Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp góp phần làm tốt công tác chủ nhiệm

 MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 3

I. Lý do chọn đề tài 3

II. Mục đích nghiên cứu 4

III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

IV. Phương pháp nghiên cứu 4

V. Kế hoạch nghiên cứu 4

PHẦN THỨ HAI:

NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5

I. Cơ sở lí luận 5

II. Thực trạng 5

III. Biện pháp thực hiện trong công tác chủ nhiệm lớp: 6

1. Nắm vững tình hình lớp 6

2. Ổn định nề nếp lớp 8

3. Xây dựng phong trào học tập lành mạnh 10

4. Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” 11

 4.1. Xây dựng mối quan hệ thầy trò 12

 4.2. Xây dựng mối quan hệ bạn bè 13

 4.3. Trang trí lớp học gần gũi với học trò 13

 4.4. Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh 13

5. Dạy học sinh học sử dụng Internet đúng cách

14

6. Giáo viên chủ nhiệm luôn rèn luyện, tu dưỡng bản thân 15

7. Kết quả đạt được 15

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 17

I. Kết luận 17

II. Khuyến nghị 18

 

doc 18 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 740Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp góp phần làm tốt công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đáp ... 
3. Các phương pháp hỗ trợ: Thống kê mô tả, ...
V. Kế hoạch nghiên cứu:
- Tháng 8/ 2014: Đăng kí đề tài, lập đề cương.
- Tháng 9/ 2014: Điều tra thực trạng nề nếp lớp học và lí lịch của học sinh ở lớp và xử lí các số liệu điều tra.
- Tháng 10/ 2014 đến tháng 12/ 2015: Thống kê, phân tích các số liệu.
- Tháng 01/ 2015 đến tháng 3/ 2015: Viết đề tài, báo cáo sơ bộ.
- Tháng 4/ 2015: Chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài.
PHẦN THỨ HAI: 
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận: 
Trong quá trình đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và hưởng ứng cuộc vận động: “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, vi phạm đạo đức nhà giáo ...”, xây dựng “ Trường học thân thiện” và hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của ngành Giáo dục - Đào tạo. Đòi hỏi mỗi giáo viên trong ngành giáo dục phải nỗ lực hết mình để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Ngoài kiến thức chuyên môn, mỗi giáo viên phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nhà giáo, đặc biệt giáo viên chủ nhiệm lớp phải nỗ lực hết mình “Vì đàn em thân yêu” để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó.
Muốn đạt được mục đích này, giáo viên được chủ nhiệm lớp phải tận tụy với nhiệm vụ được giao, phải có kế hoạch cụ thể trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm hỗ trợ cho học sinh có ý thức phấn đấu trong học tập, rèn luyện hạnh kiểm để trở thành học sinh có năng lực toàn diện. 
II. Thực trạng:
1. Thuận lợi:
Giáo viên chủ nhiệm nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu, của Công đoàn giáo dục cơ sở cùng sự giúp đỡ của tất cả các ban ngành trong Hội đồng sư phạm nhà trường. Đội ngũ các thầy cô giáo bộ môn nhiệt tình, yêu nghề và trách nhiệm cao, chuyên môn vững vàng.
Lực học của học sinh khá đồng đều. Hầu hết các phụ huynh học sinh đều quan tâm đến việc học của các em. Cơ sở vật chất dạy và học của trường khang trang, đầy đủ các phòng học bộ môn, phòng chức năng, phòng truyền thống, phòng học thoáng mát, sân tập TDTT, nhà vệ sinh sạch sẽ ...
2. Khó khăn: 
