Trong quá trình dạy học và quản lí học sinh nhiều giáo viên có tâm huyết nghề nghiệp, họ đã đầu tư suy nghĩ, tìm tòi nhiều biện pháp để nâng cao giảng dạy và giáo dục. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có giá trị và áp dụng có hiệu quả. Bản thân tôi là một giáo viên luôn có tinh thần học tập và hết lòng, hết sức vì học sinh thân yêu, vì sự nghiệp trồng người. Trong quá trình dạy học và quản lí học sinh nội trú tôi luôn tìm tòi, áp dụng các phương pháp giáo dục và đã áp dụng có hiệu quả.
Qua quá trình giảng dạy trên lớp và quản lí học sinh, tôi nhận thấy càng ngày có nhiều học sinh không thích học những môn khoa học xã hội, vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả làm bài và chất lượng học tập của học sinh đồng thời chúng ta nhận thấy rõ những đức tính yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cái đẹp của các em giảm mạnh trong thời đại khoa học công nghệ thông tin với các môn khoa học tự nhiên đang thịnh hành.
Để đóng góp kinh nghiệm của bản thân, đồng thời tạo cơ hội để học hỏi đồng nghiệp qua góp ý. Tôi mạnh dạn viết sáng kiens kinh nghiêm ứng dung trong công tác giảng dạy học sinh ở trường Dân tộc nôi trú, tên đề tài “Sử dụng tranh minh họa vào các bài dạy văn bản nhằm phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh ».
MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ trang 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .. trang 3 Cơ sở lí luận trang 3 Thực trang .. trang 4 Các biện pháp tiến hành trang 5 Các quy trình tìm hiểu để tạo ra sáng kiến trang 5 Các giải pháp thay thế trang 6 Kết quả đạt được trang 9 Tiểu kết trang 10 KẾT LUẬN . trang 11 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình dạy học và quản lí học sinh nhiều giáo viên có tâm huyết nghề nghiệp, họ đã đầu tư suy nghĩ, tìm tòi nhiều biện pháp để nâng cao giảng dạy và giáo dục. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có giá trị và áp dụng có hiệu quả. Bản thân tôi là một giáo viên luôn có tinh thần học tập và hết lòng, hết sức vì học sinh thân yêu, vì sự nghiệp trồng người. Trong quá trình dạy học và quản lí học sinh nội trú tôi luôn tìm tòi, áp dụng các phương pháp giáo dục và đã áp dụng có hiệu quả. Qua quá trình giảng dạy trên lớp và quản lí học sinh, tôi nhận thấy càng ngày có nhiều học sinh không thích học những môn khoa học xã hội, vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả làm bài và chất lượng học tập của học sinh đồng thời chúng ta nhận thấy rõ những đức tính yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cái đẹp của các em giảm mạnh trong thời đại khoa học công nghệ thông tin với các môn khoa học tự nhiên đang thịnh hành. Để đóng góp kinh nghiệm của bản thân, đồng thời tạo cơ hội để học hỏi đồng nghiệp qua góp ý. Tôi mạnh dạn viết sáng kiens kinh nghiêm ứng dung trong công tác giảng dạy học sinh ở trường Dân tộc nôi trú, tên đề tài “Sử dụng tranh minh họa vào các bài dạy văn bản nhằm phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh ». Trong khi viết sang kiến kinh nghiệm này không tránh khỏi những sai sót, rất mong đồng nghiệp góp ý. Xin chân thành cảm ơn! II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Cơ sở lí luận của vấn đề: Nhiệm vụ của người giáo viên là giảng dạy và giáo dục. Vậy giáo dục là gì? Nhiệm vụ như thế nào? Giảng dạy và giáo dục là hình thành và rèn luyện cho học sinh có năng lực và phẩm chất trí tuệ về các lĩnh vực khoa học, các kĩ năng, kĩ xảo, hình thành nhân cách, phẩm chất và phẩm chất đạo đức lối sống cho học sinh trong một quá trình nhất định và dần dần hoàn thiện mình. Có thể hiểu nôm na rằng: Giảng dạy là đưa đến những tri thức khoa học cho học sinh còn giáo dục là rèn luyện nhân cách, đạo đức cho người học. Cả hai đều hướng đến một mục tiêu là làm hoàn thiện một con