Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật ở tiểu học theo định hướng phát triển năng lực

1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn sáng kiến

 Mĩ thuật là môn học đặc trưng, giúp học sinh biết cách cảm thụ cái đẹp, yêu cái đẹp, từ đó tạo ra cái đẹp và vận dụng cái đẹp vào cuộc sống, đồng thời môn học này đã góp phần cùng với các môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ.

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật cấp Tiểu học( gọi tắt là SAEPS) về đổi mới phương pháp giảng dạy mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực (gọi tắt phương pháp dạy học mĩ thuật mới). Sau thời gian thử nghiệm tại các trường tiểu học ở một số tỉnh, thành phố, tại các vùng miền trên cả nước, dự án SAEPS đã chứng tỏ tính ưu việt và phù hợp với nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Năm học 2016 – 2017, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quảng Trạch triển khai dạy học môn Mĩ thuật theo phương pháp mới trên địa bàn toàn huyện. So với phương pháp truyền thống, phương pháp mới này có nhiều ưu điểm nổi trội. Tại cuốn sách “Tài liệu dạy học mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học” của dự án SAEPS đã chỉ rõ: những quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo, hình thành và phát triển ba năng lực cốt lõi (sáng tạo mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân; hiểu, cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm; giao tiếp, trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm).

 

doc 20 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 4049Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật ở tiểu học theo định hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o học sinh dễ hiểu nhưng phải đảm bảo mục tiêu; tùy vào mức độ khó dễ của các chủ đề có thể thay đổi số tiết trong mỗi chủ đề, có thể bớt số tiết của chủ đề này và tăng thêm số tiết của chủ đề khác nhưng đảm bảo đủ 35 tiết/ năm.
Dạy học mĩ thuật mới gồm 7 quy trình: Vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện, Vẽ biểu cảm, Vẽ theo âm nhạc, Xây dựng cốt truyện, Tạo hình ba chiều- Tiếp cận chủ đề, Điêu khắc – Nghệ thuật tạo hình không gian, Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. Những quy trình mĩ thuật đã được lựa chọn trong mỗi chủ đề của cuốn sách “Dạy Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực” của các khối lớp ở tiểu học không phải là “công thức” cố định, mà giáo viên có thể thay đổi, lựa chọn cho phù hợp với đặc thù của từng lớp, từng trường để đạt hiệu quả cao nhất.
So với phương pháp truyền thống, phương pháp mới lấy học sinh làm trung tâm, kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức, tiết học thoải mái, sinh động hơn. Môn học này đã tạo cơ hội cho học sinh thực hành, ứng dụng trong học tập và cuộc sống. Rõ ràng, với phương pháp dạy học mới, học sinh vừa học, vừa chơi, vừa sáng tạo nên bạn nào cũng mong chờ đến tiết học mĩ thuật. Hơn nữa, dạy học mĩ thuật theo phương pháp này, học sinh không những được tự do sáng tạo, khám phá ra những điều mới mẻ mà còn phát triển khả năng giao tiếp, kĩ năng trình bày sản phẩm của mình trước đám đông. Học sinh say mê học tập hơn, không bị áp lực nhiều về mặt thời gian hoặc sợ mình không làm được. Các em còn được tự do sáng tạo trên nhiều chất liệu, những chất liệu rất dễ tìm kiếm, có thể từ tự nhiên, cũng có thể tận dụng các loại vật dụng đã bỏ đi.
2.2.2. Các giải pháp
	Trong quá trình dạy học môn Mĩ thuật theo phương pháp mới, ngoài những kiến thức tiếp thu được sau hai đợt tập huấn, tôi tự tìm tòi và nghiên cứu thêm các tài liệu, đặc biệt là tìm cách khắc phục những khó khăn trong quá trình dạy học. Từ đó tôi rút ra được giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật ở tiểu học theo định hướng phát triển năng lực gồm những giải pháp như sau:
2.2.2.1. Giáo viên phải nghiên cứu kĩ tài liệu về dạy học mĩ thuật của SAEPS, sách dạy, sách học môn Mĩ thuật mới 
	Việc nghiên cứu kĩ tài liệu về dạy học mĩ thuật mới đảm bảo cho mỗi giáo viên nắm vững được các quy trình mĩ thuật, các hoạt động trong mỗi quy trình, nội dung chương trình, phương pháp tổ chức, hiểu đúng tinh thần của việc đổi mới để trong quá trình dạy học vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với điều kiện của trường mình, với từng khối lớp. 