Đầu năm học 2014 - 2015, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4A. Đây là lớp mà học sinh từ nhiều lớp, nhiều trường chuyển đến. Lực học của các em phần lớn tiếp thu nhanh nhưng có nhiều em chưa chăm học, ham chơi game, nghịch ngợm ảnh hưởng đến kết quả học tập. Một số em do điều kiện gia đình và tính chất công việc của bố mẹ (đi làm xa nước ngoài, hay các tỉnh khác... vài tháng, có khi vài năm mới về một lần) nên một số phụ huynh gần như khoán trắng việc học của con em cho nhà trường, cho giáo viên. 
Kết quả khảo sát lớp 4A- lớp do tôi làm chủ nhiệm- tháng 9 năm 2014:
Lớp
Tổng số HS
Số em chưa chăm học
Số em chơi game
Số em thường xuyên mất đoàn kết
Số em đạt giải thưởng ( cấp quận trở lên)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4A
30
21
70
13
43,3
12
40
0
0
Nhìn vào bảng trên, tôi thấy nền nếp lớp chưa tốt, nhiều em mải chơi, chưa chăm chỉ học hành. Lớp chưa phát huy được khả năng mũi nhọn của học sinh. Vì vậy, giáo viên cần phải có biện pháp thích hợp nhằm giúp lớp nền nếp tốt, phát huy khả năng, năng lực của các em.
III. Biện pháp thực hiện trong công tác chủ nhiệm lớp: 
 1. Nắm vững tình hình lớp:
 Muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu được tâm tư tình cảm nguyện vọng của các em. Nhưng làm thế nào để hiểu được những đều ấy một cách tường tận? Theo tôi, đó là tiếp cận với lớp chủ nhiệm nghĩa là chúng ta phải tiếp xúc gần gũi trò chuyện tìm hiểu về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình sở thích của các em. Vì vậy trước tiên khi phụ trách lớp, tôi đã tìm hiểu học sinh và tâm tư nguyện vọng của phụ huynh rồi tiến hành làm các công việc sau:
. Bước 1: Điều tra lí lịch học sinh qua phiếu Sơ yếu lí lịch vào tuần đầu tiên của năm học mới với các nội dung sau: 
SƠ YẾU LÍ LỊCH HỌC SINH
1. Họ và tên học sinh:. Giới tính: ..................
2. Ngày . tháng. năm sinh Dân tộc:.... Tôn giáo:..............
3. - Địa chỉ thường trú: ...........................................................................................
 - Số điện thoại bàn của gia đình:.........................................................
4. - Họ, tên cha: ...Nghề nghiệp:..Số điện thoại:.....
 - Họ, tên mẹ: .Nghề nghiệp:...Số điện thoại:......
5. Số anh.. chị... em.. trong gia đinh.
6. Điều kiện kinh tế gia đình:..................................................................
7. - Xếp loại của năm học 2013 - 2014:
 - Học lực:.Hạnh kiểm:.........................................................
 - Chức vụ đã làm ở năm học 2013 - 2014:..................................................
8. Năng khiếu:.. Sở thích:..............
9. Các bạn thân hiện nay:............................................................................
10. Chỉ tiêu phấn đấu của em trong năm học này:
...................................................
...................................................
11. Em có ý kiến, đề nghị gì với GVCN và nhà trường:
................................................................................................................................ 
...................................................
12. PHHS có đề nghị gì với nhà trường và GVCN ?
...........
...........
...........
...................................................
...................................................
...................................................
...................................................
...................................................
 Hà Nội, ngày..... tháng..... năm........
 Phụ huynh 
Bước 2: Từ đó, tôi có những hình thức, những biện pháp giáo dục linh hoạt phù hợp với từng em bởi giáo dục không phải là một công thức chung có sẵn. Bên cạnh đó, tôi còn trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm của năm trước, liên hệ các giáo viên bộ môn trong lớp để có thêm những thông tin chính xác về các em.