người vừa có đức vừa có tài. Trong hệ thống giáo dục có rất nhiều lĩnh vực: - Giáo dục trí tuệ. - Giáo dục đạo đức và ý thức công dân. - Giáo dục lao động và hướng nghiệp. - Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng. - Giáo dục thẩm mỹ. Trong đó, giáo dục đạo đức và giáo dục thẩm mĩ là điều cốt lõi để hình thầm nhân cách cho học sinh mà chúng ta thường gọi: Giáo dục trong dạy học. Điều đó có nghĩa rằng: Giáo dục trong dạy học phản ánh sự thống nhất giữa việc trang bị kiến thức và giáo dục nhân cách giữa “dạy chữ và dạy người”. Có như vậy trong tương lai học sinh mới trở thành những công dân vừa có đức và có tài, vừa có tri thức và có tay nghề, vừa năng động, sáng tạo vừa cẩn cù, tỉ mĩ thích ứng trong nhịp sống của xã hội hiện đại. Trong các vấn đề và nhiệm vụ ấy, môn ngữ văn đặc biệt là các tiết dạy văn bản cần phải hình thành cho học sinh những đức tính cần thiết. Muốn vậy nó đòi hỏi giáo viên đứng lớp phải làm tốt công việc giảng dạy và giáo dục. Giảng dạy những tri thức của nhân loại, giáo dục cái “chân – thiện – mĩ”. Bên cạnh đó, thực hiện theo nhiệm vụ giảng dạy mới với phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, phát triển năng lực cho học sinh. Học sinh tiếp thu tri thức thông qua sự định hướng của giáo viên từ đó hình thành năng lực. Ngày nay, công nghệ dạy học hiện đại: máy chiếu, máy in màu cở lớn là một điều kiện thuận lợi cho giáo viên trình chiếu hoặc sử dụng tranh ảnh để dạy học các hình ảnh minh họa, học sinh có điều kiện tiếp thu văn bản qua các hình ảnh minh họa. Bởi lẽ, giữa văn bản, hình ảnh minh họa và học sinh có mối quan hệ chặc chẽ qua lại, thống nhất và hoàn chỉnh: Học sinh là người khám phá, tìm hiểu; văn bản là cánh cửa còn phương tiện tranh ảnh là chìa khóa để mở cánh cửa ấy. Muốn làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có lòng kiên trì, yêu nghề và có tâm huyết với việc làm của mình nhất là sưu tầm tìm hiểu các loại tranh ảnh trong từng tiết dạy. Thực trạng của vấn đề: Trong thời đại ngày nay, nhiều học sinh không thích học các môn khoa học xã hội (Ngữ văn, lịch sử) một trong những lí do đó là do các tiết dạy ngữ văn khô khan, nhàm chán không lôi cuốn học sinh tham gia. Bằng chứng khá rõ là rất ít học sinh chọn môn thi tuyển vào đại học các khối C, D, nhiều năm liền tỉ lệ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn ngữ văn thấp so với các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta vẫn nhìn thấy nhiều bài dự thi tốt nghiệp của học sinh với nét chữ không ra chữ, nghĩa không ra nghĩa. Nhiều người thi trược đại học và có kết quả học tập không cao một phần là do coi nhẹ môn ngữ văn. Đối với một trường THCS việc bồi dưỡng cho học sinh học môn ngữ văn, trong đó phân môn văn học (văn bản) vô cùng quan trọng. Vì đây là điều kiện cần thiết để các em có tư duy, phong cách viết, trình bày bài cho các môn học khác. Tôi là một giáo viên đang giảng dạy ở trường Dân tộc nội trú và là một giáo viên môn ngữ văn, vấn đề trên càng làm cho tôi phải suy nghĩ khi các bài viết của học sinh ngày càng yếu. Đặt thù của bộ môn ngữ văn trọng tâm là dạy cho các em học sinh tính: Chân, thiện, mỹ. Những hình ảnh minh họa sinh động, hấp dẫn sẽ lôi cuốn học sinh và bài học nhiều hơn. Trường Dân tộc nội trú là trường chuyên biệt, học sinh là những con em người đồng bào thiểu số đời sống vốn dĩ rất khó khăn, các em thiếu phương tiện nghe nhìn, các em không có điều kiện đi du lịch để biết đây biết đó. Ví dụ như biển, thành phố đông dân chẳng hạn. Trong những năm qua, tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn ngữ văn ở trường THCS DTNT Tây Trà. Bản thân tôi luôn cố gắng phát huy tính tự giác, tích cực ở học sinh theo tinh thần đổi mới. Một phương pháp mà tôi đang sử dụng hiệu quả, đó là tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học