Dạy học mĩ thuật theo phương pháp mới không có nghĩa là bỏ đi các phương pháp dạy học truyền thống như gợi mở - vấn đáp, trực quan, thuyết trình, luyện tập thực hành mà phải vận dụng các phương pháp đó một cách linh hoạt, đúng lúc trong các quy trình mĩ thuật mới.
	Ví dụ: Ở chủ đề Vũ điệu của sắc màu, lớp 4, tôi vận dụng quy trình vẽ theo nhạc. Sau khi học sinh kết thúc hoạt động vẽ theo âm nhạc, tôi tổ chức cho các nhóm dán sản phẩm vẽ theo nhạc và sử dụng phương pháp gợi mở - vấn đáp để giúp học sinh dựa vào đường nét, màu sắc để tưởng tượng hình ảnh về một chủ đề, cụ thể như:
	Em nhìn thấy những gì ở trong bức tranh vẽ theo nhạc? (Học sinh có thể trả lời nhìn thấy nhiều đường nét đan xen nhau, có nhiều màu nóng, màu lạnh, màu sáng, màu tối, nhiều màu hòa vào nhau rất sinh động)
	Dựa vào đường nét và màu sắc, em tưởng tượng được những hình ảnh gì trong bức tranh vẽ theo nhạc? (Các em có thể tưởng tượng thấy hình núi, cây, nhà...)
2.2.2.2.Trong quá trình dạy học phải đảm bảo tính trực quan, tính tích hợp, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo 
	Dạy học ở tiểu học, việc đảm bảo tính trực quan là rất cần thiết. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng: con đường nhận thức ngắn nhất là con đường ”Đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”, phương tiện hết sức cần thiết để đi trên con đường ấy là dụng cụ trực quan. Đảm bảo tính trực quan là một trong những phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh. Dạy học đảm bảo tính trực quan cần thực hiện theo các bước:
Bước 1. Nghiên cứu kĩ nội dung của chủ đề để xác định xem cần chuẩn bị những đồ dùng trực quan gì?
Bước 2. Chuẩn bị đồ dùng trực quan, đảm bảo tính thẩm mĩ, đúng trọng tâm của mỗi chủ đề.
Bước 3. Sử dụng đồ dùng trực quan, đảm bảo đúng lúc, hiệu quả.
Đặc biệt theo hướng đổi mới hiện nay, nếu có điều kiện thì giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát những vật thật, quan sát sự vật ngoài trời, tạo điều kiện để học sinh có thể sờ, cầm, nắm để nắm được đặc điểm của chúng, từ đó các em hiểu đầy đủ, chính xác về đặc điểm của đối tượng quan sát. 