Bước 3: Đây là bước tiến hành thường xuyên ở từng giai đoạn. Tôi cung cấp số điện thoại của bản thân, của nhà trường đến từng em và liên hệ với gia đình học sinh qua điện thoại, kết nối facebook với phụ huynh, học sinh. Đây là sự liên hệ hai chiều qua lại giữa nhà trường với gia đình, giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh. Bằng các hình thức liên hệ đó, tôi sẽ nắm được những diễn biến về đạo đức, về học tập của các em có thể đánh giá hiệu quả những tác động sư phạm đồng thời điều chỉnh phương pháp giáo dục sao cho phù hợp. Vì đạo đức, học lực của từng em luôn biến đổi từng giờ, từng ngày chứ không phải là bất biến theo kiểu “ Đầu sao đuôi vậy”.
2. Ổn định nề nếp lớp:
 Học nội quy nhà trường, thảo luận và đề ra nội quy của lớp. Nội quy sau khi được thống nhất, một bản phụ huynh sẽ giữ để thường xuyên theo dõi tình hình học tập của con. 
 Qui định về thưởng phạt: Cuối mỗi tháng, bất kì HS nào có ý thức vươn lên, phấn đấu trong học tập, rèn luyện đạt kết quả tốt nhất có thể được khen thưởng. ( Những qui định này được đặt ra trên tinh thần dân chủ, phải lấy ý kiến của số đông tránh việc áp đặt. Khi đặt ra những qui định nội quy của lớp thì phải cố gắng thực hiện tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”. Và khi có sự thay đổi cũng phải lấy ý kiến của học sinh.)
Với đối tượng là học sinh lớp 4, các em có thể phát huy khả năng tự quản, phát huy trách nhiệm của bản thân, trong mọi công việc trên tinh thần dân chủ, tôi luôn tôn trọng tin tưởng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực phê bình và tự phê bình. Kích thích tính tự trọng và tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ ở mỗi học sinh. Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nề nếp học tập thì cần có đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động, trách nhiệm nhưng phải phát huy được tất cả thế mạnh của các em. Vì vậy, với tất cả học sinh trong lớp, tôi luôn tạo điều kiện cho các em đều được tham gia làm cán bộ lớp. Qua đó, nhiều em lúc đầu vào lớp còn nhút nhát, không dám tham gia bất kì hoạt động nào hoặc có em luôn nghĩ mình “vô dụng” thì sau một thời gian, các em đã mạnh dạn tham gia công việc tập thể lớp, bớt đi sự mặc cảm, tự ti trong cuộc sống. Để các em tự tin, chủ động trong vai trò cán bộ lớp, trong buổi sinh hoạt lớp đầu năm, tôi đã cụ thể hóa các công việc như sau:
- Lớp trưởng: Theo dõi mọi hoạt động của lớp điều khiển các tiết sinh hoạt hàng tuần, tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớp hàng tuần, hàng tháng và có báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm. 
 - Lớp phó học tập: Theo dõi về mặt học tập của lớp, giải đáp mọi thắc mắc của các bạn về học tập và là người tổ chức giờ truy bài.
- Lớp phó văn thể mỹ: Tổ chức theo dõi, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
 - Tổ trưởng: Theo dõi các hoạt động của tổ, nắm kết quả học tập của từng tổ viên, xếp loại đánh giá tổ viên và báo cáo cho lớp trưởng tổng hợp. Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các tổ chuẩn bị một cuốn sổ theo dõi tổ viên. 
SỔ THEO DÕI TỔ VIÊN TỔ 1 - LỚP: 4A
 Tuần: 1 
STT
 Họ và tên
Học tập
Ý thức đạo đức
Xếp loại
Soạn bài
Phát biểu XD bài
Đi học trễ
Giúp đỡ bạn
Ý thức trong hoạt động
Vi phạm ATGT
1
 Nhật Anh
 + 
+ 
+
+
+
+
A
2
Lê Đạt
-
+
-
+
-
+
B
3
Thùy Linh
C
Sắp xếp chỗ ngồi: Chú ý các em có nhu cầu về tai mắt, tới vóc dáng chiều cao, giới tính, học lực. Tuy nhiên chỗ ngồi không cố định trong cả năm mà sẽ được thay đổi mỗi tháng/1lần.