trong các tiết văn bản trong chương trình ngữ văn THCS. Với tinh thần bám sát sách giáo khoa, lấy sách giáo khoa là phương tiện dạy học cơ bản, tôi đã cố gắng phát huy phương tiện tranh ảnh vào các bài giảng của mình. Đặc biệt, là việc tận dụng máy chiếu của trường kết hợp với công nghệ in màu cở lớn hiện đại, hoặc đôi khi tôi tự vẽ những bức tranh đẹp phù hợp với bài dạy bằng sự cố gắng của mình. Trước những hiện trạng như vậy, bản thân tôi luôn mong muốn tìm tòi để tạo ra một sự chuyển biến nào đó, tôi đã sử dụng tối đa hình ảnh minh họa vào bài dạy văn bản của mình. Với những bước khởi đầu thành công, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng tranh minh họa vào dạy các tiết văn bản” Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề Các quy trình tìm hiểu để tạo ra đề tài nghiên cứu: 3.1.1 Mục đích: Thực hiện theo công văn4734 ngày 29/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ năm học 2014-2015 về định hướng phát triển năng lục cho học sinh theo nhu cầu phát triển của xã hội. Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của Bộ trưởng Bộ giáo dục, trong đó chú trọng đặc biệt về các kĩ năng và yêu cầu giáo dục có chất lượng. Nâng cao tinh thần tự giác học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Học sinh có điều kiện hiểu biết hơn về quê hương đất nước, cảnh đẹp và những điều mới lạ mà các em chưa bao giờ được thấy. 3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu: Giáo viên nào thương yêu, quan tâm và nhiệt tình với sự nghiệp “trồng người” thì giáo viên đó làm tốt công tác giảng dạy và giáo dục. Học sinh có tinh thần học tập cao, chú ý nghe giảng và tham gia xây dựng bài sôi nổi. Đề tài có thể áp dụng rộng rải cho tất cả các trường 3.1.3Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Học sinh ở nội trú của trường THCS Dân tộc nội trú. Sưu tầm và nghiên cứu tài liệu chuyên môn. Trao đổi kinh nghiệm của đồng nghiệp. 3.1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu nguyên nhân của các em học sinh không thích học môn ngữ văn. Đề ra biện pháp, lập kế hoạch, xây dựng chương trình phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và tính cách của dân tộc bản địa khi tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của các em học sinh dân tộc thiểu số. Tổ chức và hướng dẫn các em thực hiện và thống kê số liệu cụ thể. 3.1.5 Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện được nhiệm vụ trên, bản thân tôi đã trải qua nhiều năm hoạt động phong trào, tham gia nhiều các hoạt động ngoại khóa, mỗi năm chắc lọc một ít kinh nghiệm. Đặc biệt, trong 3 năm qua, tôi đã công tác tại trường nội trú, trong quá trình dạy học trên lớp, quản lí học sinh và học hỏi đồng nghiệp, với các phương pháp: Điều tra. Đàm thoại. Thực nghiệm. Sưu tầm. Giao nhiệm vụ. Phân tích và tổng hợp 3.2 Giải pháp thay thế: 3.2.1 Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường: Đây là vấn đề quan trọng để thực hiện được vần đề này, vì để có nguốn tranh ảnh phong phú, tiết kiệm chi phí cho mỗi tiết dạy cần có máy chiếu. Máy chiếu là phương tiện để truyền tải hình ảnh cho học sinh nhanh nhất, tiết kiệm nhất và hiệu quả nhất. Tận dụng tối đa phòng thiết bị bộ môn của nhà trường, trong đó có rất nhiều loại tranh ảnh môn ngữ văn do Bộ giáo dục và đào tạo cấp. 3.2.2 Giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo: Để tiết dạy đạt được các mục tieu kiến thức đưa ra, đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo. Đối với việc sử dụng tranh ảnh minh họa, giáo viên thống kê xem trong phòng bộ môn trường mình có những hành ảnh minh họa đó không, trong sách giáo khoa có hình vẽ đó không. Nếu có thì giáo viên sử dung, còn không thì phải sưu tầm bằng nhiều cách. Một là, lên mạng tìm tranh. Đây là thao tác dể làm nhất vì hiện