Ví dụ 1: Khi dạy chủ đề 3: Con vật quen thuộc lớp 3, vận dụng quy trình tạo hình 3 chiều - Tiếp cận chủ đề. Đầu tiên, tôi nghiên cứu kĩ chủ đề và xác định cần chuẩn bị hình ảnh về con vật quen thuộc, một số sản phẩm mĩ thuật về con vật quen thuộc được tạo từ những chất liệu khác nhau. Ở tiết cuối của chủ đề 2, tôi dặn học sinh sưu tầm ảnh, đồ chơi hình các con vật quen thuộc và quan sát kĩ các con vật nuôi trong gia đình để nắm được đặc điểm về hình dáng trong các hoạt động, các bộ phận, màu sắc. Sau đó tôi sưu tầm ảnh và tự làm một số sản phẩm về con vật. Khi bước vào hoạt động tìm hiểu của chủ đề 3, nếu thấy nhóm nào chuẩn bị đảm bảo phù hợp với chủ đề và đảm bảo tính thẩm mĩ thì tôi cho học sinh dùng những hình ảnh đó để thảo luận để nắm được đặc điểm về con vật, ngược lại tôi dùng những đồ dùng trực quan mà mình đã chuẩn bị cho học sinh thảo luận. Những nhóm nào chuẩn bị được hình ảnh, đồ chơi về con vật đảm bảo thẩm mĩ, tôi cho đại diện đó giới thiệu trước lớp. Bước vào hoạt động thực hành tôi giới thiệu một số sản phẩm mĩ thuật về con vât quen thuộc để học sinh tham khảo và có thêm ý tưởng sáng tạo con vật. Khi học sinh thực hành, tôi hướng dẫn học sinh có thể dùng ảnh các em đã chuẩn bị để vừa quan sát và tạo hình hoặc tạo theo trí nhớ, trí tưởng tượng của các em.
Ví dụ 2: Chủ đề Khu vườn kì diệu, lớp 2, vận dụng quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện. Khi bước vào hoạt động tìm hiểu tôi chuẩn bị phiếu thảo luận và phát cho các nhóm, giao thời gian thực hiện hoạt động này và hướng dẫn các nhóm trưởng điều hành nhóm mình ra chọn vườn cây, vườn hoa trên sân trường để quan sát và thực hiện các yêu cầu trong phiếu nhằm nắm được đặc điểm về hình dáng, các bộ phận, đường nét trang trí, màu sắc các loại cây, hoa trên sân trường. Các em được quan sát thực tế một cách sinh động, thoải mái, từ đó các em có hứng thứ cao để thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp theo.
Trong quá trình dạy học cần phải đảm bảo tính tích hợp, dạy học tích hợp là một định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp về kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn. Có thể tích hợp các nội dung trong môn học hoặc lồng ghép các nội dung cần giáo dục. Khi tích hợp các nội dung môn học, giáo viên đặt ra những tình huống mới đòi hỏi học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học trong các môn học để giải quyết. Khi lồng ghép các nội dung giáo dục cần thiết, giáo viên có thể lựa chọn các nội dung như giáo dục môi trường, Luật giao thông, bom mìn, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống... vào nội dung của môn học cho phù hợp với từng chủ đề.
Trong quá trình tích hợp phải đảm bảo mục tiêu các chủ đề, không làm quá tải nội dung các chủ đề, nội dung và hình thức tích hợp phải phù hợp, không phá vỡ nội dung chủ đề.
Ví dụ 1: Khi dạy chủ đề Sáng tạo cùng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác, lớp 1, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, tôi yêu cầu học sinh quan sát các hình đó, nêu câu hỏi gợi mở như sau: Ở môn Toán các em đã được học về hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác, vậy các hình đó có đặc điểm như thế nào? Mời học sinh thảo luận cặp đôi. Từ đó học sinh vận dụng kiến thức đã học về các hình cở bản ở môn Toán và chia sẻ với nhau để nắm được đặc điểm của chúng. Sau đó tôi tiếp tục đặt câu hỏi: Cách vẽ hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác như thế nào? Lúc này, học sinh lại vận dụng kiến thức môn Toán để giải quyết vấn đề và chia sẻ, sau đó tôi đưa ra kết luận đối với môn Mĩ thuật thì các em không được dùng thước, com pa khi vẽ các loại đường nét.
Ví dụ 2: Chủ đề Những con cá đáng yêu lớp 1. Sau khi học sinh hoàn thành sản phẩm và trưng bày, giới thiệu, tôi lồng ghép giáo dục môi trường nước. Tôi đặt câu hỏi: Cá có những lợi ích gì? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ loài cá? Lúc này học sinh vận dụng kiến thức ở thực tiễn để chia sẻ về lợi ích của cá và những việc làm để bảo vệ nguồn nước chính là đảm bảo sự tồn tại cho loài cá. Sau đó liên hệ sự cố môi trường biển để giáo dục học sinh những việc nên làm để nguồn nước không bị ô nhiễm.