Ví dụ: Em Vũ Quốc Trung là một học sinh chậm, trầm, thụ động trong mọi hoạt động. Ở lớp 3 nhiều thầy cô đã phàn nàn về em. Thế nên sang lớp 4, tôi chú ý đến em nhiều hơn. Trong các giờ học, em hay uể oải, nằm dài trên bàn, không chú ý, không chịu phát biểu ý kiến xây dựng bài. Giáo viên bộ môn tâm sự với tôi: “Em thường xuyên không học bài, không làm bài tập”. Cũng đã nhiều lần, tôi gặp riêng em để tìm hiểu lí do cũng như tôi biết được trước đó là do mẹ em mất, tâm lí học tập chán nản. Về nhà không có bàn tay chăm sóc của mẹ. Tôi đã xếp em Trung ngồi cạnh em Trần Bình Minh (là lớp phó học tập kỉ luật, đồng thời là một học sinh có trách nhiệm và có học lực vững vàng của lớp) kèm cặp và thường xuyên tâm sự với bạn. Vì vậy, bằng khả năng và trách nhiệm của mình, em Minh đã từ từ giúp em Trung tiến bộ dần lên. Đến lớp, Trung hăng hái phát biểu ý kiến, những bài kiểm tra dần dần đạt kết quả cao. 
3. Xây dựng phong trào học tập lành mạnh:
 Tổ chức các hình thức thi đua theo tuần, theo tháng. Mỗi tháng tổ chức một hình thức thi đua khác nhau nhằm khuyến khích học tập, phẩm chất, năng lực của học sinh. 
 VD: Phong trào thi đua qua sân chơi Đường lên đỉnh Pan-xi- păng, Kết hoa tặng mẹ, Hoa thơm dâng Bác ... Bằng cách mỗi buổi học được khen về thành tích học tập hoặc làm một việc tốt ( nhặt được của rơi, giúp đỡ bạn...) thì bạn đó sẽ leo lên 1 bậc của núi hoặc được dán một bông hoa vào sổ thi đua. Cuối tháng tổng kết, ai lên đỉnh núi nhanh hoặc ai kết được nhiều hoa thì người đó sẽ thắng cuộc. Nên dù không chấm điểm nhưng với các phong trào này, các em luôn luôn phấn đấu vươn lên để đạt thành tích cao nhất. Bạn nào đạt thành tích xuất sắc nhất trong tháng sẽ được chụp ảnh lưu vào cuốn sổ Vàng truyền thống của lớp và đây cũng là một tiêu chuẩn bình xét học sinh Tiêu biểu đạt Giải thưởng Lê Quý Đôn mà nhà trường đã phát động từ nhiều năm nay.
 Khuyến khích cha mẹ học sinh tham gia đánh giá, giáo viên thường xuyên nhận xét bằng lời nói trực tiếp hoặc viết vào phiếu nhận xét, vào vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học hoạt động của học sinh. Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác, báo cáo kết quả với giáo viên; Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học, hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ. Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện; được giáo viên hướng dẫn cách thức quan sát, động viên các hoạt động của học sinh hoặc cùng học sinh tham gia các hoạt động; trao đổi với giáo viên các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện như lời nói, nhắn tin, viết thư... Chính với những hoạt động trên, các em luôn nhận ngay được những khuyết điểm của mình để khắc phục hoặc nhận ra được thế mạnh cần phát huy, phấn trấn vươn lên trong học tập cũng như các hoạt động tập thể.
4. Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”:
 Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh. “Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Tôi tiến hành từng bước như sau: 
 4.1. Xây dựng mối quan hệ thầy trò:
 Vì đối tượng học sinh từ nhiều lớp, nhiều trường chuyển đến nên ngay những buổi học đầu tiên, tôi đã chú ý xây dựng mối quan hệ thầy trò gần gũi, thân thiện. Tạo cơ hội cho các em tâm sự về những khó khăn, vướng mắc mà các em đang gặp phải, thường xuyên lắng nghe ý kiến của học sinh. Cứ sau một tháng, tôi còn động viên các em tâm sự thật lòng thông qua hình thức phiếu kín hãy nói một điều mà em thấy khó nói nhất vào giấy- không cần ghi tên, chữ viết có thể thay đổi kiểu chữ để cô không nhận ra đó là lời tâm sự của bạn nào. Thông qua hình thức này, tôi đã thu thập được rất nhiều thông tin mà trò khó nói nhất, thậm chí chưa dám nói với ai mà ngay cả khi trao đổi với phụ huynh, họ cũng rất bất ngờ. 
VD :
 - HS1: Tôi vô cùng khổ sở vì về đến nhà, bố mẹ bắt tôi học quá nhiều, bắt đi học thêm kín cả tuần để thi vào trường Amsterdam. 
 - HS2: Bà và mẹ tôi thường xuyên cãi nhau. Lúc tôi ở bên bà thì bà nói xấu mẹ. Lúc tôi ở bên mẹ thì mẹ nói xấu bà. Tôi rất buồn chán.
 - HS3: Tôi mơ ước đạt giải nhất thi IOE cấp thành phố.
 - HS4:Tôi thích bố mẹ cãi nhau, lúc đó tôi đóng cửa phòng lại chơi điện tử.
 - HS5: Cô ơi, con mong cô hiền đi chút nữa.
 - HS6: Tôi rất thích bạn Trang nhưng Trang quý Bình Minh hơn quý tôi!
 - HS7: Mình rất sợ vì ngực mình sưng lên. Hay mình bị ung thư rồi!!!
 - HS8: Liệu có ngày tận thế không nhỉ? Lúc đó thì mình sẽ thế nào? Huhu!!
Thông qua các ý kiến thầm kín của học sinh, bản thân giáo viên cũng cần phải tự điều chỉnh hành vi của mình. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm tìm cách phân tích giảng giải cho các con những băn khoăn về tâm sinh lý mà các em giấu kín không dám thổ lộ với ai. Những thông tin con viết về phía gia đình, giáo viên sẽ chủ động đóng thành từng tập rồi chuyển cho các bậc cha mẹ đọc trong buổi họp phụ huynh. Từ đó, bố mẹ sẽ hiểu được tâm tư nguyện vọng của lứa tuổi học trò lớp 4 và thông qua lời tâm sự đó có thể phán đoán được lời tâm sự của con mình và cùng giáo viên chủ nhiệm có biện pháp giáo dục phù hợp cho các con.
 Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa; không nên có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em. Ở lứa tuổi này, lòng tự trọng của các em rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm các em chán nản, nhụt chí phấn đấu.
 Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, khen ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình. Tôi cố tìm ra những ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn. 
 Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học sinh, giáo viên cần thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học trò. Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy cô trước sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. “Lớp học thân thiện” chỉ có được khi người thầy có tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình.
 4.2. Xây dựng mối quan hệ bạn bè:
 Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh Tiểu học cũng vậy. Nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu; ngược lại, em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ.
 Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh.Tôi khuyến khích học sinh tự viết ra những điều em chưa đồng ý ‎về việc làm, cách cư xử của lớp trưởng, lớp phó hoặc của một bạn nào đó trong lớp chứ không nói xấu, không xa lánh bạn. Căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là những điều tốt thì tôi đọc cho cả lớp nghe rồi tuyên dương ngay trước lớp. Còn những điều các em phê bình thì tôi phải điều tra nắm rõ đúng hay sai. Sau đó mới góp ý riêng với những học sinh bị bạn phê bình, yêu cầu các em phải xin lỗi bạn và phải sửa chữa.
 4.3. Trang trí lớp học gần gũi với học trò:
 Lớp học thân thiện phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục. Phần trang trí lớp, tôi giao trực tiếp cho từng tổ: mỗi tổ phải tự làm sản phẩm vẽ tranh, viết bài, sáng tác truyện, gấp, cắt dán thủ công phù hợp với từng chủ điểm của tháng. Chính vì vậy, các em luôn coi lớp học là nhà của mình- gần gũi, thân thương.
 4.4. Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh:
 Thích sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi bổ ích là nhu cầu, là sở thích của hầu hết các học sinh Tiểu học. Vì vậy, khi tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em “Học mà chơi, chơi mà học” thông qua các trò chơi Rung chuông vàng, Hái hoa dân chủ, Đuổi hình bắt chữ,... Thông qua sân chơi này, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em.
5. Dạy học sinh học sử dụng Internet đúng cách:
Internet chứa đựng cả thế giới kiến thức rộng lớn và những điều hấp dẫn có thể mở rộng tâm hồn trẻ. Những kiến thức phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ giúp giáo dục và nâng cao kiến thức cho chúng. Vì vậy là một GVCN trong xã hội hiện đại, tôi luôn suy nghĩ là làm thế nào để các em tiếp xúc và sử dụng với internet một cách đúng đắn và an toàn? 
- Dạy các em sử dụng đúng mục tiêu: Giới thiệu và hướng cho học trò niềm say mê một môn học nào đó cần sử dụng máy tính, để các em sử dụng nó vào mục đích học tập của mình. VD các sân chơi trí tuệ như: Violympic Toán, Violympic Toán Tiếng Anh, IOE, Tiếng Anh123, Hellochao, GTTM, Vẽ trên máy tính Có các hình thức khen thưởng cho những học sinh đạt điểm cao ngay trong các vòng tự luyện để thường xuyên cập nhật được kết quả của việc ứng dụng trên internet. GVCN phối hợp với phụ huynh phải hạn chế đến mức tối đa việc các em tiếp xúc với các trò chơi có tính bạo lực hoặc gây kích thích thần kinh. Bên cạnh đó, GVCN cũng yêu cầu các em nộp Thời gian biểu việc sử dụng internet ở nhà có chữ kí của phụ huynh để phụ huynh cùng phối hợp với GVCN quản lí các em chặt chẽ.
- Song hành cùng học trò: Không cần tẩy chay internet. Trò chơi “sạch”, kiến thức “sạch”, những trang web “sạch” là điều mà GVCN, các bậc phụ huynh nên cho con tiếp cận và ngược lại, những trò chơi bạo lực, những kiến thức “dạy dỗ” xấu hay những trang web “đen” là điều mà chúng ta cần giúp trẻ tránh xa.
 Máy tính là một công cụ hỗ trợ học tập, là một phương tiện giải trí hữu ích, nhưng GVCN cũng cần cho các em tham gia vào các hoạt động thể chất khác để rèn luyện sức khỏe và khám phá cuộc sống xung quanh. Tích cực tham gia các hoạt động thể thao của trường như : Bóng chuyền, Bóng đá, Cầu lông, Kéo co, ...
6. Giáo viên chủ nhiệm luôn rèn luyện, tu dưỡng bản thân:
Thứ nhất, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có lòng yêu nghề mến trẻ, phải am hiểu nắm bắt sâu sắc chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước trong thời kì đổi mới, phải có niềm tin ở các em. Chính niềm tin ấy sẽ tiếp thêm nghị lực để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Thứ hai, người giáo viên chủ nhiệm phải có “chữ tín” với phụ huynh và học sinh, phải tôn trọng và yêu mến học sinh. Khi yêu mến và tôn trọng học sinh thì ta mới thực sự cảm hóa được các em, bởi con đường tác động đến tình cảm theo tôi chỉ là con đường tình cảm, chúng ta cho như thế nào thì chúng ta cũng sẽ nhận được những tình cảm như thế ấy.
Thứ ba, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người có chuyên môn vững vàng có tay nghề cao. Có dạy tốt, có kiến thức sâu thì học sinh mới phục và chấp nhận sự giáo dục của mình. Mỗi ngày xung quanh chúng ta có bao nhiêu là kiến thức mới lạ nếu chúng ta không “Học, học nữa, học mãi” thì sẽ không theo kịp, không đáp ứng được yêu cầu của thời đại cũng như của học sinh. 
 7. Kết quả đạt được: 
Qua dạy thực nghiệm, tôi thấy học sinh tích cực học tập, xây dựng được mối đoàn kết gắn bó trong tập thể. Kết quả đến nay đã đạt được như s

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem cong tac chu nhiem giai cap thanh pho_12214575.doc