nay hầu hết các trường điều có mạng internet và giáo viên gần như ai cũng có laptop. Tìm hình ảnh phù hợp xong, sử lí lại theo đúng nội dung bài dạy và trình chiếu cho học sinh. Hai là, tìm những hình ảnh tương tự để phô tô hoặc in màu khổ lớn. Việc làm này cũng nhanh chóng nhưng lại tốn kém. Nếu tiết văn bản nào giáo viên cũng sử dụng loại phương tiện này thì ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế bản thân. Ba là, sử dụng năng khiếu của bản thân, có nghĩa là tự vẽ trên giáy khổ to: Rôki, A0 Còn không có năng khiếu vẽ, giáo viên có thể nhờ đồng nghiệp 3.2.3 Sử dụng tranh minh hoạ cho phù hợp nội dung bài học: Giả sử phải vẽ thêm tranh minh họa cho bài dạy, giáo viên cần phải chú ý đến nội dung cho phù hợp. Tránh tình trạng tranh không đúng với chủ đề bài dạy, gây cho học sinh có suy nghĩ tản mạn hoặc làm cho học sinh khó hiểu hoặc hiểu sai vấn đề. Ví dụ: Khi dạy bài “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh ở ngữ văn 8, có rất nhiều giáo viên lại đưa ra hình ảnh minh họa là cảnh biển và chỉ đó là quê của nhà thơ Tế Hanh. Đó là những hình ảnh minh họa sai hoàn toàn. Vì quê hương của Tế Hanh không có biển. Nơi ông sinh ra là ở xã Bình Dương, một vùng đất được bao quanh bởi con sông Trà Bồng và “cách biển nữa ngày sông”. Nếu giáo viên đưa ra những hình ảnh như vậy vô hình chung ta đã cho học sinh tìm hiểu sai nội dung bài học Một ví dụ nữ là, có nhiều giáo viên khi dạy bài “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt - Ngữ văn 9 tập 1, khi đưa ra hình ảnh minh hoạ về: “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi” Lại đưa hình ảnh cảnh giặc đốt ngôi nhà là bọn lính Mĩ, thì sai hoàn toàn, vì thời điểm tác giả đang nói là cuộc chiến tranh Ất Dậu, khi ấy chúng ta đang chống Pháp xâm lược. Nếu cho học sinh xem hình ảnh ấy, có nghĩa là ta cung cấp sai về thời điểm sang tác của bài thơ 3.2.4 Cần sử dụng tranh đúng lúc, đúng thời điểm: Việc sử dụng tranh cần phải kết hợp với hệ thống câu hỏi. Giáo viên có thể đưa tranh ra ngay từ đầu bài giảng để tạo tâm thế phấn khởi, tò mò cho học sinh. Trong quá trình phân tích văn bản cần đưa tranh minh họa bổ sung để khắc sâu kiến thức. Chú ý là không nên đưa ra liên tục làm cho học sinh tản mạn, không chú ý vào bài mà chỉ chú ý về những bức tranh. Khi đưa tranh ra khai thác xong là phải cất ngay. Ví dụ: khi dạy bài “Thạch Sanh” ngữ văn 6 tôi phóng to 3 bức tranh trong sách giáo khoa. Khi bước vào phân tích văn bản tôi cho học sinh quan sát bức tranh đầu tiên cảnh Thạch Sanh chặc đầu chằn tinh. Và khắc sau vào kiến thức bài học đoạn 2: Thạc Sanh giết chằn tinh để trừ hại cho dân. Sau đó, lần lược mỗi đoạn là một bức tranh cho đến kết thúc câu chuyện Thạch Sanh đánh thắng 18 xứ quân lên làm vua. 3.2.5 Sử dụng tranh minh hoạ cần chú ý đến phát triển năng lực cho học sinh: Sử dụng tranh minh hoạ trong tiết học không nhằm mục đích giúp học sinh nắm bắt nội dung bài học, mà nó còn có ý nghĩa hơn khi giáo viên đưa ra các hình ảnh tương tự trong đời sống xung quanh, trong mối quan hệ với quê hương, địa phương mình, từ đó học sinh sẽ hình thành năng lực tiếp cận văn bản, bài học thực tế, liên hệ với địa phương mình, các em sẽ rút ra những bài học mang ý nghĩa gần gũi cho bản thân và có những kĩ năng, tình cảm sâu sắc hơn. Ví dụ, khi dạy bài: “Bếp lửa” của nhà thơ bằng Việt - ngữ văn 9 để rèn luyện năng lực cho học sinh, ngoài những hình ảnh tôi đưa ra trong quá trình giúp học sinh nắm nội dung chính, tôi còn đưa ra những hình ảnh về những người bà khác, trong mỗi thời kì để cho học sinh cảm nhận và suy nghĩ về tình cảm của người bà và tình cảm của mình đối với bà của mình. Tôi xin minh hoạ một hoạt động IV là hoạt động Ứng dụng như sau: IV. Hoạt động ứng dụng: Hãy xem các hình ảnh sau và nêu suy nghĩ của em về người bà