “Chiến tranh lạnh”:
* Mục tiêu: Nêu được những xu thế chung của thế giới ngày nay.
* HĐ cá nhân (1p): Các xu thế chung của thế giới ngày nay là gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Chốt bảng phụ.
H: Tại sao nói: "Hòa bình, hợp tác" vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI? ( Hs Khá-giỏi)
ÞLiên hệ tại Việt Nam: Tham gia tổ chức Kinh tế thế giới WTOÞ thời cơ và những thách thức phải vượt qua...
IV. KẾT LUẬN
Để thực hiện thành công chuyên đề cần:
1. Khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 
Xác định mục tiêu, thời lượng cho mỗi mục.
Học sinh soạn bài, giáo viên và học sinh sưu tầm một số đoạn phim, tranh ảnh liên quan đến bài học.
2. Tổ chức tốt các hoạt động cá nhân, cặp , nhóm.
3. Chú ý đến tất cả các đối tượng học sinh trên lớp ( tất cả các đối tượng đều được tham gia):
4. Liên hệ, vận dụng sát thực tế:
GV thực hiện chuyên đề
Phạm Văn Hoan

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN DE THAO GIẢNG.doc