Một định hướng quan trọng nữa trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo. Bản chất của phương pháp dạy học mới chính là sự tích cực hoá hoạt động của người học, lấy người học làm trung tâm. Trong đó thầy, cô giáo đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh. Thông qua hoạt động học, mỗi học sinh đều được bộc lộ suy nghĩ của mình và đều có cơ hội phát triển, các em được chủ động tiếp thu các kiến thức, kĩ năng, biến những cái đó thành kiến thức, kĩ năng của mình. Học như vậy khiến các em hứng thú hơn, sự hiểu biết của các em trở nên vững chắc hơn.
Ví dụ: Ở chủ đề Sự chuyển động của dáng người, lớp 4. Chủ đề này gồm 3 tiết, ở tiết thứ nhất, giáo viên đã tổ chức cho học sinh học đến hoạt động thực hành cá nhân, kết quả của hoạt động này học sinh đã hoàn thành sản phẩm cá nhân là hình dáng người. Đến tiết thứ hai của chủ đề, các em sẽ lựa chọn nội dung chủ đề để tạo sản phẩm nhóm, tôi tổ chức như sau:
Tôi giao phiếu học tập cho các nhóm, phiếu có nội dung:
PHIẾU HỌC TẬP
 Từ những hình dáng người đã tạo được ở tiết trước, các em hãy thảo luận nhóm 4 những nội dung sau:
Nhóm em chọn nội dung chủ đề gì để tạo sản phẩm nhóm?
Ngoài hình dáng người, các em sẽ tạo thêm những hình ảnh gì?
Các em sẽ tạo dáng người trong những hoạt động nào?
Ngoài đất nặn, nhóm em sử dụng thêm những chất liệu gì?
Các nhóm trưởng điều hành các thành viên chia sẻ ý kiến, trao đổi, đi đến thống nhất để giải quyết các vấn đề. Sau đó đại diện các nhóm báo cáo (Trong quá trình học sinh thảo luận, nếu nhóm nào hoàn thành trước tôi sẽ mời nhóm đó trình bày nhỏ tại nhóm, nhóm nào chưa hỏi thì mời các em cử đại diện báo cáo trước lớp để rút ngắn thời gian). Từ đó nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bạn để tạo sản phẩm nhóm. Như thế các em chủ động giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn, trợ giúp khi cần thiết của giáo viên, các em có cơ hội trao đổi, nêu ra suy nghĩ của bản thân và cùng đi đến thống nhất ý kiến chung trong nhóm, trước lớp.
2.2.2.3. Tổ chức thảo luận nhóm thật sự có hiệu quả trong các giờ học Mĩ thuật
	Phương pháp thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học mà học sinh được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nghiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân được tổ chức lại và liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung. Phương pháp thảo luận nhóm có nhiều ưu điểm như: Học sinh được nêu quan điểm của mình, được nghe quan điểm của bạn khác trong nhóm, trong lớp; được trao đổi, bàn luận về các ý kiến khác nhau và đưa ra lời giải tối ưu cho nhiệm vụ được giao của nhóm. Qua cách học đó, kiến thức của học sinh sẽ bớt phần chủ quan, phiến diện. Các thành viên trong nhóm chia sẻ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức và học hỏi lẫn nhau. Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm, được tham gia trao đổi, trình bày vấn đề. Học sinh hào hứng hơn khi có sự đóng góp của mình vào thành công chung của cả nhóm.
Nhờ không khí thảo luận cởi mở, những em nhút nhát trở nên bạo dạn hơn, các em được trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe ý kiến của bạn. Từ đó, giúp các em dễ hòa nhập vào cộng đồng, tạo cho các em sự tự tin trước mọi người, hứng thú trong học tập, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác của học sinh được phát triển.
Các bước khi tổ chức thảo luận nhóm như sau:
Bước 1. Làm việc chung cả lớp
 - GV giới thiệu chủ đề thảo luận , xác định nhiệm vụ 
 - Giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc cho các nhóm (phân công khi cần thiết, chẳng hạn như tìm hiểu sự vật ngoài trời)
 - Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm ( nếu cần).
Bước 2. Làm việc theo nhóm
 - Nhóm trưởng phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 - Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm để thống nhất ý kiến chung
 - Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3. Thảo luận, tổng kết trước lớp
 - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
 - Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến.
 - GV tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề tiếp theo.
Từ khi vận dụng mô hình trường học mới(VNEN), vào đầu năm học, tôi hướng dẫn cho các nhóm cách tổ chức thảo luận nhóm, tập cho các em làm một cách thành thạo các bước thảo luận nhóm, đặc biệt là chú trọng bồi dưỡng nhóm trưởng để các em có thể luân phiên nhau, từ đó giúp các em hoạt động nhóm một cách tích cực, đều tay. Khi các em đã hoạt động nhóm thành thạo, tôi giao việc và học sinh tự giác giải quyết các vấn đề dưới sự điều hành của chủ tịch hội đồng quản trị và nhóm trưởng, giáo viên chỉ hỗ trợ khi học sinh cần cứu trợ.
Ví dụ: Ở chủ đề Sự chuyển động của dáng người, lớp 4. Chủ đề này gồm 3 tiết, ở tiết thứ nhất, giáo viên đã tổ chức cho học sinh học đến hoạt động thực hành cá nhân, học sinh đã hoàn thành sản phẩm cá nhân (là hình dáng người). Đến tiết thứ hai của chủ đề, các em sẽ lựa chọn nội dung chủ đề cho nhóm mình và cùng nhau tạo sản phẩm nhóm, tôi tổ chức như sau:
Bước 1. Làm việc chung cả lớp
Giáo viên giới thiệu: Để giúp các em lựa chọn được nội dung chủ đề, lựa chọn hình ảnh, chất liệu, mời các em thảo luận nhóm nội dung phiếu học tập. Tôi giao phiếu học tập cho các nhóm, phiếu có nội dung:
PHIẾU HỌC TẬP
 Từ những hình dáng người đã tạo được ở tiết trước, các em hãy thảo luận nhóm 4 những nội dung sau:
 1.Nhóm em chọn nội dung chủ đề gì để tạo sản phẩm nhóm?
2.Ngoài hình dáng người, các em sẽ tạo thêm những hình ảnh gì?
 3.Ngoài đất nặn, nhóm em sử dụng thêm những chất liệu gì?
Các em thảo luận trong thời gian 4 phút, hướng dẫn các nhóm trưởng cử thư kí ghi lại kết quả thảo luận, nhóm trưởng nêu lần lượt từng yêu cầu và mời các bạn chia sẻ ý kiến cá nhân. Hướng dẫn các em tôn trọng ý kiến của tất cả các bạn, sau đó cùng trao đổi đi đến thống nhất kết quả chung của nhóm (đối với đầu năm).
 Bước 2. Làm việc theo nhóm 
- Nhóm trưởng nêu lần lượt các yêu cầu, các cá nhân chia sẻ theo suy nghĩ của bản thân, thư kí ghi nhanh ý kiến các bạn, sau đó thông báo các ý kiến chia sẻ cho các bạn trong nhóm nghe và trao đổi, đi đến thống nhất kết quả của nhóm.
- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3. Thảo luận, tổng kết trước lớp
- Đại diện từng nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến.
	Sau khi các nhóm đã chọn được nội dung, hình ảnh, chất liệu, tôi hướng dẫn các nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Ví dụ như nhóm Sóc Nâu chọn nội dung chủ đề vui chơi trên sân trường, tôi hướng dẫn nhóm trưởng phân công nhiệm vụ riêng cho từng bạn để tạo thêm những hình ảnh phụ trên sân trường. Sau đó nhóm trưởng động viên các bạn tích cực thực hiện theo sự phân công và thể hiện sự sáng tạo riêng của mình. Xong nhiệm vụ đó, nhóm trưởng cùng các bạn sắp xếp hình ảnh, tạo bố cục và tiếp tục phân công bạn A và bạn B dán hình, bạn C và bạn D tạo màu nền. Như thế bạn nào cũng rõ nhiệm vụ là làm gì? Làm như thế nào? các em tích cực thực hiện để hoàn thành một cách nhanh chóng, sẽ không xảy ra tình trạng ỉ lại cho học sinh khác.
2.2.2.4. Xây dựng được góc lưu giữ dụng cụ học tập tại phòng học mĩ thuật
	Học sinh tiểu học thường ham chơi, các em hay quên dụng cụ nên đến lớp thường thiếu hoặc không có dụng cụ; tuy đầu năm được bố mẹ mua đầy đủ dụng cụ nhưng chỉ sau một thời gian ngắn các em đã làm mất và không được mua sắm bổ sung. Đặc biệt, dạy học môn Mĩ thuật theo phương pháp mới, học sinh cần chuẩn bị nhiều loại dụng cụ học tập như màu, đất nặn, dây thép, bìa, vỏ hộp nên các em thường thiếu dụng cụ trong quá trình học tập, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giờ học mĩ thuật.
	Từ đầu năm học, tôi đã đề xuất với Ban giám hiệu để thông báo cho toàn thể phụ huynh trong cuộc họp đầu năm về yêu cầu của môn Mĩ thuật theo phương pháp mới. Ngoài những dụng cụ mà phụ huynh mua như hộp màu, đất nặn, bút chì thì tôi xin ý kiến phụ huynh và thu mỗi em thêm khoảng 10 000 đến 15 000 đồng để mua thêm một số dụng cụ như dây thép, giấy cuộn, giấy trắng khổ lớn, giấy màu khổ lớn, hộp đựng dụng cụ của nhóm, mua bổ sung đất nặn để học tập cả năm học. Việc này sẽ giúp phụ huynh và các em đỡ vất vả, tiết kiệm cho các em hơn. Bước vào đầu năm, tôi thu những dụng cụ học môn Mĩ thuật của từng nhóm, mỗi nhóm đựng vào một chiếc hộp có ghi tên nhóm và lưu giữ tại góc đựng dụng cụ của phòng học mĩ thuật để tránh tình trạng quên hoặc làm mất. Cứ đến đầu giờ học, ban học tập tự giác mời đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ học tập của nhóm mình. Những chủ đề nào cần chuẩn bị thêm những dụng cụ như giấy bìa, lá khô, rơm, vỏ chai, vỏ hộp tôi chủ động dặn các em cuối giờ học của tiết trước để các em chủ động chuẩn bị. Những học sinh không có khả năng đóng khoản tiền trên, tôi cho các em tự tìm kiếm những dụng cụ thay thế hoặc nhờ người thân chuẩn bị đất sét thay cho đất nặn, dây thép, dây điện cũ để đảm bảo các em có đủ dụng cụ học tập. Với cách làm này, học sinh trường tôi rất hứng thú chuẩn bị thêm những dụng cụ học tập, các em luôn có đầy đủ dụng cụ học tập cho giờ học mĩ thuật.
2.2.2.5. Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của trường, của lớp
	Đối với những trường chưa có phòng học mĩ thuật, chưa có giá trưng bày và lưu giữ sản phẩm thì cần linh hoạt trong việc lựa chọn quy trình cho các chủ đề. Ví dụ như nên hạn chế vận dụng những quy trình Tạo hình 3D, hoặc đối với quy trình Điêu khắc - Nghệ thuật tạo hình không gian thì hạn chế sủ dụng hình thức tạo hình ghép nối, hình thức nặn khối mà nên sử dụng hình thức đắp nổi trên giấy bìa để thuận tiện hơn trong việc lưu giữ sản phẩm.
Tùy theo đặc thù từng lớp, từng trường để vận dụng quy trình cho phù hợp, yêu cầu học sinh chuẩn bị dụng cụ nhằm đảm bảo chất lượng dạy học môn Mĩ thuật. Ví dụ đối với chủ đề con vật quen thuộc, lớp 3, trong sách đưa ra quy trình Tạo hình 3D- Tiếp cận chủ đề nhưng khi lên lớp học, trò chuẩn bị không đầy đủ dụng cụ như đất nặn, vỏ hộpchúng ta có thể thay thế bằng quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện, Xây dựng cốt truyện thì vẫn đảm bảo được mục tiêu bài học. Những trường, những lớp có điều kiện, giáo viên nên lựa chọn quy trình phù hợp nhất, dặn học sinh chuẩn bị dụng cụ theo yêu cầu của quy trình đó để tạo được những sản phẩm sinh động, thể hiện sự phong phú về hình thức, sáng tạo chất liệu.
2.2.2.6. Tích cực trong việc đánh giá thường xuyên bằng hình thức nhận xét bằng lời ở trên lớp, kịp thời phát hiện những tiến bộ để động viên và phát hiện những sáng tạo của học sinh để tuyên dương
	Theo quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014. Trong đánh giá thường xuyên chú trọng việc nhận xét bằng lời để chỉ ra chỗ đúng, chỗ chưa đúng, giải pháp khắc phục, chỉ viết nhận xét khi cần thiết. Trong quá trình giảng dạy trên lớp, tôi luôn chú trọng việc nhận xét bằng lời để khen ngợi những học sinh tạo được sản phẩm đẹp, những học sinh có sự sáng tạo, những học sinh tiến bộ để các em hứng thú hơn trong học tập, đồng thời chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong quá trình học tập, định hướng cách khắc phục để các em tự điều chỉnh. Những trường hợp đặc biệt như những em hoàn thành tốt, nổi trội hoặc những em còn yếu, chưa có sự tiến bộ thì tôi ghi nhận xét lên sản phẩm, ghi vào nhật kí dạy học để làm căn cứ cho đánh giá định kì và tìm tòi giải pháp giúp đỡ những em yếu. Việc đánh giá như thế đảm bảo cho tất cả các em đều được đánh giá, không em nào bị bỏ rơi, tạo động lực kịp thời cho các em tiến bộ.
	Trong quá trình dạy học, tôi thường xuyên quan sát để nắm được những học sinh có khả năng vượt trội, học sinh có sự tiến bộ về bố cục, tạo hình, tạo màu, khả năng kết hợp các chất liệu, về các năng lực, phẩm chất và có tuyên dương, nhận xét, khen ngợi, đồng thời chỉ ra điểm vượt trội, điểm tiến bộ của các em để động viên kịp thời nên học sinh rất vui và rất hứng thú với môn học, các em yếu có nhiều tiến bộ rõ rệt.
Một bất cập nữa trong quá trình dạy học môn Mĩ thuật hiện nay, trong cuốn sách học Mĩ thuật mới, tuy mới được các tác giả biên soạn nhưng ở phần “Đánh giá” không phù hợp với đánh giá học sinh tiểu học được quy định tại Thông tư 22. Theo quy định, đánh giá định kì kết quả học tập của học sinh được lượng hóa thành ba mức Hoàn thành tốt, Hoàn thành và Chưa hoàn thành nhưng ở phần “Tự đánh giá” trong sách học mĩ thuật của học sinh chỉ có hai mức Hoàn thành và Chưa hoàn thành. Điều này dẫn đến bất cập, học sinh gặp khó khăn trong quá trình tự đánh giá. Từ đó, tôi đã hướng dẫn cho học sinh cách điều chỉnh, những em nào tự đánh giá sản phẩm của mình đạt mức Hoàn thành tốt thì tự tạo thêm dòng “Hoàn thành tốt” vào phần tự đánh giá của mỗi chủ đề và đánh dấu vào, đảm bảo học sinh được đánh giá theo ba mức như quy định tại Thông tư 22.
2.2.2.7. Mỗi chủ đề cần trưng bày những sản phẩm đẹp, sáng tạo, sản phẩm của học sinh tiến bộ để tạo được phong trào thi đua trong học tập
	Trưng bày sản phẩm ở cuối mỗi chủ đề là v

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien mĩ thuan nam 2016.doc