của mình? Kết quả đạt được: Từ những cơ sở lí luận, những thực trạng vẫn còn tồn tại trong đơn vị cũng như tìm ra các giải pháp thay thế, sau nhiều năm tìm hiểu, nghiên cứu, thực hiện vấn đề này, chúng tôi đã đạt được kết quả theo những mục đích đề ra như sau: 4.1 Tình trạng học sinh học yếu môn ngữ văn đã giảm: Càng nhiều học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện và đạt giải cao. Tt Thi cấp huyện Số học sinh tham gia Số học sinh đạt Ghi chú 1 2011- 2012 7 7 2 2012-2013 6 6 3 2013-2014 6 5 4 2014-2015 5 4 4.2 Quá trình rèn luyện đạo đức và xét hạnh kiểm cuối năm của học sinh ngày càng có nhiều học sinh có hạnh kiểm tốt. Chất lượng môn ngữ văn của học sinh ngày càng đi lên: liên tục có nhiều học sinh khá, giỏi chiếm tỉ lệ cao, bài văn trôi chảy, trình bày mạch lạc, bố cục rõ ràng hơn, nhìn vào tất cả các bài làm giáo viên chấm bài thấy đẹp và ưa thích. Kết quả thống kê điểm trung bình môn ngữ văn khối 7, 9 năm học 2012-2013 cụ thể như sau: Lớp Học kì Giỏi Khá T.bình Yếu Sỉ số học sinh 7A Học kì I 2 12 14 4 32 Học kì II 3 23 3 2 31 7B Học kì I 2 10 16 4 30 Học kì II 4 13 8 3 28 9 Học kì I 2 20 12 1 35 Học kì II 4 22 9 0 35 Tiểu kết: Thực trạng đã trình bày ở trên diễn ra ở hầu hết các trường trong tỉnh ta nói riêng và toàn quốc nói chung, mỗi đơn vị có một giải pháp riêng để giải quyết vấn đề đó. Riêng bản thân, tôi tìm hiểu thực trạng, nghiên cứu các vấn đề qua các cơ sở lí luận đã giải quyết thực trạng trên bằng việc đưa hình ảnh minh họa sinh động vào các tiết dạy ngữ văn ở bậc THCS. III. KẾT LUẬN: Thực hiện đẩy mạnh phương pháp dạy học mới vào trong giáo dục là nhiệm vụ quan trọng hiện nay trong các trường học. Sử dụng tranh ảnh minh họa vào trong các tiết dạy văn bản là việc làm thiết thực hiệu quả trong việc giáo dục và sinh hoạt học tập của học sinh Như chúng ta đã biết, hoạt động vui chơi tập thể là món ăn tinh thần bổ ích cho mỗi con người, nhất là những người hoạt động trí óc. Học sinh cũng vậy, lứa tuổi của học và chơi, chúng ta phải thực hiện song song như vậy tạo cho các em có sự hứng thú cao trong học tập. Trong thời gian thực hiện sáng kiến này, bản thân tôi cũng đã học tập và rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu trong cuộc đời giáo viên của mình và hiểu được các em nhiều hơn. Tôi nghĩ rằng, tổ chức chương trình này cho học sinh ở trường Nội trú sẽ đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất và tăng thêm mối qua hệ thân thiện giữa thầy với thầy, trò với thầy và trò với trò. Chúng tôi nghĩ rằng mô hình này sẽ thành công về ý nghĩa cũng như mục đích đề ra và được áp dụng rộng rãi cho các đơn vị khác. - Tạo điều kiệm về cơ sở vật chất để giáo viên thực hiện các hoạt động chuyên môn cũng như các hoạt động khác. - Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn chuyên đề, tham quan, giao lưu học tập các đơn vị trường tiên tiến, điển hình trong tỉnh. - Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên kịp thời các giáo viên có thành tích trong công tác. - Hỗ trợ, bồi dưỡng kinh phí và mua thêm các hình ảnh minh hoạ phục vụ cho các tiết dạy của giáo viên theo quy định tài chính của nhà trường. Trên đây là sáng kiến kinh nghiêm: “Sử dụng hình ảnh minh họa dạy các tiết văn bản nhằm phát triểm năng lực cảm thụ văn học cho học sinh”. Sáng kiến này đã được chúng tôi thực hiện trong nhiều năm học qua bước đầu đã đem lại thành công nhất định. Là một giáo viên say mê với công việc trồng người, khi nhìn thấy các em học sinh mình ngày càng tiến bộ tôi vô cùng hạnh phúc. Xin chia sẽ sáng kiến này cho các đồng nghiệp, mong rằng được sự đóng góp, đánh giá khách quan của các cấp, các đồng nghiệp để mô hình hoàn thiện và thành công hơn. Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn! Người thực hiện Huỳnh Tấn Khiêm
Tài liệu đính kèm: